Các dạng bài tập về tích vô hướng lớp 10

TÍCH VÔ HƯỚNG VÀ BÀI TẬP ỨNG DỤNG

A. Lý thuyết

I. Góc giữa hai vector

1. Định nghĩa

Cho hai vector $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ [khác $\overrightarrow{0}$]. Từ điểm O bất kì vẽ $\overrightarrow{OA}=\overrightarrow{a}$, $\overrightarrow{OB}=\overrightarrow{b}$

Góc $\overset{\wedge }{\mathop{AOB}}\,$ với số đo từ ${{0}^{\circ }}$ đến ${{180}^{\circ }}$ gọi là góc giữa hai vector $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$

Kí hiệu: [$\overrightarrow{a}$,$\overrightarrow{b}$] hay [$\overrightarrow{b},\overrightarrow{a}$]

Đặc biệt: Nếu [$\overrightarrow{a}$, $\overrightarrow{b}$]=90$^{0}$ thì ta nói  $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$ vuông góc với nhau, kí hiệu $\overrightarrow{a}\bot \overrightarrow{b}$ hay$\overrightarrow{b}\bot \overrightarrow{a}$

Nếu  [$\overrightarrow{a}$, $\overrightarrow{b}$]=0$^{0}$ thì $\overrightarrow{a}\uparrow \uparrow \overrightarrow{b}$ 

Nếu [$\overrightarrow{a}$, $\overrightarrow{b}$]=180$^{0}$ thì $\overrightarrow{a}\uparrow \downarrow \overrightarrow{b}$

II. Định nghĩa tích vô hướng

Cho hai vector $\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}$ khác $\overrightarrow{0}$. Tích vô hướng của $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$là một số kí hiệu: $\overrightarrow{a}$ và $\overrightarrow{b}$và được xác ddiinhj bởi công thức:

$\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}=\left| \overrightarrow{a} \right|.\left| \overrightarrow{b} \right|.Cos[\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}]$

Chú ý:

* $\overrightarrow{a}\bot \overrightarrow{b}\Leftrightarrow \overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}=0$

* $\overrightarrow{a}=\overrightarrow{b}\Leftrightarrow \overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}={{\overrightarrow{a}}^{2}}$

* ${{\overrightarrow{a}}^{2}}$gọi là bình phương vô hướng của vector $\overrightarrow{a}$

* $\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}$âm hay dương phụ thuộc vào $Cos[\overrightarrow{a},\overrightarrow{b}]$

II. Các tính chất của tích vô hướng:

Cho ba vector $\overrightarrow{a},\,\overrightarrow{b},\,\overrightarrow{c}$bất kì, với mọi số k ta có:

  • $\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}=\overrightarrow{b}.\overrightarrow{a}$
  • $\overrightarrow{a}.[\overrightarrow{b}+\overrightarrow{c}]=\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}+\overrightarrow{a}.\overrightarrow{c}$
  • $[k.\overrightarrow{a}].\overrightarrow{b}=k.[\overrightarrow{a}.\overrightarrow{b}]=\overrightarrow{a}.[k.\overrightarrow{b}]$
  • ${{\overrightarrow{a}}^{2}}\ge 0,\,{{\overrightarrow{a}}^{2}}=0\Leftrightarrow \overrightarrow{a}=\overrightarrow{0}$

Nhận xét

 

III. Biểu thức tọa độ của tích vô hướng

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho 2 vector  \[\overrightarrow{a\,}\,=\left[ {{a}_{1}};{{a}_{2}} \right]\,\,\,;\,\overrightarrow{b\,}=\left[ {{b}_{1}};{{b}_{2}} \right]\,\,\,\,\,\,\overrightarrow{a\,}.\overrightarrow{b\,}={{a}_{1}}{{b}_{1}}+{{a}_{2}}{{b}_{2}}\]

Một số công thức cần nhớ :

B. Bài tập minh họa

Dạng 1: Tính tích vô hướng cảu hai vector

Phương pháp:

  • Tính 
  • Áp dụng công thức \[\overrightarrow{a\,},\overrightarrow{b\,}=\left| \overrightarrow{a\,} \right|\left| \overrightarrow{b\,} \right|\cos \left[ \overrightarrow{a\,};\overrightarrow{b\,} \right]\]

Câu 1: Cho tam giác ABC vuông cân tại A  có AB =AC = a . Tính \[\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}\,\,\,;\,\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{CB}\]

Giải:

\[AB\bot AC=>\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}=0\,\,\,\,\,\overrightarrow{AC},\overrightarrow{CB}=-\overrightarrow{CA}.\overrightarrow{CB}=CA.CB\cos {{45}^{0}}\,\,-{{a}^{2}}\sqrt{2}\frac{1}{\sqrt{2}}=-{{a}^{2}}\]

Dạng 2: Chứng minh một đẳng thức vec tơ có lien quan đến tích vô hướng hay đẳng thức các độ dài

Phương pháp:

  • Sử dụng các phép toán về vec tơ và các tính chất của tích vô hướng
  • Về độ dài ta chú ý :AB2 =\[{{\overrightarrow{AB}}^{2}}\]

Câu 2: Cho tam giác ABC .  và M là một điểm bất kỳ .

1.Chứng minh rằng \[\overrightarrow{MA}.\overrightarrow{BC}+\overrightarrow{MB}.\overrightarrow{CA}+\overrightarrow{MC.}\overrightarrow{AB}=0\]

2.Gọi G là trọng tâm tam giác chứng minh \[M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}+M{{C}^{2}}=3M{{G}^{2}}+G{{A}^{2}}+G{{B}^{2}}+G{{C}^{2}}\]

3.Suy ra \[G{{A}^{2}}+G{{B}^{2}}+G{{C}^{2}}=\frac{1}{3}\left[ {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}} \right]\,\,\,\] với a ; b ;c là độ dài 3 cạnh của tam giác

Giải:

Dạng 3: Trong mp Oxy cho tam giác ABC với A[x1;y1] B[x2;y2] và C[x3;y3] .Xác định hình dạng của tam giác ABC.

Phương pháp:

  • Tính \[AB=\sqrt{{{\left[ {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right]}^{2}}+{{\left[ {{y}_{2}}-{{y}_{1}} \right]}^{2}}}\,\,\,BC=\sqrt{{{\left[ {{x}_{3}}-{{x}_{2}} \right]}^{2}}+{{\left[ {{y}_{3}}-{{y}_{2}} \right]}^{2}}}\,\,\,\,\,\,CA=\sqrt{{{\left[ {{x}_{1}}-{{x}_{3}} \right]}^{2}}+{{\left[ {{y}_{1}}-{{y}_{3}} \right]}^{2}}}\]
  • Nếu AB = BC = CA =>Tam giác ABC đều
  • Nếu AB = AC =>Tam giác ABC cân
  • Nếu AB = AC và BC = ABÖ2   => Tam giác ABC vuông cân tại B
  • Nếu BC2=AB2 +AC2 =>tam giác ABC vuông tại A

Câu 3: Trong mpOxy cho A[4;0]  \[B\left[ 2;2\sqrt{3} \right]\]

Chứng minh tam giac OAB đều . .Tìm trực tâm của tam giác OAB

Giải:

\[=>\Delta OAB\,\]đều

Trực tâm H của tam giác OAB cũng là trọng tâm của tam giác\[\text{ OAB }=>\text{ H}\left[ \text{2;}\frac{\text{2}\sqrt{\text{3}}}{3} \right]\]

Dạng 4: Trong mp Oxy cho tam giác ABC với A[x1;y1] B[x2;y2] và C[x3;y3] .Xác định trọng tâm  G , trực tâm H  và tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Phương pháp:

  • Trọng tâm G \[\left[ \frac{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}+{{x}_{3}}}{3};\frac{{{y}_{1}}+{{y}_{2}}+{{y}_{3}}}{3} \right]\]
  • Tìm trọng tâm H
  1. Gọi $H\left[ x;y \right]$ là trực tiếp tâm của tam giác ABC
  2. Tính , \[\overrightarrow{AH}=\left[ x-{{x}_{1}};y-{{y}_{1}} \right]\,\]Tính \[\overrightarrow{AH}.\overrightarrow{BC}\,\]Tính \[\,BH=[x-{{x}_{2}};y-{{y}_{2}}]\]\[;\overrightarrow{BH}.\overrightarrow{CA}\]

Do H là trực tâm 

. Giải hệ tìm x, y

  • Tìm tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
  1. Gọi I[x;y]. Tính AI2=[x-x1]2+[y–y1]2   BI2=[x-x2]2+[y–y2]2    CI2=[x-x3]2+[y–y3]2
  2. I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC óAI = BI =CI
  3. Giải hệ trên tìm x,y

Câu 4: Trong mpOxy cho tam giác ABC với A[5 ;4] B[2 ;7] và C[–2 ;–1] .

a.Tìm trọng tâm G , trực tâm H và tâm I đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

b.Chứng minh I ; G ;H thẳng hang.

Giải:

a. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC \[=>\text{G}\left[ \frac{\text{5}+\text{2-2}}{\text{3}};\frac{4+7-1}{3} \right]=G\left[ \frac{5}{3};\frac{10}{3} \right]\]

Gọi \[H[x;y\,]\]là trực tâm tam giác ABC

H là trực tâm tâm tam giác 

Gọi $I[x;y]$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

b. \[\overrightarrow{IG}=\left[ 1;\frac{2}{3} \right]\,\,\,\,\overrightarrow{IH}=\left[ 3;2 \right]=3\left[ 1;\frac{2}{3} \right]=3\overrightarrow{IG}=>I;G;H\]thẳng hàng

Dạng 5: Trong mp Oxy cho tam giác ABC với A[x1;y1] B[x2;y2] và C[x3;y3] .Xác định  tâm J của đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Phương pháp:

  • Tính AB ;AC; k =-AB/AC
  • Gọi D là giao điểm đường phân giác trong của góc A với cạnh BC\[=>\overrightarrow{DB}=k\overrightarrow{DC}=>\,\]tọa độ của D
  • Tính BA và BD =k’= –BA/BD
  • Gọi J là giao điểm của 2 đường phân giác trong của góc A và góc B =>\[\overrightarrow{JA}=k'\overrightarrow{JD}\,\,\,\]=>tọa độ của J

