Ý nghĩa cuốn sách Trên đường băng

“Trên đường băng” là một cuốn sách nổi tiếng của tác giả Tony Buổi Sáng. Cuốn sách này vừa dạy ta cách học, cách làm và cả cách sống, cách làm người. Tony Buổi Sáng đã đề cập đến những khó khăn về cuộc cống, về quá trình khởi nghiệp. Sau đó tác giả đưa ra kinh nghiệm sống của bản thân, cổ vũ tinh thần cho mỗi con người. Có thể coi đây là cuốn sách truyền cảm hứng bậc nhất cho giới trẻ, cho thanh niên thời đại. Đây là cuốn sách thuộc top các cuốn sách bán chạy và đã bán ra hơn 300.000 bản.

Ý nghĩa cuốn sách Trên đường băng
Trên đường băng – Tony Buổi Sáng là cuốn sách cổ vũ tinh thần khám phá học hỏi, nghĩ lớn làm lớn. Đồng thời cũng phê phán những thói quen, tư tưởng tiểu nông, lạc hậu khuyến khích ta thay đổi, sống đẹp hơn.

“Trên Đường Băng – Tony Buổi Sáng” là tác phẩm thứ 2 của tác giả Tony Buổi Sáng. Tác phẩm này được xuất bản lần đầu vào năm 2015. Cuốn sách này là bản tổng hợp những bài viết hay đã được đăng trên fanpage Tony Buổi Sáng. Những câu chuyện của Tony rất sinh động, thiết thực và hài hước. Nó xuất phát từ cái tâm trong sáng của một người từng trải và đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Cuốn sách nói về cách ứng phó với những thử thách, khó khăn khi đi làm. Thái độ với công việc học, mở rộng kiến thức. Cách sống nghĩa tình, văn minh, lịch sự. Với văn phong phóng khoáng, lại có nét trào phúng và rất gần gũi với đời thường, cuốn sách đã truyền cảm hứng cho giới trẻ sống hết mình, trọn vẹn từng giây phút.

Mục lục

Thông tin cơ bản về cuốn sách “Trên đường băng – Tony Buổi Sáng” là một cuốn sách rất hay và ý nghĩa. Nó tạo nhiều động lực và truyền cảm hứng rất tốt cho giới trẻ hiện nay. Trên đây là một góc nhìn về những giá trị tích cực mà cuốn sách “Trên đường băng – Tony Buổi Sáng” mang lại cho người đọc. Hy vọng mọi người cùng đón đọc và góp thêm nhiều ý kiến khác mà bạn rút ra được từ cuốn sách bổ ích này.

Trong số các tác giả viết sách nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, có lẽ không thể không kể đến tác giả có bút danh thú vị: Tony Buổi Sáng. Anh là một tác giả ẩn danh, có hàng ngàn lượt các bạn trẻ theo dõi, hâm mộ. Hai cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất của anh là “Cà phê cùng Tony” và “Trên đường băng”, trong đó cuốn sách “Trên đường băng” đã bán được hơn 400.000 bản.

Cuốn sách do nhà xuất bản trẻ phát hành là tập hợp những bài viết trên Facebook của Tony Buổi Sáng - “dượng Tony” đã chia sẻ rất chân thực, dân dã và mộc mạc những kinh nghiệm sống vốn có của mình bằng giọng văn dí dỏm, đậm chất người Nam Bộ. Khác với tiêu chuẩn chung của một tập tản văn thông thường, thứ tự các câu chuyện, bài viết được dượng Tony sắp xếp trong cuốn sách có chọn lọc với chủ đích cụ thể nhằm chuẩn bị về tinh thần, kiến thức và kỹ năng cho các bạn trẻ có hành trang “cất cánh” thực hiện ước mơ và mục tiêu cuộc đời mình. Với độ dài 300 trang chia 3 phần:

          Phần 1: Packing checklish “Chuẩn bị hành trang”

          Phần 2: In the departure lounge “Trong phòng chờ sân bay”

          Phần 3: Boarding “Lên máy bay”

Ở mỗi phần, tác giả chia sẻ nhiều câu chuyện tế nhị nhưng sâu sắc với thông điệp giúp mọi người, đặc biệt là các bạn thanh niên, học sinh, sinh viên chuẩn bị tốt mọi hành trang để đạt được thành công khi cất cánh trên đường băng cuộc đời của mỗi người.

