Chủ trương đổi mới về kinh tế được đại hội đảng lần thứ vi (1986) đề ra là gì

Mục lục

  • 1 Bối cảnh
    • 1.1 Hội nghị lần thứ 8 và những cải cách
    • 1.2 Chuẩn bị
    • 1.3 Đại hội Đảng cấp địa phương
  • 2 Đại hội
    • 2.1 Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa VI
  • 3 Bộ Chính trị và Ban Bí thư
  • 4 Ghi chú
  • 5 Trích dẫn
  • 6 Tham khảo
    • 6.1 Sách
    • 6.2 Văn kiện Đại hội Đảng
    • 6.3 Tạp chí khoa học
    • 6.4 Báo chí
  • 7 Liên kết ngoài
  • 8 Xem thêm

Bối cảnhSửa đổi

Hội nghị lần thứ 8 và những cải cáchSửa đổi

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa V (ngày 10–17 tháng 6 năm 1985) – và các hội nghị lần thứ 6 (ngày 3–10 tháng 7 năm 1984) và lần thứ 7 (ngày 11–17 tháng 12 năm 1984) – đã đặt ra yêu cầu chỉ đạo đánh giá lại tổ chức, nhân sự và hiệu quả hoạt động của Đảng.[6] Theo Báo cáo Về công tác xây dựng Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa IV trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, "chỗ yếu kém trong cơ cấu tổ chức của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến cơ sở nói chung hiện nay là bộ máy tổ chức cồng kềnh, nặng nề mà hiệu lực lại thấp, chế độ trách nhiệm không rõ ràng; sự phân định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn giữa cơ quan đảng, cơ quan nhà nước và các đoàn thể, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cơ quan quản lý với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp, giữa cá nhân và tập thể đều chưa thật rõ."[7] Bên cạnh đó, những biểu hiện tiêu cực đã xuất hiện ở không ít cán bộ, đảng viên, thể hiện qua tình trạng tham nhũng, sự tha hóa, cứng nhắc, thiếu trung thực, thiếu kỷ luật.[8][5]

Đảng đã đề ra ba biện pháp để đảo ngược sự suy thoái này: (1) làm cho các cán bộ đảng viên tập trung vào kinh tế kỹ thuật và trách nhiệm quản lý; (2) cán bộ phải được tổ chức đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế và hành chính, trang bị cho họ các kỹ năng vận hành một nền kinh tế ngày càng phức tạp; và (3) thay đổi cán cân quyền lực trong đảng.[8] Trong số tháng 5 năm 1986 của Tạp chí Cộng sản, Lê Đức Thọ nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt qua những khẩu hiệu chính trị và nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý của cán bộ trong các tổ chức đảng.[8] Ông muốn thay đổi vai trò của đảng trong nền kinh tế từ vai trò thực hiện sang vai trò giám sát, quản lý.[8] Một vấn đề khác là việc thiếu các cán bộ, nhân sự trẻ.[8] Để giải quyết vấn đề này, Đảng thừa nhận sự cần thiết phải chuẩn hóa việc đào tạo nhân sự, tiêu chuẩn về thời hạn phục vụ và tuổi nghỉ hưu, cũng như sự luân chuyển định kỳ đối với cán bộ.[8]

Ngay từ đầu trong quá trình đổi mới, Đảng đã củng cố, nâng cao trình độ đội ngũ chi bộ cấp cơ sở, tiếp tục phân cấp trách nhiệm, giao thẩm quyền cho các tổ chức cấp sở, ban, ngành, tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong quy hoạch kinh tế, quản lý thị trường và an ninh công cộng, đồng thời cố gắng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.[9] Từ đó, nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính, song song với việc thực hiện các chính sách kinh tế mới.[10]

Trong quý đầu tiên của năm 1986, Đảng tiếp tục thực hiện các kế hoạch của Hội nghị lần thứ 8. Tuy nhiên, các kế hoạch ban đầu được đưa ra đã bị thất bại và yêu cầu điều chỉnh khẩn cấp. Các báo cáo cho thấy các cải cách năm 1985 dẫn đến lạm phát tràn lan, và Hội nghị lần thứ 9 (giữa tháng 12 năm 1985) buộc ban lãnh đạo trung ương phải áp dụng lại chính sách phân chia khẩu phần vào để giảm bớt khó khăn cho người nghèo. Vào tháng 3, chính phủ cũng đã hợp pháp hóa các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, hạn chế trong lĩnh vực thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, để hỗ trợ kiểm soát lạm phát.[10] Đảng đã cố gắng đưa các quy luật thị trường vào nền kinh tế kế hoạch, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát thị trường.[11] Ở giai đoạn đầu này, Đảng bắt đầu thảo luận về mức độ kiểm soát của nhà nước và hoạch định nền kinh tế.[11] Ngày 8 tháng 4, Bộ Chính trị khóa V ban hành dự thảo nghị quyết về bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở.[12] Nghị quyết đã cố gắng giải quyết vấn đề còn tồn tại bằng cách tinh giản bộ máy hành chính để hoạt động hiệu quả hơn.[12] Tuy nhiên, trong khi ủng hộ việc tự chủ của các doanh nghiệp quốc doanh, Đảng vẫn tìm cách xóa bỏ thương mại cá thể.[12] Ở giai đoạn này, các nhà chức trách không tìm cách thay đổi nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ở trung ương.[13]

Chuẩn bịSửa đổi

Việc lập kế hoạch cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI được bắt đầu từ Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khóa V kéo dài 19 ngày (từ ngày 19 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6 năm 1986).[13] Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc diễn văn khai mạc, tại đây ông tái khẳng định cam kết cải cách của lãnh đạo Trung ương Đảng.[13] Hội nghị Trung ương 10 nhất trí thông qua dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội toàn quốc lần thứ VI.[13] Công tác chuẩn bị cho Đại hội bắt đầu bằng đại hội Đảng cấp cơ sở và trên cơ sở.[13]

Công tác chuẩn bị cho Đại hội bắt đầu chậm chạp.[14] Trong một hội nghị của Ban Tổ chức Trung ương, việc thiếu sự chuẩn bị được chỉ ra là do một số chi bộ cơ sở Đảng chưa thể chuẩn bị nhân sự cho Đại hội. Bên cạnh đó, các cơ quan cấp trên đã cung cấp hướng dẫn không đầy đủ cho các tổ chức cơ sở về các nhiệm vụ soạn thảo báo cáo khác nhau.[14] Ban Bí thư khóa V thông báo về việc triển khai công tác tự phê bình và phê bình vào ngày 11 tháng 3 trong tất cả các cấp ủy Đảng để chuẩn bị cho Đại hội.[14] Các mục tiêu chính là tăng cường kỷ luật tại các cấp ủy Đảng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng; đánh giá kết quả hoạt động của Đảng với trọng tâm là về kinh tế và quản lý kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V; góp phần vào sắp xếp, bố trí lại nhân sử trong tương lai; tạo điều kiện thuận lợi cho việc soạn thảo các nghị quyết và chương trình nghị sự cho Đại hội và bổ nhiệm các cấp ủy địa phương mới.[15] Ban Bí thư khóa V cũng đã công bố hướng dẫn cho việc bổ nhiệm, lựa chọn thành viên Ủy ban Nhân dân và Đảng bộ các cấp vào giữa tháng 3 năm 1986.[16]

Đại hội Đảng cấp địa phươngSửa đổi

Đại hội cấp địa phương trước Đại hội toàn quốc lần thứ VI được tổ chức quy củ hơn so với các kỳ trước.[17] Khác với các kỳ Đại hội trước, ban lãnh đạo trung ương của đảng đã ban hành các chỉ thị và chương trình đào tạo cho cán bộ Đảng viên về cách tổ chức đại hội.[17] Một số cán bộ Đảng viên được giao trách nhiệm hướng dẫn cấp dưới về dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương.[17] Ủy ban Nhân dân các địa phương bắt đầu triệu tập hội nghị vào đầu tháng 8 để nghiên cứu dự thảo báo cáo.[17] Các hội nghị này có vai trò như tiền thân của đại hội Đảng bộ cấp cơ sở và trên cơ sở, tại tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp quốc doanh, bắt đầu được triệu tập vào giữa tháng 8.[17] Tuy nhiên, có một số một số tổ chức Đảng cấp cơ sở đã tổ chức bầu cử sớm đại biểu dự Đại hội đại biểu cấp cao hơn.[17]

Đại hội cấp trên cơ sở được triệu tập ở một số tỉnh vào cuối tháng 8, trong khi các tỉnh khác bắt đầu triệu tập vào cuối tháng 9.[18] Các đại biểu từ các tổ chức đảng cấp cơ sở đã đưa ra nhiều ý kiến cụ thể về sự cần thiết phải cải cách trong các lĩnh vực tập trung cung ứng vật tư nông nghiệp, định giá hàng hóa nông nghiệp, thống nhất phương thức bao thầu sản phẩm và thống nhất quản lý thu mua hàng hóa nông nghiệp. Phần lớn các báo cáo truyền thông về các đại hội cấp huyện ghi nhận hầu hết có sự nhất trí về các mục tiêu kinh tế cơ bản, đi cùng với thảo luận và đề xuất sửa đổi dự thảo Báo cáo Chính trị, tiếp theo là một số đề xuất sửa đổi trong dự thảo Báo cáo Chính trị.[18] Trong khi một số hội nghị chỉ trích dự thảo Báo cáo Chính trị, một số khác bày tỏ sự nhiệt tình hoặc nhất trí ủng hộ.[18] Do Quốc hội không ban hành được dự thảo Kế hoạch 5 năm lần thứ 4, các hội nghị cấp huyện buộc phải thảo luận về các mục tiêu kinh tế địa phương chủ yếu vì thiếu dữ liệu kinh tế quốc gia.[18]

Tổng Bí thư Trường Chinh trong bài phát biểu trước Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã thừa nhận những khuyết điểm và sai lầm nghiêm trọng của các lãnh đạo trung ương Đảng trong lãnh đạo kinh tế, đồng thời phê phán việc áp đặt kiến trúc thượng tầng trong điều kiện Việt Nam hiện nay.[19] Trường Chinh tán thành chương trình của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa V và các khái niệm kinh tế mới, nhưng nói với những người tham dự rằng Bộ Chính trị khóa V đã thực hiện đánh giá một cách có hệ thống các chính sách kinh tế, trong đó có sự tiếp tục của nền kinh tế hỗn hợp, chấp nhận quyền sở hữu tư nhân trong tương lai gần, sự cần thiết phải chấm dứt chế độ tập trung quan liêu, cũng như phân cấp, phân quyền trong việc ra quyết định kinh tế.[20] Trong bài phát biểu trước Đại hội lần thứ 4 của Tổ chức Đảng Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa V, tán thành các cương lĩnh của các Hội nghị lần thứ 6, 7 và 8 của Ban Chấp hành Trung ương khóa V, đồng thời ủng hộ kết luận tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khóa V.[21] Ông nhấn mạnh một số chỉ thị của Bộ Chính trị.[21] Phạm Hùng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trong bài phát biểu trước Đại hội tỉnh Cửu Long cho rằng việc áp dụng kinh tế thị trường và đổi mới chấp nhận sở hữu tư nhân sẽ không làm tổn hại đến quá trình chuyển đổi xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.[21] Hội nghị lần thứ 11 (ngày 17–25 tháng 11 năm 1986), phiên họp cuối cùng trước Đại hội VI, đã thông qua cương lĩnh của đại hội.[6]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI: Đánh dấu mở đầu thời kỳ đổi mới

Đình Hiệp(tổng hợp)
Đánh giá tác giả:
07:08 thứ ba ngày 19/01/2021
Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V: Tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên Đường tới thành công
Chủ trương đổi mới về kinh tế được đại hội đảng lần thứ vi (1986) đề ra là gì
Tin liên quan Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V: Tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên

(HNM) - Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) của Đảng, nước ta diễn ra nhiều sự kiện quan trọng. Bên cạnh những thành tựu, nước ta gặp vô …

Chủ trương đổi mới về kinh tế được đại hội đảng lần thứ vi (1986) đề ra là gì
Tin liên quan Đường tới thành công

(HNM) - Trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Đại hội XII), toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu …

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: Đại hội đảng đại hội lần thứ VI thời kỳ đổi mới Đại hội XIII của Đảng

Đại hội lần thứ VI của Đảng: Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước

Thứ tư, 13/1/2021 | 9:59:15 Sáng
Chủ trương đổi mới về kinh tế được đại hội đảng lần thứ vi (1986) đề ra là gì

(HBĐT) - Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 - 18/12/1986 tại Thủ đô Hà Nội. Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Có 32 đoàn đại biểu quốc tế dự.


Đại hội diễn ra trong bối cảnh chung: Hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, khó khăn nghiêm trọng. Phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh; phong trào không liên kết trở thành lực lượng chính trị rộng lớn, có vai trò ngày càng quan trọng.

Hố ngăn cách giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng sâu rộng. Sự bóc lột ngày càng nặng nề của các nước đế quốc chủ nghĩa khiến nhiều nước Á, Phi, Mỹ Latinh ngày càng bần cùng và nợ nần chồng chất. Phong trào công nhân của các nước tư bản có bước phát triển mới.

Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá các lực lượng sản xuất.

Trong nước tiếp tục xây dựng CNXH, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới XHCN gắn với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, 10 năm đầu tiên của thời kỳ quá độ, nền sản xuất cũ, hậu quả của các cuộc chiến tranh, tàn dư của chế độ cũ đã cản trở sự phát triển của đất nước. Chúng ta chưa tiến xa được mấy so với điểm xuất phát quá thấp. Những sai lầm và khuyết điểm đã mắc phải càng làm cho tình hình thêm khó khăn.

Quyết tâm đổi mới: Ðại hội lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới quan trọng của Ðảng trong lãnh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức. Với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", đại hội khẳng định những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ trước, đồng thời chỉ rõ: Tình hình KT-XH có những khó khăn gay gắt: sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt; lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt hơn; quan hệ sản xuất XHCN chậm được củng cố; đời sống Nhân dân, nhất là công nhân, viên chức còn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển.

Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Ðại hội lần thứ V đề ra là cơ bản ổn định tình hình KT-XH, ổn định đời sống Nhân dân.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình của đất nước, đại hội nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm, khuyết điểm. Ðổi mới tư duy, nhận thức rõ hơn về những quy luật khách quan của thời kỳ quá độ, kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng CNXH ở miền Bắc và những năm đầu khi nước nhà thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, đại hội đề ra đường lối đổi mới.

Ðại hội xác định: Ðảng phải trưởng thành về lãnh đạo chính trị, phát triển và cụ thể hóa đường lối, đề ra những giải pháp đúng đắn đối với những vấn đề mới của sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Ðể tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình, Ðảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác.

Ðại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ thể trong Ðiều lệ Ðảng cho phù hợp tình hình mới.

Ðổi mới toàn diện thật sự là ý Ðảng, lòng dân. Nghị quyết Ðại hội VI vào cuộc sống là quá trình thể nghiệm, tìm tòi, từng bước cụ thể hóa, phát triển và tổ chức thực hiện những định hướng lớn. Ðảng và Nhà nước vừa tập trung giải quyết những vấn đề KT-XH cấp bách, giữ vững ổn định chính trị, vừa thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống Nhân dân dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của Nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên.

Ðại hội bầu BCH T.Ư gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức và 1 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng. Các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Lê Ðức Thọ được giao trách nhiệm là cố vấn BCH T.Ư Ðảng.

(Còn nữa)

P.V (TH)





Chủ trương đổi mới về kinh tế được đại hội đảng lần thứ vi (1986) đề ra là gì

Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII trình,

Chủ trương đổi mới về kinh tế được đại hội đảng lần thứ vi (1986) đề ra là gì

Thực hiện quy trình bầu các Phó Chủ nhiệm; phân công nhiệm vụ Thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thực hiện quy trình bầu các đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí Thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Chủ trương đổi mới về kinh tế được đại hội đảng lần thứ vi (1986) đề ra là gì

Vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đưa Hòa Bình phát triển nhanh, bền vững

(HBĐT) -Sau hơn 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, phát huy dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp, hoàn thành các chương trình, kế hoạch đề ra.Đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh ta, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy về những đóng góp của đoàn đại biểu tỉnh với đại hội, cũng như giải pháp nhằm đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) lần thứ XIII của Đảng vào thực tiễn tỉnh nhà. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Chủ trương đổi mới về kinh tế được đại hội đảng lần thứ vi (1986) đề ra là gì

Diễn văn bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Đại hội Đảng