Các chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam

TĐKT - Theo quy định hiện hành của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], Việt Nam nằm trong số các thành viên phải rà soát chính sách thương mại với chu kỳ là 7 năm/lần. Phiên rà soát chính sách thương mại [TPR] lần thứ 2 của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 trong khuôn khổ WTO được diễn ra trực tuyến tại Hà Nội, Việt Nam.

Rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam tại WTO

Tại Phiên họp, vphát biểu của hơn 40 thành viên của WTO liên quan đến chính sách thương mại của Việt Nam cho thấy nhiều quốc gia đánh giá rất cao sự tích cực của Hải quan Việt Nam trong việc thực hiện chủ trương tạo thuận lợi cho thương mại. Trong số phát biểu của các thành viên, nổi bật có 2 thành viên đến từ Hoa Kỳ và Hồng Kông đã có những ghi nhận và đánh giá về Hải quan Việt Nam.

Đặc biệt, tại một diễn đàn đa phương lớn như WTO, đại biện lâm thời của Phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại WTO đã có phát biểu nhấn mạnh việc Hải quan Việt Nam đã thực hiện hiệu quả các cam kết tại Hiệp định TFA của WTO và ghi nhận những nỗ lực gần đây của cơ quan Hải quan trong việc ban hành một số biện pháp chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp.

Ngoài ra, đại diện phía Hoa Kỳ đề cập đến việc hợp tác của Hải quan Việt Nam với Liên minh tạo Thuận lợi thương mại toàn cầu trong xây dựng hệ thống bảo lãnh thông quan, nếu được triển khai Việt Nam sẽ là nước đầu tiên của châu Á áp dụng hệ thống tiên tiến này.

Trong nội dung phát biểu, Hoa Kỳ cũng đề nghị Việt Nam xem xét tham gia việc ủng hộ giải phóng hàng hóa toàn cầu hiệu quả và kịp thời thông qua đẩy nhanh thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO.

Liên quan đến tạo thuận lợi thương mại, Hồng Kông ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong áp dụng quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế, áp dụng cơ chế 1 cửa quốc gia, một cửa ASEAN, mở rộng áp dụng công nghệ thông tin và trang bị các thiết bị hiện đại trong hoạt động quản lý hải quan.

 Ngoài ra, cơ quan Hải quan cũng áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại trong tình hình COVID-19; trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin trong thông quan hàng hóa, nhanh chóng giải phóng hàng, giảm kiểm tra thực tế hàng hóa và đơn giản hóa thủ tục hải quan. Hồng Kông đánh giá rất cao sự nỗ lực của Hải quan Việt Nam trong tạo thuận lợi thương mại đặc biệt trong tình hình thế giới có nhiều thách thức như hiện nay.

Phía đại diện Việt Nam cho biết, về tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là việc thực hiện Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại của WTO, trong thời gian vừa qua, với sự giúp đỡ của các đối tác, Hải quan Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có việc áp dụng cơ chế hải quan điện tử, quản lý rủi ro, và chế độ doanh nghiệp ưu tiên. Ngoài ra, đối với việc thực hiện nghĩa vụ thông báo trong Hiệp định về Trị giá hải quan, Việt Nam cũng đã thông báo cập nhật các quy định của Việt Nam liên quan đến xác định trị giá hải quan. 

 Cùng với những nỗ lực tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam cũng đã thực hiện một loạt các biện pháp chống gian lận thương mại và truyển tải bất hợp pháp. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án về “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” và Nghị quyết 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã và đang tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu trước, trong và sau thông quan, yêu cầu các Cục hải quan tỉnh, thành phố áp dụng đồng bộ, chặt chẽ các biện pháp nghiệp vụ hải quan từ khâu làm thủ tục hải quan cho đến các biện pháp nghiệp vụ khác như quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan…

Ngoài ra, Việt Nam cũng thực hiện nhiều giải pháp khác như khoanh vùng nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cao; rà soát xác định các giao dịch, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để tiến hành phân tích, quyết định kiểm tra. Đồng thời, các cơ quan có liên quan cũng tăng cường phối hợp trong việc kiểm tra, rà soát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với một số hàng hóa có dấu hiệu nghi vấn…

Với những nỗ lực và biện pháp cụ thể trên, chỉ riêng trong năm 2020, Tổng cục Hải quan đã kiểm tra hơn 100 doanh nghiệp có nghi vấn và đã phát hiện 45 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng xuất khẩu; phối hợp với Bộ Công an điều tra 1 vụ việc có dấu hiệu làm giả giấy chứng nhận xuất xứ; đã thực hiện tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12 nghìn bộ linh, phụ kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm. Sự chủ động tích cực trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành trong nước và các cơ quan hải quan và tổ chức quốc tế đã góp phần đảm bảo môi trường thương mại công bằng.