Trong câu chuyện “Chuyện ở Trung Đông”, tác giả chia sẻ: Trên các chuyến bay của Trung Đông, tiếp viên đủ thành phần quốc tịch, phi công cũng vậy, chỉ có máy bay, sân bay, tiền lãi…là của các ông chủ Ả Rập. Vi họ đào tạo dân họ với thói quen “cho việc” tức là quản lý và kiếm tiền. Từ bé, học sinh đã được thầy cô dạy là lớn lên hãy làm ông chủ.

          Đến câu chuyện “Tư duy tích cực”, tác giả viết: Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình, dù ngày mai trời có sập.

          Theo tác giả, mỗi người trong chúng ta cần phải có sứ mạng cả cuộc đời - the misson of life. Tác giả chia sẻ điều này qua câu chuyện “Thiết kế cuộc đời” để nhắn nhủ với các bạn trẻ rằng: Mỗi con người chỉ thấy hạnh phúc khi đã hoàn thành sứ mạng của cuộc đời. Nếu bạn chọn sứ mạng mình là giáo dục, bạn đừng nghe theo người khác mà đi buôn bán, vì dù có nhiều tiền, mình vẫn cảm giác cuộc đời chẳng ý nghĩa gì. Bạn chỉ hạnh phúc khi thấy học trò mình thành đạt, biển rộng trời cao vẫy vùng. Nếu bạn chọn sứ mạng là thầy thuốc thì cố gắng học bác sĩ, lên chuyên khoa cấp 1, cấp 2, tu nghiệp nước ngoài rồi về nước tham gia các chương trình giúp đỡ bệnh nhân nghèo, vùng sâu vùng xa, có thể mở phòng khám tư nhưng không được xem lợi nhuận là mục đích duy nhất. Cần phải xác định sứ mệnh càng sớm càng tốt, không vội vã, cũng không phải theo trào lưu, tùy hứng, mau thay đổi.

          Hiện nay, Hàn Quốc được xem là quốc gia phát triển hàng đầu châu Á và trở thành nền kinh tế xếp top 10 của thế giới. Cụm từ “kỳ tích sông Hàn” nói về những nỗ lực phi thường của cả dân tộc Hàn Quốc để vươn mình “hóa rồng” đã trở thành niềm thán phục của toàn thế giới. Trong câu chuyện “Lần đầu đến Seoul”, tác giả đã chia sẻ thêm về những cách thức mà người Hàn đã thực hiện để vươn tới thành công. Thập niên 60, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất châu Á, suốt ngày chỉ nghĩ đến miếng ăn nên họ ăn cả thịt chó. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách tham khảo sách giáo khoa của nhiều nước, đặc biệt là của người Nhật. Họ cũng lùng sục các thiết bị, sản phẩm của Nhật hay Âu Mỹ về, lục tung nghiên cứu để sản xuất y chang cho bằng được, nhưng phải bền hơn, rẻ hơn. Nhiều thanh niên tốt nghiệp hạng ưu ở các trường top đầu thế giới vẫn từ bỏ các vị trí cấp cao đáng mơ ước trong các tòa nhà ở New York, London để trở về Hàn Quốc, đi lính hai năm rồi đi làm, dù đất nước còn chiến tranh. Thời tiết rất khắc nghiệt, nhưng người Hàn làm việc, học tập, rèn luyện ngày đêm. Trên truyền hình lúc ấy chỉ có vẻn vẹn hai chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”. Đúng 20 năm sau, khi Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy “kỳ tích sông Hàn” vĩ đại đến vậy. Công nghiệp ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hóa chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo…bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó dù dân số chỉ bằng 1/3. Đến bây giờ, người Hàn Quốc dù là dân thường hay sếp lớn, mọi thứ họ dùng đều phải là Made in Korea. Cải cách giáo dục với tư duy làm chủ đã giúp đất nước Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, thu hút lao động từ nhiều nước trên thế giới.

Những câu chuyện mà tác giả đã chia sẻ trong quyển sách “Trên đường băng” rất hữu ích, đặc biệt là đối với các bạn trẻ đang cần định hướng để cất cánh bay cao trên đường băng cuộc đời, trở thành người có ích, hoàn thành “sứ mạng của cuộc đời”.