Chạm bạc là gì

[ 07-03-2021 - 03:57 PM ] - Lượt xem: 266

Theo sử sách ghi lại: Vào năm Thuận Thiên thứ 2 [1429] đời vua Lê Thái Tổ, ở làng Đồng Xâm lúc đó có ông Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề hàn xanh, hàn nồi đồng lên châu Bảo Lạc [nay thuộc Cao Bằng] hành nghề, rồi cũng ở đó ông học được nghề kim hoàn, trở về làng ông đem truyền dạy nghề cho dân. Lúc đầu ông mở xưởng tại nhà, sau truyền ra cả làng. Từ làng Đồng Xâm đến các làng Tả Phụ, Hữu Bộc, Dương Cước, Xuân Cước...

Ban đầu, mới chỉ làm nghề đồng doa, sửa chữa các đồ bằng đồng, qua năm tháng phát triển thành nghề mỹ nghệ chuyên chạm khắc các đồ gia dụng bằng đồng, dần dần làm được các đồ trang sức bằng vàng, bạc... Lúc đầu người Đồng Xâm làm tại quê, khi có sản phẩm thì đem đi bán ở khắp nơi, đến cả kinh kỳ. Có người mang đồ nghề đi làm ở các nơi. Đến cuối thời Lê Trung Hưng thì nghề chạm bạc Đồng Xâm đã nổi tiếng, phát triển thành các phường thợ, mỗi phường thợ làm một công đoạn: trơn, đầu, đậu, chạm; thợ làm ở công đoạn nào thì thấu hiểu công đoạn ấy, không biết việc ở công đoạn khác. Đây cũng là cách giữ bí mật nghề. Thời ông Nguyễn Kim Lâu còn sống, ông là chủ phường, lúc đó đã ngót 150 thợ, ông đặt tên là phường Phúc Lộc, rồi chia phường thành 7 chi, mỗi chi phường cai quản một hạng thợ. Từ cuối thời Lê thế kỷ XVIII, nhiều thợ bạc Đồng Xâm đã được triệu lên kinh đô phục vụ triều đình làm các vật dụng khảm, chạm vàng, bạc trên những ngai thờ, mũ thờ. Thời nhà Nguyễn, thợ bạc Đồng Xâm làm nhiều sản phẩm để triều đình mua dùng làm quà tiến cúng. Dân làng còn nhớ tới thời Tự Đức có cụ Lưu Quang Chế được vua triệu vào cung sửa chữa ngai vàng, làm các đồ trang sức cho hoàng cung sau được triều đình ban cho hưởng lộc bát phẩm.

Nghề chạm bạc Đồng Xâm càng phát triển thì tay nghề của những người thợ nơi đây càng tinh xảo. Người làng Đồng Xâm còn lưu giữ được những sản phẩm thể hiện được tài năng, trí tuệ và khéo léo của những người thợ lớp trước như bộ lư đỉnh bằng bạc; tranh xuân, hạ, thu, đông; tranh tứ bình... Hàng bạc Đồng Xâm dáng thanh thoát, chạm chuốt tinh xảo, đường ve, nước vuốt chuẩn mực đến từng chi tiết nhỏ như hạt kê, sợi tóc, có độ chênh bong cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có những nghệ nhân nổi tiếng và đến nay nhiều người trong làng được phong tặng nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.

Sống bằng nghề

Trong quá trình tồn tại và phát triển, không ít làng nghề đã bị “khai tử” và mai một, nhiều làng nghề “chủ lực” đang “loay hoay” tìm lối đi để thích nghi với những thách thức của cơ chế thị trường thì làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. 

Điều này được minh chứng bằng việc làng nghề đã tồn tại được gần 400 năm, làng có tới 5 nghệ nhân ưu tú được vinh danh, là một trong những di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của vùng châu thổ sông Hồng và là làng nghề tiêu biểu nhất trong 241 làng nghề được UBND tỉnh Thái Bình cấp Bằng công nhận. 

Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã vô tình đẩy 60% doanh nghiệp làng nghề Việt Nam vào thế cầm cự, 20% thì “thoi thóp” nhưng làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn “sống khỏe” nhờ biết đa dạng hóa sản phẩm và linh hoạt trong phát triển thị trường.

Những người thợ chạm bạc Đồng Xâm đã biết tận dụng ưu thế sẵn có, mạnh dạn chuyển từ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu [khi thị trường đóng cửa] sang sản xuất những mặt hàng tiêu thụ nội địa: hàng phục vụ cho đạo Phật [hoành phi, câu đối, lư hương…]; hàng phục vụ cho đạo Giáo [thánh giá, chén đựng nước phép, hộp đựng bánh thánh…]; chạm chổ những bức tranh về các đề tài danh lam thắng cảnh của đất nước, của đồng quê Việt Nam; trang trí nội thất cho các đình chùa… vì thế mà làng nghề chạm bạc Đồng Xâm ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, được nhiều người biết đến và ưa chuộng, danh tiếng từ đó cũng tăng lên.  

Ông Nguyễn Văn Niết – Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái - chia sẻ, nguồn gốc chính của làng chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái nhưng đến nay đã phát triển, lan rộng ra hai xã lân cận [Lê Lợi và Trà Giang] hình thành một vùng làm nghề rộng lớn, chạy dài khoảng 6km, được gọi với cái tên vùng nghề chạm bạc Lê – Hồng – Trà. 

Nhắc đến những giai đoạn thăng trầm của nghề chạm bạc Đồng Xâm, khi thị trường xuất khẩu đi vào suy thoái, phía đối tác không nhận hàng, Nghệ nhân Phạm Văn Nhiêu - Phó Chủ tịch Chi hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý chạm bạc Đồng Xâm - cho biết, từ thập niên 50 - 70 của thế kỷ trước, khi thị trường trong nước gần như không có nhu cầu, những người thợ chạm bạc Đồng Xâm phải bươn chải, làm đủ mọi nghề để kiếm sống.

Giờ thì mọi chuyện đã khác, những người con của Đồng Xâm từ làng ra đi học tập và thành đạt quay về phát triển làng nghề, khắc phục kiểu làm ăn “cò con, tự phát” nên đã từng bước hình thành lối sản xuất kinh doanh chuyên nghiệp cho những người thợ trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thợ bạc Đồng Xâm nhờ biết linh hoạt trong phát triển thị trường nên đến nay hầu hết các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam [chùa Bái Đính – Ninh Bình, kinh thành Huế…] đều xuất hiện những sản phẩm của làng và điều này cho thấy vận hội mới đang quay trở lại với người Ðồng Xâm và nghề chạm bạc.

Dù hiện nay hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả nước và các làng nghề gặp nhiều khó khăn nhưng làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn có rất nhiều đơn đặt hàng từ trong và ngoài nước [đặc biệt thời điểm giáp tết]. Những người thợ ở đây yêu nghề, sống chết với nghề và không ngừng sáng tạo để làm ra những sản phẩm độc đáo, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để đa dạng hóa sản phẩm, làng chạm bạc Đồng Xâm đã biết kết hợp với sản phẩm của các làng nghề khác để tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu riêng – “Made in Đồng Xâm”.

Khi hỏi về bí quyết giúp làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn có đủ việc làm cho gần 2.000 lao động trong khi các ngành nghề thủ công nói chung đang gặp khó khăn, Nghệ nhân Phạm Văn Nhiêu tâm huyết: “Đồng Xâm chúng tôi bên cạnh việc phát huy nét tinh hoa độc đáo của nghề nghiệp còn biết tận dụng các sản phẩm của các làng nghề thủ công khác mang về bọc, bịt từ đó làm tăng giá trị của sản phẩm để tiêu thụ. 

Bất kể thứ gì làm bằng kim loại quý như đồng thau, vàng, bạc… sản phẩm từ nhỏ đến to, Đồng Xâm không bỏ qua một việc gì. Đây là nét riêng của những người thợ chạm bạc ở Đồng Xâm. Điều này đã lý giải vì sao trong những năm qua, mặc dù nhiều làng nghề trong nước gặp khó khăn, không tìm kiếm được đơn hàng và thị trường tiêu thụ nhưng riêng Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn có đủ việc làm cho cả một vùng nghề rộng lớn”…

Sức sống bất diệt

Theo các nghệ nhân ở làng kể lại: Nghề chạm bạc thường có lúc thịnh lúc suy bởi sản phẩm của người thợ chạm bạc Đồng Xâm làm ra là những mặt hàng cao cấp, xưa được bán cho triều đình, cho các nhà giàu có, thích làm sang. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và thời kỳ bao cấp, nghề chạm bạc sống thoi thóp, một số gia đình đã bỏ nghề, một số hợp tác xã gần như phải giải thể. Nhưng từ giữa thập kỷ 1990 đến nay, nghề chạm bạc đã được phục hồi nhờ kinh tế chung của đất nước phát triển và chính sách mở cửa của nhà nước. Không chỉ người Đồng Xâm mà xã Lê Lợi cũng có làng nghề chạm bạc. Sản phẩm qua các đại lý ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh xuất đi nhiều nước. Hiện nay, nghề chạm bạc đã thu hút hơn 50% số lao động của xã Hồng Thái, Lê Lợi với hơn 4.000 lao động có thu nhập ổn định, giá trị sản xuất đạt hàng trăm tỷ đồng/năm. Nghệ nhân nhân dân Phạm Văn Nhiêu cho biết: Không khí làm việc trong các tổ nghề luôn hối hả, đi tới đâu cũng nghe thấy tiếng búa, tiếng đục, hàn, chạm trổ... Người làm nghề không bao giờ hết việc, làm quanh năm không ngừng nghỉ và không bao giờ phải lo đầu ra sản phẩm. Khác với trước đây người dân làm theo kế hoạch giao, từ khi phát triển theo cơ chế thị trường thì mỗi người trong làng nghề lại có hướng đi riêng, do đó sản phẩm rất đa dạng. Tuy nhiên, người trong làng còn lưu giữ được những sản phẩm thể hiện được tài năng, trí tuệ và sự khéo léo của những người thợ lớp trước như bộ lư đỉnh bằng bạc; tranh xuân, hạ, thu, đông; tranh tứ bình... Sản phẩm chạm bạc dùng để trang trí, làm đồ dùng nên không chỉ phục vụ cho những nhà giàu, khá giả, các đô thị mà còn len lỏi đến các vùng quê xa xôi, hẻo lánh. Vì thế đến nay, bất kỳ sản phẩm gì người Đồng Xâm cũng có thể làm được, từ vàng, bạc, đồng hay các vật dụng bằng vàng, bạc của miền núi như cối giã trầu, đôi khuyên tai hay bộ xà tích vừa đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, vừa duy trì, phát triển nghề truyền thống.

Đến nay, mặc dù đã có rất nhiều máy móc công nghệ hiện đại nhưng người dân trong làng nghề vẫn làm thủ công và nhận nhiều mặt hàng khó để giữ nghề và giữ thương hiệu cho làng nghề. Cơ sở chạm bạc Thái Úy là một điển hình. Mặc dù cơ sở đã đầu tư khá nhiều máy móc nhưng đó chỉ là một số công đoạn chứ không phải thay thế hoàn toàn sức người. Anh Tạ Văn Úy, chủ cơ sở chia sẻ: Làm một sản phẩm có rất nhiều công đoạn song cần nhất là sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi tay người thợ nên tôi vẫn duy trì làm thủ công, nhất là phần chạm. Dùng máy ép thì mỗi ngày có thể ra hàng trăm bức tranh nhưng nếu làm thủ công thì mấy người làm vài ngày mới được một bức. Vì thế, người Đồng Xâm luôn giữ được độ tinh tế của sản phẩm. Nhiều sản phẩm của làng nghề được khách hàng đánh giá cao và luôn trong tình trạng cháy hàng bởi rất phù hợp để trang trí như tranh, đồ thờ, linh kiện đồng hồ...Nhờ phát triển nghề mà người dân trong làng ngày càng khá giả. Và ấn tượng hơn cả là chưa bao giờ Đồng Xâm ngừng tiếng búa, tạo nên nét văn hóa làng nghề đặc sắc nhất trong các làng nghề ở Kiến Xương và tỉnh Thái Bình

Quy trình chế tác một sản phẩm bạc thủ công phải trải qua 5 công đoạn cơ bản. Đầu tiên là việc chuẩn bị dụng cụ chế tác bạc. Bộ dụng cụ phục vụ chế tác có 8 loại chính, gồm: bễ thổi, lò nung, nồi nấu bạc, khuôn đúc, búa, kìm sắt, đe, bộ đục chạm hoa văn, mỗi loại có công năng sử dụng khác nhau. 

Công đoạn tiếp theo là chuẩn bị bạc phục vụ chế tác. Thông thường, khi một gia đình có nhu cầu chế tác đồ trang sức bằng bạc họ sẽ chủ động chuẩn bị nguyên liệu phù hợp với sản phẩm cần chế tác. Trong trường hợp người nhờ chạm khắc không có bạc thì có thể nhờ thợ chạm khắc bạc tư vấn và chọn giúp bạc cũng như một số hoạ tiết hoa văn trang trí phù hợp.

Công đoạn thứ ba là chuẩn bị bếp và nhóm lò nấu bạc. Theo phương pháp thủ công thì dùng lò nung bạc, lò dùng để nung thường được đắp bằng đất sét hoặc xếp bằng đá có trét đất ở các khe hở nhằm giữ nhiệt cho bếp. Do đặc trưng cấu tạo và hoạt động của lò, khi chuẩn bị nấu bạc, người thợ phải chuẩn bị than để nhóm bếp. Nguyên liệu dùng để nấu chảy bạc là loại than chắc, đượm lửa, giữ được nhiệt lâu, đó là những cây gỗ lâu năm trên rừng đã già và khô kiệt hoặc các loại gỗ nghiến, táu để đốt và lấy than. Ngày nay thợ chế tác thường dùng đèn khò bằng gas. Sau khi bạc đã tan chảy hoàn toàn, người thợ sẽ quan sát xem nước bạc đã được chưa, nếu được người thợ sẽ dùng kìm cặp quai nồi nấu bạc đang nóng chảy trên bếp đổ vào khuôn đúc tạo thành hình các thanh bạc trong lòng máng của các khuôn đúc.

Công đoạn thứ tư là chạm khắc hoa văn. Đây là công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự tỷ mỷ, cẩn thận đến từng thao tác nhỏ nhằm tạo những sản phẩm bằng bạc có nhiều họa tiết hoa văn trang trí phong phú, đẹp mắt, tinh tế. Sau khi đã có phôi bạc, người thợ sẽ tiến hành khâu tạo dáng và chạm trổ hoa văn. Khi chạm hoa văn, các nghệ nhân phải dùng từng loại đục để chạm khắc hoa văn, khâu chạm khắc hoa văn đòi hỏi sự sáng tạo của người thợ.

Tiếp đến, bất cứ một sản phẩm nào khi hoàn thành quy trình chế tác cũng cần phải trải qua khâu đánh bóng cho đến khi bạc nổi màu trắng đặc trưng, tạo vẻ đẹp và sự hấp dẫn cho sản phẩm bạc. 

---

Mùa Gốm hiện có một số các sản phẩm bạc chạm khắc tinh xảo với giá vô cùng phải chăng, mọi người hãy tham khảo và chọn cho mình món đồ ưng ý nhé

//www.facebook.com/pg/muagom/photos/?tab=album&album_id=1479954268851082

---

Mùa Gốm tại: 55/1A đường Cây Keo, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức, Hcm

Mở cửa từ 10h - 22h hằng ngày

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ tư vấn: 0941 712 781/ 0919845574

--> Tiệm ship hàng toàn quốc với hoá đơn từ 200 nghìn, bao bể vỡ.

--> Khách mua hàng nếu chưa đủ đơn hoặc muốn gom thêm nhiều hàng, vui lòng ck cọc giữ hàng trước, tiệm sẽ giữ hàng, chờ bạn gom đủ đơn sẽ giao một lần.

--> Ngoại thành HCM bạn vui lòng ck trước nhé. Gốm chỉ ship COD nội thành HCM [với bất kỳ hoá đơn nào]

+ Website: //muagomnhatban.com/

+ Facebook://www.facebook.com/muagom/

+ Instagram: //www.instagram.com/muagom/

Video liên quan

Chủ Đề