Hồng Thiết

Nguyễn Lộc   -   Thứ năm, 16/12/2021 16:15 [GMT+7]

Phóng viên truyền hình Nhân dân tác nghiệp tuyến bài về hội nhập kinh tế quốc tế [Ảnh Truyền hình Nhân dân cung cấp]

Đồng bộ, thống nhất trong công tác chỉ đạo

Trong bối cảnh tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, các quốc gia chịu nhiều tác động về kinh tế - xã hội do đại dịch COVID-19 bùng phát, Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn kiên trì bám sát các chủ trương lớn về hội nhập kinh tế quốc tế như theo Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 5.11.2016, của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”; Quyết định số 721/QĐ-TTg ngày 18.5.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len để công tác chỉ đạo, định hướng truyền thông về chính sách thương mại quốc tế luôn “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc”. 

Trên tinh thần đó, ngày 01.6.2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 755/QĐ-BTTTT về việc ban hành Kế hoạch tuyên truyền Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len. Kế hoạch đảm bảo thực hiện đúng sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc triển khai thi hành Hiệp định UKVFTA. Mục đích của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định thương mại tự do giữa Nước CHXHCN Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len [UKVFTA]; Tuyên truyền, quán triệt và cụ thể hóa từng nội dung của Hiệp định UKVFTA tới các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề liên quan đến Hiệp định để đảm bảo thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Nước CHXHCN Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len [UKVFTA] một cách xuyên suốt và thống nhất; Khẳng định vị thế, vai trò và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để cụ thể hóa Kế hoạch truyền thông của Bộ, hỗ trợ các cơ quan báo chí thực hiện tốt chức năng thông tin, ngày 04.6.2021, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã ban hành văn bản số 1103/PTTH&TTĐT đề nghị các cơ quan báo chí tuyên truyền Hiệp định UKVFTA. Ngoài ra, tại Giao ban Báo chí hàng tuần, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan như Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Ngoại giao để chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến chính sách thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định UKVFTA. 

Với tinh thần hợp tác tích cực, chủ động, xác định đúng trách nhiệm của truyền thông, 72 Đài Phát thanh, truyền hình [đài PT&TH] và đơn vị hoạt động truyền hình của cả Trung ương và địa phương với hơn 200 kênh phát thanh, truyền hình đã phát huy được ưu thế thông tin nhanh, phổ cập rộng, cách chuyển tải nội dung phong phú, hấp dẫn bằng nhiều hình thức và có khả năng tác động lớn đến xã hội, phát thanh, truyền hình trong chiến lược thông tin, tuyên truyền về Hiệp định UKVFTA. 

Tích cực tuyên truyền, phổ biến thông tin về UKVFTA 

Kế hoạch tuyên truyền Hiệp định UKVFTA của Bộ Thông tin và Truyền thông được ban hành nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến thông tin về UKVFTA, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân về nội dung cam kết cũng như các hoạt động triển khai để thực thi hiệu quả, nhất quán Hiệp định UKVFTA. 

 Xác định vai trò quan trọng và nhiệm vụ thiết yếu của truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí thời gian qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý báo chí, công tác thông tin, tuyên truyền về Hiệp định UKVFTA phần lớn được các đài PT&TH chú trọng đầu tư có hiệu quả. Ngoài việc ưu tiên tăng thời lượng phát sóng, các đơn vị còn chủ động thông tin nhanh nhạy, kịp thời và có chất lượng các vấn đề liên quan đến chính sách thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định UKVFTA. Theo số liệu thống kê sơ bộ, năm 2021, các đài PT&TH cả nước đã phát sóng hàng ngàn tin, bài, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như sau: 

[1] Các văn bản, chính sách pháp luật của Nhà nước ban hành liên quan đến việc triển khai thực hiện Hiệp định UKVFTA để giúp người dân hiểu rõ, hiểu đúng, tận dụng và thực thi đầy đủ và hiệu quả Hiệp định UKVFTA.