Câu 5: Trong mpOxy cho tam giác ABC với A[–2;3]  B\[\left[ \frac{1}{4};0 \right]\]   và C[2;0]

Tìm tâm J đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Giải:

\[AB=\frac{15}{4};AC=5=>k=-\frac{AB}{AC}=-\frac{3}{4}\]

Gọi D là giao điểm phân giác trong của góc A và BC \[=>\overrightarrow{\text{DB}}=-\frac{3}{4}\overrightarrow{DC}\]

\[BA=\frac{15}{4};BD=\frac{3}{4}=>k'=-5\]

Gọi J là giao điểm phân giác trong của góc B và AD $\Rightarrow JA=-5JD$

Dạng 6: Trong mp Oxy cho tam giác ABC với A[x1;y1] B[x2;y2] và C[x3;y3].Gọi A’ là chân đường vuông góc kẻ từ A lên BC.Tìm A’

Phương pháp: Gọi A’[x;y]

  • Tính \[\overrightarrow{AA'}=[x-{{x}_{1}};y-{{y}_{1}}]\,\,\,\,;\overrightarrow{BC}=[{{x}_{3}}-{{x}_{2}};{{y}_{3}}-{{y}_{2}}]\,\,\,\,\overrightarrow{BA'}=[x-{{x}_{2}};y-{{y}_{2}}]\]

Giải hệ: 

  • Tìm x, y theo t, thay vào [1] tìm t từ đó suy ra x và y

Câu 6: Trong mpOxy cho tam giác ABC với A[1 ; 5]  B[3;–1]  C[6;0].Tìm chân đường cao B’ kẻ từ B lên CA.

Giải: 

Dạng 7: Trong mp Oxy cho tam giác ABC với A[x1;y1] B[x2;y2] và C[x3;y3],Tính cosA

Phương pháp:

  • Tính \[\overrightarrow{\text{AB}\,}\text{; }\,\overrightarrow{\text{AC}}\]
  • Tính AB và AC
  • Tính \[\overrightarrow{AB.}\overrightarrow{AC}\]
  • \[CosA=\frac{\overrightarrow{AB.}\overrightarrow{AC}}{AB.AC}\]

Câu 7: Trong mpOxy cho tam giác ABC với A[0;3]  B[2;2] và  C[–6;1].Tínhsố đo của góc A.

Giải:

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh huyền BC = aÖ3 .Gọi M là trung điểm của BC biết \[\overrightarrow{AM},\overrightarrow{BC}=\frac{{{a}^{2}}}{2}\,\,\,.\]Tính AB và AC

Câu 2: Cho tam giác ABC với A[1;0]  B[–2;–1] và C[0;3].Xác định hình dạng của tam giác ABC .Tìm Tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Câu 3: Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC với A[0;2] B[m ; 0] và C[m+3; 1]  .Định m để tam giác ABC vuông tại A.

Câu 4: Cho 2 điểm A [2 ; –1] và B[–2;1] Tìm điểm M biết tung độ là 2 và tam giác ABM vuông tại C .

Câu 5: Trong mpOxy cho 2 điểm A[2;4] và B[1 ; 1] . Tìm điểm C sao cho tam giác ABC vuông cân tại B.

Câu 6: Trong mpOxy cho tam giác ABC với A[–1;–3]  B[2;5]  và C[4;0].Xác định trực tâm H của tam giác ABC.

Câu 7: Trong mpOxy cho tam giác ABC với A[–1;4]  B[–4;0]  C[2;–2] . Tìm tâm I đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Câu 8: Trong mpOxy cho tam giác ABC với A[0;1] B[3;2] và C[1;5] .Tìm trực tâm H của tam giác ABC .

Câu 9: Trong mpOxy cho tam giác ABC với\[A\left[ \frac{-15}{2};2 \right]\,\,\,B[12;15]\,\,\,C[0;-3]\]Tìm tâm J của đương tròn nội tiếp tam giác ABC  .

Câu 10: Trong mpOxy cho tam giác BAC với A[3;–4]  B[–4;–2] và C[1;3] .Tìm chân đường cao A’ của đường cao kẻ từ A lên BC.

Đáp số:

Câu 1: \[\text{AB}=\text{a}\sqrt{\text{2}}\,\,\,\,\,AC=a\]

Câu 2: Vuông tại A  , Tâm I [–1;1]

Câu 3: m = –1 hay m =-2

Câu 4: M[1;2] và M[–1;2]

Câu 5: C[4;0] và C[–2;2]

Câu 6:\[H\left[ \frac{164}{31};-\frac{15}{31} \right]\]

Câu 7: \[I\left[ \frac{-1}{2};\frac{1}{2} \right]\]

Câu 8: \[H\left[ \frac{21}{11};\frac{25}{11} \right]\]

Câu 9:  J[-1;2]

Câu 10: A’\[\left[ -\frac{37}{53};-\frac{156}{53} \right]\]

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề