3 tuần rượu là bao lâu

Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Mức phạt thấp nhất là 200.000 đồng.

Với nồng độ cồn từ 0-0,24 mg/lít khí thở, người điều khiển xe sẽ bắt đầu bị phạt tiền và giữ giấy phép lái xe. Mức xử phạt cao nhất [khi nồng độ cồn trên 0,4 mg/lít khí thở] đối với người điều khiển xe ô tô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400.000-600.000 đồng.

Trước quy định mới, nhiều người thắc mắc sau khi uống rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu, người uống có thể tiếp tục tham gia giao thông mà không bị phạt.

Trên mạng xã hội, các quý ông chia sẻ liên tục thông tin về việc bao lâu sau khi uống rượu bia thì được lái xe như sau: Sau khi uống rượu, bia bao lâu thì lái xe?

Kể từ 1.1.2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn, mức xử phạt sẽ rất nặng. Vậy, sau khi uống rượu, bia bao lâu thì bạn có thể lái xe? Điều này phụ thuộc nhiều vào lượng rượu, bia mà bạn uống, tuy nhiên một số thông tin bạn có thể lưu ý:

- Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.

- Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.

- Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, vì vậy, 24h sau khi uống bạn vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt. Trường hợp người nào bị tai nạn giao thông thì khi vào viện, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.

Như vậy, ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe”.

Kiểm tra nồng độ cồn tài xế lái xe           Ảnh Tuấn Vũ

Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế [Bộ Y tế], trong Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia không hề có thông tin này.

Tiếp đến, không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể. Quá trình này phụ thuộc vào lượng rượu, bia người đó uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân. Từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.

Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì thông thường sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.

Do đó, nếu một người khỏe mạnh, không có bệnh gì thì khi uống 1 đơn vị cơ thể phải mất từ 2-3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể.

Với những người có chức năng gan suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì sẽ mất thời gian lâu hơn.

Một đơn vị cồn tương đương với 2/3 chai, lon bia 330 ml [5%]; một ly rượu vang 100 ml [13,5%]; một cốc bia hơi 330 ml hoặc một chén rượu mạnh 30 ml [40%].

"Tốt nhất là không nên uống rượu bia. Nếu có uống, bạn nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 5 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 4 giờ mới có thể lái được xe"- Bà Trang nói.

Viện Chiến lược và Chính sách y tế chỉ rõ, rượu, bia là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tai nạn giao thông ở nam giới trong độ tuổi từ 15 - 49 ở nước ta. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 15.000 người tử vong do tai nạn giao thông, trong đó khoảng 4.800 người liên quan đến rượu, bia.

Còn thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam ước tính chiếm hơn 36% ở nam giới và gần 1% ở nữ giới và khoảng 70% số vụ phạm pháp hình sự có nguyên nhân xuất phát từ sử dụng rượu, bia ở nhóm dưới 30 tuổi.

Về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nêu rõ, ethanol hay rượu thông thường cơ bản là 1 chất độc. Ethanol hay rượu gây tổn thương não, đặc biệt là hệ thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, đối với người trẻ, nếu uống với lượng lớn, lạm dụng thì sẽ rất dễ bị ngộ độc.

BS Nguyên cho rằng, thời gian từ lúc uống rượu đến khi có xét nghiệm âm tính [không còn nồng độ cồn trong máu, hơi thở] khi kiểm tra thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: lượng rượu, nồng độ rượu, thời gian uống kéo dài, uống lúc đói... Ngoài ra, còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý, bởi có người uống từ tối hôm trước nhưng sáng hôm sau nồng độ cồn trong máu, trong hơi thở vẫn còn.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh, bác sĩ Nguyên khuyến cáo, người dân không nên sử dụng rượu bia, hạn chế tối đa số lần uống rượu, bia cũng như lượng rượu mỗi lần sử dụng.

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng khuyến cáo không có một tiêu chuẩn cho mức độ tiêu thụ cồn bao nhiêu là có hại. Lý do là nguy cơ và hậu quả do sử dụng rượu bia khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống rượu bia khác nhau.Các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định. Theo nghiên cứu công bố trong Báo cáo về sử dụng rượu bia tại Cộng đồng Châu Âu năm 2012, nguy cơ tử vong do bệnh tật và tai nạn thương tích tăng lên đáng kể nếu một người uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn trong một ngày và nguy cơ tử vong tăng tương quan với mức độ uống.

Cơ quan y tế của Anh khuyến cáo để phòng chống tác hại do rượu bia gây ra, nam giới không nên uống quá 14 đơn vị trong một tuần.


Theo thống kê, một người bình thường có thu nhập trung bình tiêu thụ khoảng 9,5 lít rượu mỗi năm. Sở dĩ gọi “người bình thường” vì họ không phải đối tượng nghiện rượu. Họ chỉ thỉnh thoảng uống một vài ly khi có dịp tụ tập với bạn bè, người thân, hoặc đơn giản uống chút vang trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon.

Vậy, nếu bạn thuộc nhóm “người bình thường” này, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ rượu trong 28 ngày? Có thể bạn không nhận thấy, nhưng rượu có tác động khá lớn đến sức khỏe và ngoại hình của bạn. Cho nên khi bạn “cai rượu” trong một khoảng thời gian đủ dài, sự thay đổi về ngoại hình và sức khỏe là điều hiển nhiên. Giờ thì hãy xem sự thay đổi ấy diễn ra như thế nào qua từng tuần nhé!

Tuần 1

Cảm giác thèm ăn tăng rõ rệt. Bạn có thừa nhận uống rượu trong lúc ăn thường khiến mình “giảm năng suất”, bởi lẽ dạ dày luôn trong cảm giác lưng lửng bởi thức uống có cồn? Thế thì khi ngưng uống rượu, đương nhiên bạn sẽ cảm thấy “thiếu thiếu gì đó”, dẫn tới ăn nhiều hơn.

Ăn nhiều đi kèm với tăng cân. Vì thế, bạn cần học cách kiểm soát cơn thèm ăn sau khi bỏ rượu. Cách tốt nhất là thay thế thực phẩm, nhất là đồ chiên xào, dầu mỡ, tinh bột xấu… bằng trái cây và nước ép hoa quả.

Cơn thèm ăn vặt [đặc biệt là đồ ngọt] cũng tăng. Rượu, đặc biệt là các loại rượu ngọt, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Giờ đây khi bạn ngưng uống rượu, lượng đường sẽ trở về trạng thái ổn định, tạo cho bạn cơn thèm ăn đồ ngọt.

Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng những loại thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn vặt, chẳng hạn như trái cây ít đường [táo, quýt, bưởi…], ngũ cốc nguyên hạt, các lại hạt… Chỉ cần kiểm soát được cơn thèm ăn này từ 3–4 ngày, bạn sẽ trở về trạng thái như người bình thường, không bị đồ ngọt “quyến rũ” nữa.

Thật khó để có được giấc ngủ chất lượng trong vòng một tuần sau khi bỏ rượu. Với những người đã quen uống một ly rượu với mục đích “ru ngủ”, tình trạng này càng rõ ràng hơn.

Bạn hãy làm quen với việc không có rượu bầu bạn trước khi lên giường. Bởi lẽ, dù rượu có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn nhưng sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Kết quả là bạn ngủ không sâu, thậm chí đôi lúc gặp ác mộng.

Một số người có thể bị đau đầu – tín hiệu này báo hiệu sự thay đổi lớn trong cơ thể khi bạn cai rượu. Đây là tác dụng phụ từ lần uống rượu cuối cùng và sẽ nhanh chóng mất đi, lâu hay mau tùy thuộc lượng rượu bạn uống.

Cách khắc phục duy nhất là làm dịu cơn đau đầu bằng việc xông tinh dầu hoa nhài, oải hương hay bất cứ mùi nào bạn thích, sau đó xoa bóp huyệt thái dương thật nhẹ nhàng.

Tuần 2

Gan bắt đầu hồi phục. Khi bạn uống rượu thường xuyên, các tế bào gan sẽ chết dần dần, gây tổn thương không nhỏ cho gan. Dĩ nhiên sự tổn thương này có thể được khôi phục, nhưng sẽ rất chậm. Bạn uống rượu càng nhiều, quá trình hồi phục diễn ra càng lâu.

Giờ đây khi bạn cai được rượu, mỡ gan của bạn giảm được 15%, tăng khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Mỡ bụng cũng được đốt cháy một cách hiệu quả hơn.

Tất cả chúng ta đều đã được cảnh báo rằng không uống rượu khi lái xe, rằng uống rượu và lái xe là sự kết hợp nguy hiểm. Nhưng rượu lưu lại bao lâu trong cơ thể? Chúng ta có nên lo lắng về việc lái xe, ví dụ, vào buổi sáng sau một đêm đi nhậu với bạn bè?

Trước hết, bạn cần hiểu về những gì xảy ra với cơ thể sau khi uống. Có lẽ bạn đã được nghe nói rằng sử dụng bia rượu - tùy thuộc vào lượng uống - có thể gây hại cho gan. Nhưng bạn có biết mức độ stress ở cơ quan lọc máu quan trọng này chỉ sau vài giờ tiệc tùng?


"Khi cồn đi vào máu, nó sẽ qua gan và gan sẽ phân hủy nó” BS. George Koob, Viện trưởng Viện Quốc gia về Lạm dụng Rượu và Nghiện rượu, một cơ quan thuộc NIH, giải thích.

Công việc chính của gan là lọc dòng máu chảy từ đường tiêu hóa đến các nơi khác của cơ thể. Trong quá trình phân hủy chất cồn mà bạn uống vào, gan sẽ phải giáp mặt với rất nhiều độc tố. Uống nhiều rượu có thể làm cho gan bị nhiễm mỡ và gây ra xơ cuối cùng có thể hạn chế lưu thông máu. Điều này có thể khiến các tế bào gan bị chết và do đó cản trở chức năng của gan.

Vì vậy, rượu lưu lại trong cơ thể bao lâu? Mỗi người có tốc độ chuyển hóa rượu khác nhau. Nói chung, BS. Koob nói rằng phần lớn mọi người có thể phân hủy chừng nửa ly rượu mỗi giờ. Ông cũng giải thích điều này về mặt nồng độ cồn trong máu [BAC]. “Nếu bạn đang ở mức 0,08, nếu không uống thêm nữa, trong hai giờ nữa, bạn có thể ở mức khoảng 0,05. Như vậy, điều này có nghĩa là BAC giảm khoảng 0,015 một giờ. [Ở Mỹ, nồng độ cồn trong máu được tính bằng phần trăm số gam cồn mà bạn đã tiêu thụ trên mỗi 100ml máu.]

Máy phân tích hơi thở sẽ đo BAC bằng cách tính xem có bao nhiều cồn trong hơi thở bạn mà thổi vào đó. Để tham khảo, bạn có thể bị coi là “lái xe dưới tác động của rượu bia” khi có BAC 0,08 trở lên. Nếu bạn nặng 72kg, thi 4 ly có thể đưa bạn đến mức này. Một lần nữa, hãy nhớ rằng cơ thể của mỗi người phản ứng khác nhau với rượu. Tất cả các mức trung bình mà bạn nghe thấy khi sử dụng rượu chỉ là để tham khảo. Điều xảy ra với bạn của bạn khi cô ấy uống bốn ly có thể không chính xác sẽ xảy ra với bạn nếu bạn cố gắng uống nhanh như cô ấy.

Bây giờ bạn đã biết [trung bình] một người mất bao lâu để chuyển hóa rượu, bạn có thể tự hỏi phải mất bao lâu để cơ thể bạn tự loại bỏ hoàn toàn chất gây nghiện này. Theo mạng lưới các Trung tâm điều trị nghiện Mỹ, “Cồn có thể được phát hiện tới 6 giờ trong máu; khoảng 12-24 giờ trong hơi thở, nước tiểu và nước bọt; và lên đến 90 ngày trong tóc”.

Vì vậy, chỉ vì bạn đang ngây ngất không có nghĩa là ai đó có thể nói rằng bạn đã đi nhậu vào ngày nghỉ cuối tuần nếu họ căn cứ vào mẫu tóc.

Để tham khảo, một ly rượu vang đỏ nhỏ có khoảng 1,5 đơn vị cồn [một đơn vị cồn là 8g hoặc 10ml cồn nguyên chất]. Một pint [473ml] bia nặng chứa khoảng 3 đơn vị cồn, và 1 suất rượu tequila chưa khoảng 1 đơn vị cồn. Sẽ tốt cho cơ thể nếu bạn đếm mình đã uống bao nhiêu để biết khi nào thì nên dừng lại.

[Nguồn: dantri.com.vn]

Video liên quan

Chủ Đề