[2] Cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề liên quan đến Hiệp định UKVFTA để đảm bảo thực hiện Hiệp định một cách xuyên suốt và thống nhất; thông tin về tình hình hoạt động thương mại giữa Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; thông tin, cập nhật về lộ trình cắt giảm thuế quan, những lĩnh vực, ngành hàng được hưởng ưu đãi thuế quan sang thị trường Vương quốc Anh theo Hiệp định UKVFTA; các cam kết cụ thể về quy tắc xuất xứ, thuế tiếp cận thị trường, đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường và các cam kết theo từng chuyên ngành cụ thể.

[3] Thông tin về định hướng, hỗ trợ của Bộ Công thương và các bộ ngành của Việt Nam đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Anh; thông tin, dự báo về thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước để các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước EU. 

[4] Tuyên truyền về vai trò kết nối, xúc tiến thương mại của Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Anh, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt kiều tại Anh… Tuyên truyền các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư  nhằm thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp Vương quốc Anh, Việt Nam vè cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư.

[5] Phổ biến về Hiệp định UKVFTA cho các đối tượng liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động trực tiếp như nông dân, ngư dân, cơ quan quản lý cấp tỉnh và địa phương, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung Hiệp định UKVFTA. Phản ánh thuận lợi, khó khăn của các đối tượng đến các nhà quản lý trong và ngoài nước, từ đó giúp việc tận dụng và thực thi Hiệp định UKVFTA được đầy đủ và hiệu quả. 

[6] Vai trò, tầm quan trọng, tiềm năng của thị trường Vương quốc Anh đối với Việt Nam; những rào cản, thách thức, quy chuẩn kỹ thuật của thị trường Anh, cụ thể đối với từng nhóm hàng như nông sản, dệt may, da giày, gỗ… Những thuận lợi và khó khăn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Anh; thông tin cụ thể về một số lĩnh vực, ngành nghề của Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Anh.

[7] Cung cấp thông tin, giúp kết nối, hỗ trợ xúc tiến thương mại - đầu tư giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước, quảng bá lợi thế môi trường kinh doanh của các địa phương nhằm giúp các doanh nghiệp và địa phương tận dụng tốt hơn Hiệp định UKVFTA, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực trọng điểm.  

Với các đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế, các đài PT&TH đã chủ động đổi mới, đa dạng hóa về hình thức tuyên truyền, mềm hóa nội dung thể hiện, coi trọng chất lượng, hiệu quả và sự phù hợp về đối tượng, địa bàn, thời lượng tuyên truyền; lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về biên giới với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi ban, ngành, địa phương, đơn vị. Một số đài PT&TH đã tổ chức thực hiện các chương trình phóng sự, tọa đàm, truyền hình trực tiếp, hay tuyên truyền lồng ghép vào các chuyên trang, chuyên mục khác, trong đó nhiều chuyên mục mang ý nghĩa thiết thực như: Hòa nhịp phát triển; Kinh tế và Hội nhập; Nông nghiệp - Nông thôn; Công nghiệp và Thương mại; Việt Nam và Thế giới; Bizline; Tạp chí kinh tế cuối tuần; Kinh doanh và Pháp luật; Doanh nghiệp - Doanh nhân Đất Tổ… Phần lớn các chuyên mục, chương trình và các vấn đề liên quan đến Hiệp định UKVFTA đều được các đài PT&TH đăng tải trên Internet thông qua các ứng dụng, trang thông tin điện tử tổng hợp của đài, các trang mạng xã hội… giúp tăng lượng khán giả tiếp cận thông tin. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Hiệp định UKVFTA là chủ đề tương đối mới, một số đài địa phương, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiếu số gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, tuyên truyền. Đặc biệt, do còn nhiều hạn chế về tài chính, nên nguồn thu sự nghiệp của cơ quan chưa đảm bảo, đơn vị gặp không ít khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền. Ngoài ra, công tác phối hợp giữa các ban, ngành chức năng trong công tác tuyên truyền tại địa phương còn thiếu chặt chẽ; dịch bệnh Covid-19 phức tạp, kéo dài cũng là những nguyên nhân chính làm cho công tác thông tin, tuyên truyền về Hiệp định UKVFTA chưa đạt hiệu quả cao. 

Trong thời gian tới, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền, phổ biến Hiệp định UKVFTA đảm bảo phù hợp với yêu cầu; phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và địa phương để có giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan báo, đài trong hoạt động tác nghiệp và tiếp tục tham mưu, ban hành những cơ chế, chính sách đổi mới công tác chỉ đạo đảm bảo phù hợp với thực tiễn. 

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề