Bún gỏi già là gì

Chỉ cần một chút biến tấu từ món gỏi cuốn là có ngay món gỏi già mới lạ và đặc sắc. Cùng Mucwoemn thực hiện cách nấu bún gỏi già miền Tây thơm ngon nhé.

Món bún gỏi già là đặc sản của huyện Mỹ Tho, Tiền Giang. Hương vị khiến thực khách nhớ mãi của món ăn này là ở vị béo của bơ đậu phộng, vị chua chua của me, vị ngọt của nước dùng mà không một món ăn nào sánh được. Sự mộc mạc của miền Tây được thể hiện qua món ăn với nguyên liệu dễ tìm và cách chế biến đơn giản. Món ăn ngon hay không là ở bước hầm nước dùng cho đậm đà. Mucwomen sẽ hướng dẫn cách làm món bún gỏi già miền Tây chuẩn vị để thực đơn bữa cơm hàng ngày thêm đa dạng nhé.

Nguyên liệu nấu bún gỏi già thơm ngon

  • 1kg thịt ba chỉ heo
  • 700g xương heo
  • 500g tôm
  • Bún tươi ăn kèm
  • Rau ăn kèm: xà lách, hẹ, giá đỗ, …
  • Đậu phộng rang giã nhỏ
  • 1 muỗng canh bơ đậu phộng, 1 muỗng canh xì dầu [tương hột], 4 muỗng canh giấm
  • Sa tế ớt, tương ớt
  • 10g me, gừng, hành tây, hành tím, tỏi, ớt…
  • Gia vị: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn …
Ăn hành tây có tác dụng kháng viêm, đồng thời giảm nguy cơ ung thư, hạ lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của xương.

Cách nấu món bún gỏi già miền Tây đúng chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu nấu bún gỏi già

  • Rau xà lách, hẹ, rau các loại rửa sạch, để ráo. Hẹ cắt khúc.
  • Ngâm xương heo vào âu nước lạnh có pha 1 thìa dấm, 1 thìa muối để không bị hôi và khi hầm không phải vớt nhiều bọt. Hoặc có thể chần sơ qua xương heo trong nước sôi khoảng 2-5 phút rồi rửa lại thật sạch.
  • Tôm rửa sạch, bỏ chỉ đen ở lưng và cắt bỏ đầu [nếu muốn].
  • Thịt ba chỉ rửa sạch.
Không chỉ giúp đẹp da, tủy xương còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thừa cân. Một nghiên cứu đã chỉ ra trong tủy xương có chứa hormone adiponectin – một hormone giúp phân hủy chất béo trong cơ thể.

Bước 2: Hầm xương heo và luộc thịt ba chỉ

Chúng ta bắc nồi lên bếp với 3 lít nước. Cho vào nồi hầm 1 củ gừng đập dập, 1 củ hành tây, 1 thìa muối và 1 thìa đường. Tiếp đến cho xương heo và thịt ba chỉ heo vào hầm để lấy nước dùng.

Nên giữ lửa lớn cho đến khi nước sôi rồi hạ xuống lửa vừa trong khoảng 1 tiếng. Trong khi đun nếu thấy nổi bọt thì vớt bọt để nước dùng được trong.

Phần thịt ba chỉ heo sẽ chín trước. Khi dùng đũa chọc vào miếng thịt, thấy không chảy máu và mềm là thịt đã chín. Cần vớt thịt ba chỉ heo ra cho vào bát nước lạnh để nguội rồi rửa thật sạch để thịt không bị thâm đen. Sau khi rửa sạch thịt thì thái thịt thành từng miếng vừa ăn, bày ra đĩa.

Trong 100g da lợn có chứa khoảng 11,919 mg glycine cần thiết cho cho cơ thể.

Bước 3: Luộc tôm

Trong khi đợi hầm xương heo, bắc một nồi nước lên bếp, đợi nước sôi rồi cho tôm vào luộc chín. Khi tôm chín vớt ra cho vào tô nước đá lạnh để tôm được giòn. Có thể chọn bóc vỏ tôm hoặc không tùy sở thích. Có thể giữ lại phần nước luộc tôm để làm nước dùng nhé.

Bước 4: Làm tương ăn kèm bún gỏi già

Phi thơm hành khô trên bếp với 2 thìa dầu ăn, sau đó cho 2 thìa xì dầu, 2 thìa đường, 1 thìa bơ đậu phộng, một chút nước vào nồi. Chúng ta khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp đặc lại. Nếu ăn cay có thể cho thêm sa tế hoặc tương ớt tùy khẩu vị của mọi người.

Tương đậu nành là tương làm từ nguyên liệu chính là đậu nành lên men, một món ăn vô cùng phổ biến.

Bước 5: Nêm nước dùng

Chúng ta dùng rây lọc phần nước luộc tôm vào nồi nước hầm xương heo. Tiếp đến, lọc me lấy nước cốt rồi cho vào nồi nước dùng cùng với 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt tùy theo khẩu vị cho vừa ăn. Vậy là phần nước dùng đậm đà đã hoàn thành rồi.

Bước 6: Thành phẩm và thưởng thức món bún gỏi già

Chúng ta cho bún vào tô xếp tôm và thịt ba chỉ heo thái mỏng vào rồi chan nước dùng lên trên. Trang trí vào món ăn với một chút rau xanh cho đẹp mắt. Cuối cùng, rắc đậu phộng rang giã nhỏ lên trên và thưởng thức cùng với nước tương đã pha nhé.

Ăn cùng với bún gỏi già là các loại rau quen thuộc như giá, bắp chuối và ít cọng quế, thêm chút đậu phộng rang khiến món ăn thêm vị béo [ảnh chụp màn hình internet].

Những lưu ý khi làm bún gỏi già miền Tây

  • Nếu ở nhà có nồi áp suất thì có thể dùng nồi áp suất để hầm xương để rút ngắn thời gian nấu.
  • Có thể ăn kèm với bánh tráng để các thành viên trong gia đình có thể thoải mái lựa chọn ăn kèm chả giò [không có nước dùng] hoặc bún miến [có nước dùng] cho đa dạng.

Món bún gỏi già thích hợp cho những bữa cơm cuối tuần đông đủ các thành viên trong gia đình hay những dịp lễ, Tết cùng bạn bè thân thiết. Nấu ăn không khó, chỉ cần đông đủ những người thân yêu cùng thưởng thức món ăn mình nấu thì mọi vất vả sẽ tan biến hết phải không nào?

Cách nấu món bún gỏi già miền Tây thơm ngon chuẩn vị không quá cầu kỳ khi chế biến. Cùng tham khảo cách nấu này để đổi vị cho gia đình mình nhé.

Xem thêm:

Bún gỏi già [gỏi dà] Mỹ Tho là món ăn dân dã, đậm đà hương vị miền Tây. Bún gỏi già không những lạ tai ngay từ tên gọi mà còn lạ miệng với nhiều thực khách phương xa. Một tô bún gỏi già thường gồm bún, tôm hoặc tép tươi, sườn non, thịt ba chỉ thái nhỏ, giá chần, chan thêm nước lèo và một ít rau thơm.

-> Bài viết liên quan: Đặc sản bánh bèo chợ Hàng Bông ở Tiền Giang

Du lịch Tiền Giang ăn bún gỏi già, du khách cảm nhận được vị đậm đà của nước dùng, vị chua thanh của me hòa lẫn vị béo bùi của tôm, thịt, đậu phộng rang, tương xay, dừa khô nạo… khiến thực khách khó lòng quên được dù chỉ mới thưởng thức lần đầu.

1. Bún gỏi già Mỹ Tho - đậm đà hương vị miền Tây

Ai mới nghe qua tên gọi “bún gỏi già” hẳn sẽ có chung một thắc mắc và khó thể hình dung ra được đây là món ăn như thế nào, có vị ra sao...

Theo như tìm hiểu của Viet Fun Travel thì “xuất phát điểm” của món bún này là món gỏi cuốn với các thành phần như tôm, bún, rau, giá... Khi ăn thường lấy từng cuốn rồi chấm với nước chấm gỏi. Về sau người ta biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu sẵn có vào một cái tô, trộn chung với nước chấm gỏi rồi ăn như và [lùa] cơm vào miệng.

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Đi xe - Về xe

Khởi hành:Hằng Ngày

Lịch trình: Chợ Nổi Cái Bè - Cù Lao Tân Phong - Vườn Trái Cây Theo Mùa - Cơ Sở Sản Xuất Thủ Công - Chợ Vĩnh Long

Do cách phát của người miền Tây gọi “và” thành “già” nên món ăn này mới có tên gọi là bún gỏi già. Ban đầu, đây là món bún khô, sau này được nhiều người biến tấu dùng chung với nước lèo [nước ăn cùng với bún] hơi chua có pha tương hột, tạo ra món bún thơm ngon đặc biệt, khiến nhiều thực khách nhớ mãi khi có dịp thưởng thức.

Có dịp du lịch miền Tây sông nước về Tiền Giang, du khách nhớ tìm cho mình một “địa chỉ” thích hợp để thử qua mùi vị bún gỏi già Mỹ Tho.


Bún gỏi già Mỹ Tho đậm đà hương vị, khiến thực khách khó lòng cưỡng lại

2. Đặc sản bún gỏi già Mỹ Tho - Tiền Giang

Bún gỏi già là món ăn đặc sản của người dân Mỹ Tho - Tiền Giang nói riêng và người dân vùng sông nước Cửu Long nói chung. Món ăn này mang hương vị đặc trưng của tôm, me chua và tương xay.

Để làm ra món bún gỏi già Mỹ Tho ngon đúng điệu dân miền Tây cũng cần lắm những công phu. Nguyên liệu để làm bún gỏi già gồm rau, giá, bún, nước dùng, đậu phộng rang, tương xay, dừa khô nạo, nước me, mắm nêm, ngò gai, thịt heo ba rọi, tôm tươi hoặc tép bạc.

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Đi xe về xe

Khởi hành:Hằng Ngày [Từ 7h00 - 17h30]

Lịch trình: Chợ Nổi Cái Bè - KDL Vinh Sang - Cưỡi Đà Điểu - Tát Mương Bắt Cá - Tắm Sông Cổ Chiên

Nước dùng được xem là quyết định chất lượng của món ăn này. Nước dùng phải hầm bằng xương heo với tôm và thịt ba rọi, nêm thêm ít đường và nước me chua… Món bún gỏi già Mỹ Tho bắt mắt với sợi bún trắng ngần, dừa khô nạo trắng đục, tép luộc chín đỏ au cộng thêm màu trắng ngà của thịt luộc, màu xanh của các loại rau, màu đỏ tươi của ớt cùng các gia vị phụ gia khác.

Thơm ngon tô bún gỏi già đặc sản nổi tiếng ở Mỹ Tho

Muốn thưởng thức bún gỏi già Mỹ Tho, chỉ cần bỏ vào tô một ít bún sợi đã chần qua nước sôi, chan nước lèo vào ngập mặt bún, trải đều tôm, thịt, tỏi phi, đậu phộng, rau sống, rau thơm, giá, hẹ, bắp chuối hoặc rau muống bào.

Để món bún thêm ngon và đúng vị phải có nước mắm chấm đặc biệt đó là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, rất thơm và có vị ngọt đậm đà. Du khách không cần nêm nếm thêm gì vào tô mà vẫn cảm thấy rất vừa miệng.

-> Tham khảo: Nên ăn gì ở Tiền Giang là ngon và đúng bài?

3. Du lịch Tiền Giang - Thưởng thức đặc sản bún gỏi già Mỹ Tho

 
Bún gỏi già Mỹ Tho – món ngon du khách không nên bỏ qua khi có dịp du lịch miền Tây sông nước về Tiền Giang

Bún gỏi già Mỹ Tho với vị đậm đà của nước lèo, chua thanh của me và béo bùi của thịt ba chỉ, của đậu phộng, cay nồng của ớt, mùi thơm của rau hẹ và các thứ rau sống khác…

Tuy là món ăn dân dã nhưng bún gói già Mỹ Tho được xem như đặc sản Tiền Giang. Không chỉ hấp dẫn với du khách địa phương, bún gỏi già còn là món ngon được nhiều du khách nước ngoài biết đến khi du lịch Tiền Giang. Những đặc sản ở Tiền Giang còn có bánh bèo chợ Hàng Bông, hủ tiếu Mỹ Tho, chả nướng Chợ Gạo, sam biển Gò Công, mắm tôm chà Gò Công, bánh vá…

Thời gian: 2 Ngày

Phương tiện: Đi Xe - Về Xe

Khởi hành:Hằng Ngày

Lịch trình: Cồn Lân - Cồn Phụng - Lò mật ong - Lò kẹo dừa - Lò bánh tráng - Chùa Vĩnh Tràng - Thiền Viện Trúc Lâm - Chợ nổi Cái Răng - Vườn trái cây

Du khách có thể đăng ký tham gia các Tour du lịch Tiền Giang của Viet Fun Travel để có cơ hội tìm hiểu và khám phá văn hóa ẩm thức nơi đây.

Viet Fun Travel

Video liên quan

Chủ Đề