Cái miêu sa là gì


Đình làng Đình Bảng.

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

Chùa là gì?

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo. Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Đình là gì?

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.

Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề [ông tổ của nghề]. Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

Đền là gì?

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.

Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

Miếu là gì?

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.

Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa [nhân thần], ngày hiện hóa [thiên thần] làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu [cách gọi của người miền Nam].

Nghè là gì?

Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều [Cẩm Giàng – Hải Dương].

Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.

Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.

Điện thờ là gì?

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.

Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

Phủ là gì?

Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu [tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam]. Một số nơi thờ tự [ở Thanh Hóa] gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương [tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật].

Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

Quán là gì?

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão [Đạo giáo]. Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.


Bích Câu đạo quán.

Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.

Đó là Tam thanh [Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân], Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân [Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô] đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ [Ngọc Hoàng].

Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ [nay là Hà Nội]. “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán [tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh]; Huyền Thiên cổ quán [nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai]; Đồng Thiên quán [nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành]; Đế Thích quán [nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên].

Am là gì?

Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.

Với người Việt, Am là nơi thờ Phật [Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…] cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV [thời Lê sơ] là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am./.

BTN

Linh miêu tai đen [tiếng Anh: caracal, /ˈkærəkæl/] hay còn gọi là mãn rừng, danh pháp hai phần: Caracal caracal, là một loài mèo rừng có kích thước trung bình khoảng 1 m [3,3 ft] chiều dài. Linh miêu tai đen thỉnh thoảng được gọi là linh miêu sa mạc hoặc linh miêu châu Phi, linh miêu Ba Tư;[3] nhưng đây không phải thành viên thuộc chi Lynx. Linh miêu tai đen là loài bản địa tại châu Phi, Trung Á, Tây Nam Á và Ấn Độ. Tên gọi quốc tế [caracal] của loài này bắt nguồn từ thuật ngữ "karakulak", có nghĩa là "tai đen", trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.[4]

Linh miêu tai đen Linh miêu tai đen tại công viên Kgalagadi Transfrontier

Tình trạng bảo tồn


Ít quan tâm [IUCN 3.1][1]

Phân loại khoa học
Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Mammalia Bộ: Carnivora Phân bộ: Feliformia Họ: Felidae Phân họ: Felinae Chi: Caracal Loài:

C. caracal

Danh pháp hai phần Caracal caracal
[Schreber, 1776] Phân loài

Xem văn bản

Phân bố của linh miêu tai đen, 2016[1]Các đồng nghĩa[2]

Danh sách

    • C. bengalensis [J. B. Fischer, 1829]
    • C. melanotis Gray, 1843
    • C. melanotix Gray, 1843
    • C. berberorum Matschie, 1892
    • C. corylinus [Matschie, 1912]
    • C. medjerdae [Matschie, 1912]
    • C. aharonii [Matschie, 1912]
    • C. spatzi [Matschie, 1912]
    • C. roothi [Roberts, 1926]
    • C. coloniae Thomas, 1926
    • C. michaelis Heptner, 1945

Tên gọi quốc tế của loài mèo này là caracal; được bắt nguồn từ thuật ngữ karakulak [có nghĩa là "tai đen"], trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 19. Chiết tự ngữ nghĩa theo từ điển Oxford: kara ["màu đen"] + kulak ["tai"], tên gọi linh miêu tai đen là tên gọi chính xác về loài mèo này.[4][5][6]

 

Đôi tai đen nổi bật của linh miêu

 

Đồng tử mắt linh miêu có hình tròn

Điểm đặc trưng phân biệt nhất của linh miêu tai đen là chùm lông đen dài phía sau đôi tai, dài khoảng 4,4 cm [1,75 in]. Linh miêu tai đen còn được gọi là linh miêu sa mạc, mặc dù chùm lông đen là đặc điểm duy nhất chia sẻ với những loài thuộc chi linh miêu [lynx]. Biên độ màu sắc da lông có thể từ nâu hung đến đỏ gạch. Lông màu trắng phủ dưới bụng, cằm và cổ họng. Đường kẻ màu đen chạy từ mắt đến mũi. Bộ da lông ngắn và rất rậm. Đôi tai sáng màu phía trước và đen màu phía sau.[6]

Linh miêu tai đen lớn nhất trong nhóm "mèo nhỏ" châu Phi.[6] Con đực cân nặng lên đến 18 kg [40 lb], còn con cái lên đến 16 kg [35 lb]. Linh miêu tai đen có chiều cao bờ vai dao động trong khoảng 40 cm [16 in] đến 50 cm [20 in]. Chiếc đuôi ngắn. Con đực và con cái trông giống nhau. Đồng tử mắt co lại thành vòng tròn, trong khi đồng tử loài mèo khác co lại theo hình khe hở.[6]

  • Caracal caracal algira [Wagner, 1841], Bắc Phi
  • Caracal caracal caracal [Schreber, 1776], Đông Phi, Trung Phi và Nam Phi
  • Caracal caracal damarensis [Roberts, 1926], Namibia
  • Caracal caracal limpopoensis [Roberts, 1926], Botswana
  • Caracal caracal lucani [Rochebrune, 1885], Gabon
  • Caracal caracal nubica [J. B. Fischer, 1829], Ethiopia, Sudan
  • Caracal caracal poecilotis [Thomas and Hinton, 1921], Tây Phi
  • Caracal caracal schmitzi [Matschie, 1912], Israel, Tây Á, Iran, Arabia, Pakistan, Ấn Độ, Jordan

Linh miêu tai đen sinh sống tại rừng thưa, xavan, bán hoang mạc và rừng cây bụi, thích môi trường sống khô cằn với lượng mưa thấp và một số vùng bao phủ.[1] Mặc dù linh miêu săn mồi trên mặt đất, có thể leo lên cây và bơi nhanh để bắt cá. Chúng không tìm được tại rừng mưa nhiệt đới.[1] Tuy nhiên, chúng sinh sống rừng xanh quanh năm và núi cao.[6]

Linh miêu tai đen phân bố rộng rãi trên khắp châu Phi, Trung Đông, và Tây Nam Á sang Ấn Độ. Loài mèo nhỏ này phân bố trên cả châu Phi, ngoại trừ vành đai rừng xích đạo và trung tâm Sahara. Phạm vi lịch sử của linh miêu tai đen tương tự như báo gêpa; cả hai trùng với phạm vi vài loài linh dương Gazelle sa mạc nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay linh miêu tai đen vẫn duy trì phạm vi rộng. Linh miêu tai đen vẫn sinh sống tại hầu hết phạm vi lịch sử của loài, mặc dù đã mất đi một phần phạm vi ở vùng giáp ranh, đặc biệt tại Bắc và Tây Phi.[1]

Phạm vi cư trú linh miêu cái nhỏ hơn phạm vi cư trú linh miêu đực. Nhìn chung, phạm vi cư trú linh miêu tai đen lớn hơn trong môi trường khô cằn so với khu vực có nhiều nước.[1]

 

Linh miêu mẹ và con non

Thai kỳ của linh miêu tai đen khoảng hai tháng rưỡi. Lứa đẻ thường giữa một đến bốn mèo con.[7] Số mèo con cai sữa sau 10 tuần, nhưng vẫn còn ở với linh miêu mẹ cho đến một năm. Linh miêu tai đen thành thục khoảng giữa 12 và 16 tháng.[6]

Giống hầu hết loài mèo ăn thịt, linh miêu tai đen có một chế độ ăn uống rất rộng. Chủ yếu tiêu thụ động vật có vú nhỏ và chim. Linh miêu cũng săn con mồi là động vật có vú từ nhỏ đến lớn hơn, chẳng hạn như linh dương Impala và những loài linh dương khác. Linh miêu tai đen đôi khi ăn thằn lằn, rắn và côn trùng.[1] Con mồi của linh miêu tai đen gồm một loạt động vật hữu nhũ, nhưng điển hình nhất là gặm nhấm, thỏ, đa man, và linh dương nhỏ. Mặc dù linh miêu tai đen được xét là một loài mèo nhỏ, chúng không ngần ngại giết con mồi lớn, chẳng hạn như một con linh dương nhảy trưởng thành hoặc linh dương Kudu còn non, khi có cơ hội.[6] Săn mồi thường diễn ra vào ban đêm và linh miêu tai đen giết chết bằng cách cắn vào cổ và bóp nghẹt con mồi.[7] Linh miêu tai đen cũng ăn xác thối khi cần thiết.[1]

Linh miêu tai đen thường được xem là một mối phiền toái cho chủ sở hữu cây trồng, vật nuôi tại địa phương vì chúng không né tránh ăn thịt gia súc, và thường xuyên bị giết vì điều này. Linh miêu tai đen cũng bị săn bắt lấy da và thịt, trong đó một số bộ tộc bụi xem chúng là một món ăn.[6] Mất môi trường sống, từ nông nghiệp và hoang mạc hóa, cũng là một mối đe dọa ở miền trung, tây, bắc và đông bắc châu Phi.[1] Linh miêu tai đen phong phú nhất tại Namibia và Nam Phi, mặc dù nghiên cứu cho thấy chúng đang giảm qua các vùng miền của Namibia.[8] Linh miêu tai đen được xem xét là hiếm xuyên suốt nhất phạm vi của chúng.[7] Tại châu Phi, linh miêu tai đen được liệt kê dưới phụ lục II của công ước CITES và là loài ít quan tâm trong Sách đỏ IUCN.[1][6] Săn linh miêu tai đen bị cấm tại châu Phi hạ Sahara, nhưng chỉ trong khoảng một nửa phạm vi của linh miêu tai đen, vì không được bảo vệ ở Namibia và Nam Phi. Ở đây, linh miêu tai đen được xem là động vật có vấn đề, rất phong phú mà người chủ đất được phép giết không hạn chế.[1] Giống như nhiều loài mèo, linh miêu tai đen không thường thấy. Tuy nhiên, linh miêu tai đen dường như sống tốt ngay cả ở những quốc gia nơi săn bắt chúng được cho phép. Con người là mối đe dọa chính đối với linh miêu tai đen,[1] nhưng báo hoa được biết đến sẽ giết chúng.[9] Nhìn chung, công tác bảo tồn linh miêu tai đen hiện chưa phải là vấn đề, đặc biệt tại châu Phi hạ Sahara, mặc dù quần thể loài cũng như môi trường sống đã giảm tại nhiều khu vực cụ thể.[1] Trong tương lai, thực trạng bảo tồn linh miêu tai đen có thể xấu đi như kết quả của việc tiếp tục mất môi trường sống, nứt vỡ sinh cảnh và hoang mạc hóa.[6]

Vài vườn thú gia tăng linh miêu tai đen trong chương trình phối giống nuôi nhốt. Đạo đức và an toàn của việc sở hữu linh miêu tai đen như thú cưng được tranh luận. Mặc dù chúng rất dễ chế ngự, linh miêu tai đen rất năng động và có tính lãnh thổ.[10]

 

Linh miêu tai đen được in trên tem

Linh miêu tai đen được đào tạo trong lịch sử để săn chim tại Iran và Ấn Độ. Đôi khi, một con linh miêu được đưa vào sân vận động cùng đàn bồ câu. Mọi người sẽ đặt cược vào số chim bồ câu mà linh miêu tai đen sẽ giết được trong khoảng thời gian xác lập. Một con linh miêu được đào tạo tốt có thể hạ gục đến 12 con bồ câu trong một lần nhảy vọt bằng móng chân lớn và bốn chân khỏe.[11] Đây là nơi câu thành thữ "đặt một con mèo giữa đàn bồ câu" khởi nguồn.[6]

Linh miêu tai đen hiện diện đáng kể về mặt tôn giáo trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Linh miêu tai đen tìm được trên tranh khảm tường, và tác phẩm điêu khắc về linh miêu tai đen cùng những loài mèo khác canh giữ lăng mộ. Một số thi hài linh miêu tai đen được ướp xác.[12]

Giống như báo gêpa, linh miêu tai đen được dùng như một công cụ săn bắn. Linh miêu tai đen được huấn luyện để săn thú nhỏ và chim cho hoàng gia Ấn Độ.[1] Ngày hôm nay, nhiều người cho rằng linh miêu tai đen là một vật nuôi "ngoại lai", mặc dù chúng không hành xử nội địa trong điều kiện nuôi nhốt. Bất chấp thái độ tự nhiên, nỗ lực được thực hiện để nhân giống tạp giao linh miêu tai đen với mèo nhà nhằm sản xuất một giống linh miêu tai đen "nội địa".[6]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n Avgan, B.; Henschel, P. & Ghoddousi, A. [2016]. “Caracal caracal”. IUCN Red List of Threatened Species. 2016: e.T3847A102424310.
  2. ^ Wozencraft, W. C. [2005]. “Loài Carcal caracal”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M [biên tập]. Mammal Species of the World [ấn bản 3]. Johns Hopkins University Press. tr. 533. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ Chisholm, Hugh biên tập [1911]. “Caracal [animal]” . Encyclopædia Britannica [ấn bản 11]. Cambridge University Press.
  4. ^ a b “Caracal”. Small cats of Africa. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2015.
  5. ^ “Caracal”. Americana English dictionary [bằng tiếng Anh]. England: Oxford University Press. 2015. Trích dẫn bách khoa toàn thư đại học OxfordQuản lý CS1: ngôn ngữ không rõ [liên kết]
  6. ^ a b c d e f g h i j k l “Caracal Facts”. Big Cat Rescue. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2015.
  7. ^ a b c Shorrocks, Bryan [2007]. Biology of Habitats: The Biology of African Savannahs. New York: Oxford University Press.
  8. ^ Neils 2015 wwww.ConservationCATalyst.com
  9. ^ Dybas, Cheryl Lyn. “Lair of the Leopard: To Cache Kills, Leopards Prefer Caves Over Trees”. voices.nationalgeographic.com. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ “Caracal”. rightpet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  11. ^ “Caracal Facts”. bigcatrescue.org. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ Kingdon, J. [1977]. East African Mammals: An Atlas of Evolution in Africa, Volume IIIA: Carnivores. Academic Press, London. ISBN 0226437213.

Tra caracal trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
Wikispecies có thông tin sinh học về Linh miêu tai đen
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Linh miêu tai đen.
  • IUCN Cat Specialist Group Caracal
  • Wild cat conservation org Caracal Africa

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Linh_miêu_tai_đen&oldid=66766755”

Video liên quan

Chủ Đề