Cho oxit của kim loại r hóa trị iv, trong đó r chiếm 46,7% theo khối lượng. công thức của oxit đó là

Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, trong hạt nhân của A có n’ = p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Công thức hóa học của hợp chất là


Câu 40957 Vận dụng cao

Một hợp chất có công thức là MAx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, trong hạt nhân của A có n’ = p’. Tổng số proton trong MAx là 58. Công thức hóa học của hợp chất là


Đáp án đúng: d


Phương pháp giải

+) Trong hợp chất MAx, M chiếm 46,67% về khối lượng nên:

$\frac{M}{xA}=\frac{46,67}{53,33}$

+) Thay n - p = 4 và n’ = p’ ta có PT (1)

+) Tổng số proton trong MAx là 58 => PT (2)

+) Do A là phi kim ở chu kì 3 => p’

...

phân loại và phương pháp giải bài tập chương hệ thống tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.63 KB, 11 trang )

CHƯƠNG II . BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1 _ Dạng 1. Từ cấu hình e nguyên tử suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng HTTH và ngược
lại từ vị trí suy ra cấu hình e
Phương pháp:viết cấu hình e từ đó suy ra vị trí như sau
-số thứ tự của ô =Z (điện tích hạt nhân)
-số thứ tự của chu kỳ = số lớp e trong nguyên tử
-nhóm: +nguyên tử có cấu hình e lớp ngoài cùng là nsanpb thì a+b=số thứ tự của nhóm
+nguyên tử có cấu hình e lớp ngoài cùng là (n-1)dansb( a là số e đượcđiền vào phân
lớp sát ngoài cùng a= 1 đến a = 10 trừ môt số trường hợp ngoại lệ ) thì nguyên tố
thuộcnhómB.Tổng số a+b:
a+b <8 thì tổng này là số thứ tự của nhóm
a+b=8,hoặc 9, hoặc 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIII B
a+b>8 thì (a+b-10) là số thứ tự của nhóm
chú ý các nguyên tố có Z≤ 20 đều thuộc nhóm A.Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại
Ví dụ 1. Cho 3 nguyên tố A,B,C với cấu hình e ns1,ns2np1,ns2np5
a.hãy xác định vị trí của A,B,C trong bảng HTTH biết n=3
Giải:
A có cấu hình e: 1s22s22p63s1; ô thứ 11,chu kỳ 3,nhóm 1A
B có cấu hình e : 1s22s22p63s23p1 ô thứ 13,chu kỳ 3, nhóm 3A
C có cấu hình e : : 1s22s22p63s23p5 ô thứ 17,chu kỳ3,nhóm 7A


Ví dụ 2. Cho các nguyên tố có cấu hình như sau: : 1s22s22p2, 1s22s22p5, 1s22s22p63s1
a.xác định số e hóa trị của từng nguyên tử
b.xác định vị trí của chúng trong bảng BHTTH
Giải:
a. xác định số e hóa trị
- 1s22s22p2:có 4 e hóa trị


-1s22s22p5:có 7 e hóa trị
-1s22s22p63s1:có 1 e hóa
b . xác định vị trí của chúng
1s22s22p2: nguyên tố thuộc ô số 6, chu kỳ 2, nhóm IVA
1s22s22p5: nguyên tố thuộc ô số 9,chu kỳ 2, nhóm VIIA
1s22s22p63s1: nguyên tố thuộc ô số 11,chu kỳ 3, nhóm IA
Ví dụ 3: một hợp chất cấu tạo từ M+ và X2- . trong phân tử M2X có tổng số hạt (n,p, e ) là 140
hạt. trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt( số khối của M
lớn hơn số khối của X là 23). tổng các hạt n, p,e trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31
hạt.
a) viết cấu hình electron của ion M+ và X2-.
b) xác định vị trí của nguyên tố X và Y trong bảng hệ thồng tuần hoàn
c) dựa vào bảng HTTH xác định nguyên tố M, X.
Giải

Trong

phân

tử

M2X

và ( pM + nM) - ( pX + nX) = 23


=>

ta


có:


a) Cấu hình electron của M+ và X2- lần lượt là:1s22s22p63s23p6 , 1s22s22p6

=> M : 1s22s22p63s23p64s1 X: 1s 22s22p4
b) M: 1s22s22p53s23p64s1: nguyên tố thuộc ô số 19,chu kỳ1, nhóm IA

X: 1s22s22p4: nguyên tố thuộc ô số10,chu kỳ2, nhóm VIA
c) M là Kali
X là Oxy
Ví dụ 4: A,B là hai nguyên tố ở cùng phân nhóm và thuộc hai chu kỳ liên tiếp. Tổng số
proton trong hai hạt nhân A và B bằng 32.viết cấu hình e của A,B và ion của A,B
Giải
ta có = 16 vậy ZA<16

Kiến Guru xin gửi tới bạn học sinh top 3 đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án sát với các đề chính thức từ các trường trên cả nước mà Kiến sưu tầm và tổng hợp được. Mỗi đề thi đều có kiến thức tập trung ở học kì 1, các dạng bài tập tự luận từ đơn giản cho tới nâng cao, phù hợp cho các bạn yếu cũng như khá giỏi. Bài viết bao gồm đầy đủ kiến thức và dạng bài cho các bạn ôn luyện. Mời các bạn cùng học với Kiến nhé! 

I. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án – Đề số 1 : 

1. Phần trắc nghiệm

Câu 6: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là:

A. 34X      B. 36X      C. 37X      D. 38X

2. Phần tự luận

Câu 1: (2,5 điểm)

Cho các nguyên tố như sau: X (Z = 12); Y (Z = 34); G (Z = 22); H (Z = 29) làm sao ?

a) Viết cấu hình electron nguyên tử (đầy đủ) của 4 nguyên tố trên. 

b) Xác định vị trí của 2 nguyên tố X, G trong bảng tuần hoàn. Giải thích? 

c) Cho biết tính chất của 2 nguyên tố Y, H (kim loại, phi kim hay khí hiếm). Giải thích? 

Câu 2: (1,5 điểm)

Cho các phân tử như sau: KCl và H2O và N2 và Na2O.

Biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố lần lượt là: H = 1, N = 7, O = 8, Na = 11, Cl = 17, K = 19.

a) Xác định loại liên kết hoá học trong các phân tử trên (liên kết ion, liên kết cộng hoá trị phân cực hay liên kết cộng hoá trị không cực)? (0,5 điểm)

b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử chứa liên kết cộng hoá trị. (1,0 điểm)

Câu 3: (3,0 điểm)

Hoà tan hoàn toàn 16,5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Al vào 500 dung dịch HCl 2,5M (d =1,1g/ml) thu được 13,44 lít H2 (đktc) và dung dịch B

a) Hãy tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. (1,5 điểm)

b) Tính C% các chất trong dung dịch B. (1,0 điểm)

c) Thực hiện oxi hoá hỗn hợp A với lượng như trên ngoài không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X gồm Al2O3và Fe3O4. Hoà tan hết hỗn hợp X bằng dung dịch HCl được dùng dư 10% so với lượng cần thiết thu được dung dịch Y. Tính thể tích dung dịch KOH 5M tối thiểu cần cho vào dung dịch Y để thu được lượng kết tủa không đổi. (0,5 điểm)

    (Cho H = 1, O = 16, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27)

3. Đáp án

a. Trắc nghiệm 

b. Tự luận 

Câu 1 (2,5đ)

Câu 2 (1,5đ)

Câu 3 (3đ)

II. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án – Đề số 2 : 

1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây là sai?

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 6 gam một kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Kim loại M là:

A. Zn (65)      B. Mg (24)

C. Fe (56)      D. Ca (40)

Câu 3: Anion X có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc:

A. nhóm IIA, chu kì 4

B. nhóm VIIA, chu kì 3

C. nhóm VIIIA, chu kì 3

D. nhóm VIA, chu kì 3

Câu 4: Trong tự nhiên nguyên tố clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,48. Số nguyên tử đồng vị 35Cl có trong 200 nguyên tử clo là?

A. 132      B. 48      C. 76      D. 152

Câu 5: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Các dãy gồm các nguyên tố và được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử theo chiềutừ trái sang phải là:

A. K, Mg, N, Si.      B. Mg, K, Si, N.

C. K, Mg, Si, N.      D. N, Si, Mg, K.

Câu 6: Nhóm hợp chất nào sau đây chỉ có liên kết ion:

A. Na2O, CO, BaO.      B. BaO, CaCl2, BaF2.

C. CS2, H2O, HF.      D. CaO, CH4, NH3.

Câu 7: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số hiệu nguyên tử của R là:

A. 56      B. 30      C. 26      D. 24

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion.

B. Điện hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.

C. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị

D. Cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.

Câu 9: Trong phản ứng hóa học: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. Cl2 đóng vai trò:

A. chất bị khử

B. chất bị oxi hóa

C. chất vừa bị oxi hóa, vừa bị khử

D. chất không bị oxi hóa, không bị khử.

Câu 10: Cation R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của R là:

A. 1s22s22p63s23p6

B. 1s22s22p63s23p5

C. 1s22s22p63s23p63d1

D. 1s22s22p63s23p64s1

2. Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

Biết nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn.

a) Viết cấu hình electron và xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của R?

b) Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của oxit bậc cao, của hiđroxit và hợp chất khí với hiđro của R?

Câu 2: (2 điểm)

Cân bằng PTHH của các phản ứng oxi hoá- khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron (xác định chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hóa).

a) Cu + H2SO4 đ, n→ CuSO4 + SO2 + H2O

b) Al + HNO3→ Al(NO3)3 + NO + NH4NO3 +H2O

Câu 3: (1 điểm)

Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH4. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 53,3% về khối lượng. Xác định nguyên tố R ?

Học sinh không sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

3. Đáp án

a. Trắc nghiệm

b. Tự luận 

Câu 1(2đ)

Câu 2(2đ)

Câu 3(1đ)

III. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án – Đề số 3 : 

1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định chu kì, số thứ tự ô nguyên tố của X trong bảng tuần hoàn.

A. Chu kì 2, ô 7      B. Chu kì 3 ô 17

C. Chu kì 3 ô 16      D. Chu kì 3, ô 15

Câu 2: Tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy N - P - As - Sb - Bi (nhóm VA) biến đổi theo chiều:

A. Tăng      B. Không thay đổi

C. Vừa giảm vừa tăng.      D. Giảm

Câu 3: Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là

A. NaCl và MgO      B. HCl và MgO

C. N2 và NaCl      D. N2 và HCl

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

A. ion.      B. Cộng hoá trị.

B. Kim loại.      D. Cho nhận

Câu 5: Cho biết cấu hình electron của nguyên tố A là 1s22s22p63s23p4 và cấu hình electron của nguyên tố B là 1s22s22p63s1. Phát biểu đúng là

A. Nguyên tố A là KL, nguyên tố B là PK

B. Nguyên tố A là PK, nguyên tố B là KL.

C. Nguyên tố A, nguyên tố B đều là PK

D. Nguyên tố A, nguyên tố B đều là KL.

Câu 6: Hợp chất của một nguyên tố có công thức RH2. Oxit cao nhất của R chiếm 40% khối lượng R. R là:

A. N (M = 14)      B. Se (M = 79).

C. S (M = 32)      D. Ca (M = 40)

Câu 7: Cho phương trình phản ứng hóa học sau:

8Fe + 30HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 3N2O + 15H2O. Trong phản ứng trên chất khử là:

A. Fe      B. HNO3

C. Fe(NO3)3     D. N2O

Câu 8: Nguyên tố X có Z = 20. Vị trí của X trong hệ thống hoàn:

A. Tất cả đều sai

B. Chu kì 3, nhóm IA

C. Chu kì 4, nhóm IIA

D. Chu kì 4, nhóm IIIA.

Câu 9: Trong các phân tử sau, phân tử có liên kết ba giữa hai nguyên tử là:

A. Khí flo.      B. Khí cacbonic.

C. Khí hyđrô.      D. Khí nitơ.

Câu 10: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các phân tử và ion sau: SO42-, H2SO4, H2SO3 lần lượt là

A. -2, +4, +6.      B. +6, +4, +6.

C. +6, +6, +4.      D. +4, +6, +6.

Câu 11: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxy hóa khử.

A. Fe + 2HCl → FeCl2

B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

C. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl3

D. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

Câu 12: Trong phản ứng hoá học sau: 3Cl2 + 6KOH → KClO3 + 5KCl + 3H2O. Cl2 đóng vai trò là gì?

A. Chỉ là chất oxi hoá

B. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

C. Chỉ là chất khử.

D. Không phải là chất oxi hoá, không phải là chất khử

2. Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

Khi cho 0,9g một kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì được 0,504 lít H2 (đkct). Tìm kim loại X.

Câu 2: (2 điểm)

Cho PTH Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NO2 + H2O

a) Cân bằng PTHH trên?

b) Tính thể tích khí NO2 thu được ở đktc khi cho 13g Zn tác dụng với 400ml HNO3 2,5M.

3. Đáp án 

a. Trắc nghiệm 

b. Tự luận

Câu 1(2đ)

Câu 2(2đ)

Trên đây là 3 đề thi đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án mà Kiến sưu tầm bám sát với đề chính thức so với các đề của các trường trên cả nước. Mỗi đề thi gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận. Các đề thi đều được sắp xếp các câu theo thứ tự khó dễ, rất phù hợp cho các bạn ôn luyện và phân bổ thời gian để làm đề. Chúc các bạn ôn luyện hiệu quả nhé!