Chó phối giống bao lâu thì tắm được

Đối với những người nuôi thú cưng, những câu hỏi như “Có phải thú cưng của mình mang thai?”, “Liệu chó mang thai có nên tắm?”, “Nên vệ sinh chó có thai như thế nào?” luôn là những câu hỏi quan trọng, nhằm giúp những đối tượng này chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn, tuy nhiên, đây cũng là những câu hỏi gây nhiều luồng ý kiến trái chiều nhất.

Bên cạnh những ý kiến như vẫn tắm cho chó có thai được bình thường, tắm cho chó có thai sẽ giúp cô chó khỏe mạnh và sạch sẽ hơn, cũng có những ý kiến cho rằng lúc chó mang thai là lúc sức khỏe chó yếu nhất và nên hạn chế tắm để không bị sảy thai. Liệu sức khỏe có phải là nhân tố chính quyết định việc chó mang thai có nên tắm? Cùng nhau tìm hiểu dưới đây nhé!

Đọc thêm về chó mang thai

Chó mang thai có nên tắm?

Có thể bạn chưa biết nhưng yếu tố quyết định đến việc chó có thai có nên tắm không phải là ở hậu quả có sảy thai hay không, sức khỏe chó sẽ khỏe mạnh hoặc yếu đi hay không mà là ở tâm lý của chó mang thai khi tắm. Làm một phép so sánh với những thú cưng đi lạc và nhận được sự giúp đỡ ở các trung tâm chăm sóc thú cưng. Điều đầu tiên mà các bác sĩ ở trung tâm làm không phải là tắm cho thú cưng đi lạc mà là xác định tâm lý của chúng có đủ thoải mái để đi tắm hay không, nếu chúng không thoải mái, chúng ta hoàn toàn có thể vệ sinh bằng những cách khác đơn giản hơn.

Đối với chó có thai cũng như vậy. Việc tắm cho chó mang thai là vẫn có thể nếu như chúng hoàn toàn thoải mái và vui vẻ đi tắm. Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ khi tắm cho chó có thai là bạn nên nhẹ nhàng và cẩn thận hơn bình thường. Đặc biệt, đối với những cô chó trước và sau khi lâm bồn, chúng ta không nên vệ sinh bằng cách tắm, điều này sẽ làm giảm đề kháng của chó, nhất là khi chó đang ở một mức sức khỏe yếu.

Ngoài ra, nếu chó nhà bạn đang gặp vấn đề về da như chó bị viêm da chảy mủ thì bạn nên tham khảo các chăm sóc từ bác sỹ thú y trước khi quyết định có tắm cho chó hay không.

Quy trình tắm cho chó mang thai

Đầu tiên, chuẩn bị nước ấm, 02 khăn tắm mềm và sạch sẽ, dầu gội hoặc sữa tắm dành riêng cho chó. Nếu tắm cho giống chó to thì bạn nên có người hỗ trợ để cho chó mang thai được thoả mái nhất.

Giữ chó ở tư thế ngồi xổm 2 chân, không nên đặt chó nằm ngửa vì sẽ thay đổi áp lực lên xương sống của thai nhi. Đỡ 2 phần chân trước của chó và từ từ dùng vòi nước ấm gột sạch phần lông theo chiều từ cổ, lưng và xuống đến đuôi.

Dùng dầu gội chuyên dụng thoa đều lên toàn thân của chó và bắt đầu chà nhẹ giống như bạn đang mát xa cho chúng. Để ý và chăm sóc kỹ những khu vực xung quanh bụng nơi chó mang thai ít khi tự mình làm sạch được do vướng thai nhi. Đồng thời, bạn phải duy trì lực nhẹ nhàng khi chăm sóc khu vực này.

Tiếp theo, xả sạch phần xà bông trên người chó một lần nữa. Nếu chú chó cảm thấy thích thú thì hãy tắm lâu hơn 1 chút, nhưng cũng không khuyến khích bởi dễ bị giảm thân nhiệt.

Lau khô lông chó bằng 02 khăn tắm đã chuẩn bị sẵn. Nên lau phần chân trước để chó có thể đứng vững trong quá trình sấy khô lông.

Những lưu ý khác khi tắm cho chó mang thai

Để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là cún cưng trong bụng chó thì khi tắm cho chó mang thai chúng ta cần lưu ý những điều như sau:

  • Giữ tâm lý thoải mái cho thú cưng. Đây chính là điều quan trọng nhất và điều đầu tiên cần được nhắc đến. Chỉ khi thú cưng thoải mái thì chúng ta mới nên vệ sinh chó chúng bằng nước. Nếu chúng không sẵn sàng đi tắm, bạn có thể vệ sinh khô ở những khu vực bẩn cho chúng.
  • Sử dụng loại xà phòng tắm thích hợp, dịu nhẹ và gây ít kích ứng cho chúng. Trong xà phòng chứa một lượng không ít chất tẩy, điều này có tác dụng làm sạch cao nhưng đối với những giai đoạn sức khỏe yếu của vật cưng thì chúng ta không nên sử dụng loại xà phòng có lượng chất tẩy quá lớn, nó sẽ gây kích ứng cho cả vật cưng lẫn cún cưng của bạn.
  • Không nên quá căng thẳng và lo lắng trong quá trình tắm cho vật cưng của mình. Khi “bố mẹ” của mình căng thẳng, tất nhiên không thể dấu được những động vật nhạy cảm giống như chó và vô tình, điều đó cũng sẽ khiến vật cưng của các bạn trở nên căng thẳng và lo lắng hơn.

Dấu hiệu khi chó mang thai

Đầu tiên, để xác định việc chó của mình có thai hay không, người nuôi chó nên tìm hiểu kỹ về những dấu hiệu khi chó có thai để tránh nhầm lẫn với hiện tượng “chó mang thai giả”. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp các bạn xác định chó của mình có mang thai hay không:

  • Nhận biết qua núm vú của thú cưng: Thường các chó cưng mang thai, núm vú của chúng sẽ cứng hơn và to hơn thường ngày. Đặc biệt, khi ở trong 2 – 3 tuần đầu của thai kỳ, núm vú của chó cưng sẽ hồng hào hơn một chút.
  • Nhận biết qua bụng của thú cưng: Nếu như chó mang thai biểu hiện qua núm vú chỉ sau 2 – 3 tuần thì ở phần bụng phải sau 4 – 5 tuần trong thai kỳ. Thường thi nếu thú cưng mang thai, phần bụng của chúng sẽ to hơn bình thường khiến các núm vú lộ ra rõ hơn. Đến tuần thứ 6 – 9 của thai kỳ, để chắc chắn hơn bạn có thể sờ bụng chúng, việc này có thể giúp bạn xác định được vị trí của các chú cún cưng.
  • Sự thay đổi qua hành vi: Giống như phụ nữ, vật cưng giống cái cũng không tránh được những sự thay đổi trong hành vi ở thai kỳ của mình. Khi mang thai, tính tình của các cô chó sẽ trở nên nóng và khó hơn, biểu hiện thường thấy là chúng hay sủa lung tung, ồn ào và rất dễ cắn người. Đồng thời, chúng sẽ dùng nhiều thời gian để ngủ hơn, không còn hiếu động và chạy nhảy như lúc bình thường. 

Chó có thai thường ngủ nhiều hơn

Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu chó mang thai, tuy nhiên, chó mang thai giả cũng sẽ có những dấu hiệu tương tự như vậy. Để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc này bạn có thể nhờ bác sĩ thú y siêu âm cho thú cưng để chắc chắn hơn về việc mang thai. Một lưu ý nhỏ cho các bạn nuôi chó có thai đó là hãy giữ cho thú cưng của bạn một tâm lý thoải mái, vui vẻ, đây là mới là điều quan trọng nhất, đảm bảo sức khỏe của các cô chó khi mang thai.

Đọc thêm: 5 dấu hiệu chó mang thai chính xác bạn cần biết

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hoàn thiện kỹ năng chăm sóc chó lúc mang thai, đặc biệt là giải quyết được thắc mắc chó mang thai có nên tắm hay không? 

Tắm cho chó mang thai! Thời điểm chó mang thai là một trong những thời điểm vô cùng nhạy cảm với chó và cả người nuôi chó. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, phòng chống tụt canxi ở chó mẹ,…vệ sinh cho chó khi mang thai cũng là một vấn đề rất quan trọng. Vì nếu không cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến tâm lí, sức khỏe, tín mạng của cả chó mẹ và con. Vậy thì chó mang thai có nên tắm không? làm thế nào để vệ sinh cho chó khi mang thai, hãy cùng tham khảo những thông tin quan trọng dưới đây.

>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Tại sao chó lại ăn phân? Làm thế nào để chó hết ăn phân?

Tắm cho chó mang thai có nên không?

Trong quá trình chó mang thai, có nhiều ý kiến cho rằng tắm cho chó sẽ gây sẩy thai. Tuy nhiên, vệ sinh cho chó là một điều tất yếu phải làm, dù trong quá trình mang thai để đảm bảo vệ sinh cho vật nuôi, tránh các bệnh nguy hiểm do môi trường, bụi bẩn,…ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Mặt khác, nếu trong suốt quá trình mang thai chúng ta không tắm cho chó chúng sẽ có mùi hôi rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Tuy tắm cho chó là việc cần thiết, tuy nhiên, vì chó đang mang thai nên cách thức để tắm cho chó sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt là số lần tắm trong tuần chỉ nên dao động từ 1 – 2 lần, và khi tắm cho chúng phải cực kì nhẹ nhàng, tránh làm chúng hoảng sợ, ảnh hưởng đến bào thai trong bụng.

>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Chó bỏ ăn chỉ uống nước phải làm sao? Làm sao để chó con ăn nhiều?

Cách vệ sinh cho chó khi mang thai

Khi mang thai, tâm lí của chó mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là chúng vô cùng cẩn trọng trong việc chạy nhảy, hoạt động và cả tắm vì sợ ảnh hưởng đến con. Vì vậy, để vệ sinh cho chó khi chúng đang mang thai là một việc làm đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ vô cùng.

Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh cho chó

Khi chó chưa mang thai bạn có thể tắm cho chó bằng vòi nước nhưng khi chó mang thai bạn cần cho chó tắm trong bồn [chậu hoặc thau lớn, rộng] có xả sẵn nước vì chó sẽ nảy sinh tâm lí sợ hãi khi bạn xả nước trực tiếp lên người chúng. Dưới đáy bồn cần đặt một tấm lót chống trơn trượt để giữ vị trí cún cố định trong bồn, tránh trơn ngã làm ảnh hưởng đến cún.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị lược chải lông, khăn bông lau khô lông và một trong các loại sữa tắm tốt nhất cho chó, nên chọn loại dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da. Bên cạnh đó, nếu được bạn cần chuẩn bị thêm sữa tắm khô để phòng trường hợp chó không muốn tắm.

Bước 2. Trấn an tâm lí cho chó trước khi vệ sinh

Thông thường với những chó mẹ mang thai mà trước đó chúng thường xuyên tắm thì việc vệ sinh cho chúng sẽ không gặp nhiều khó khăn vì chó mẹ đã quen với việc đó.

Tuy nhiên, với những chú chó ít khi tắm trong bồn hoặc có biểu hiện không đồng tình với việc vệ sinh thì bạn cần phải nhẹ nhàng với chúng. Ban đầu bạn nên trò chuyện, trấn an tinh thần cho chó, nếu chúng bắt đầu hợp tác thì bạn sẽ tiến hành tắm. Còn nếu chó vẫn không đồng tình, chống đối và khó chịu với việc tắm bạn thì bạn nên dừng việc tắm lại và chỉ dùng sữa tắm khô xịt vào lông, sau đó dùng lược chải lông chải sạch các vết bẩn trên lông cho chúng.

>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Giá bán nhà và khay vệ sinh cho mèo. Chọn mua nhà vệ sinh cho mèo

Bước 3. Bế chó vào bồn tắm

Khi chó sẵn sàng tắm, bạn bế chó vào bồn tắm. Khi bế chó vào bồn, bạn cần chú ý không được bế dưới bụng chó vì sẽ gây đau đớn hoặc khó chịu cho chó. Bạn chỉ được bế chó bằng cách luồn một cánh tay vào giữa hai chân sau, một tay đặt dưới phần cổ để bế chó.

Bước 4. Tiến hành tắm cho chó

Bạn dùng ca múc nước ở trong bồn xối nhẹ nhàng lên cơ thể chó cho đến ướt, bôi sữa tắm lên và mát xa nhẹ nhàng để giúp chó thoải mái, thư giản khi tắm. Sữa tắm được bôi từ đầu đến lưng, đuôi và chận. Đặc biệt không bôi sữa tắm lên mặt chó, cũng cần tránh để sữa tắm lọt vào tai, sẽ gây khó chịu cho chó mẹ.

Sau khi tắm xong bạn dùng nước xả sạch sữa tắm trên lông, nếu chó không sợ tiếng nước chảy bạn có thể dùng vòi xả trực tiếp, nếu không phải dùng ca để xối.

Bước 5. Bế chó ra ngoài và lau khô

Bạn cần chú ý lau càng khô lông cho chó càng tốt, bởi khi lông ướt chó mẹ sẽ phải lắc người thật mạnh để hong khô, ảnh hưởng không tốt đến các bào thai trong bụng và làm chó không muốn tắm vào lần sau.

>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Phòng chống tụt canxi ở chó mẹ. Dấu hiệu và cách xử lý khi chó bị tụt canxi

Tắm cho chó mang thai! Lưu ý khi vệ sinh cho chó mang thai

– Trong quá trình tắm, cần tuyệt đối bình tĩnh, không vội vàng. – Tuyệt đối không tắm cho chó mẹ mang thai 5 ngày trước và sau khi sinh. – Nếu bạn cảm thấy mình không thể tắm cho chúng hãy thuê chuyên gia vệ sinh hoặc đưa chó đến các cơ sở thú y để bác sĩ thực hiện thao tác này cho chúng.

– Sau khi cho chó tắm xong nên cho chó ăn một món ngon nào đó như là sự khích lệ, động viên.

Video liên quan

Chủ Đề