Chùa tịnh thất báo ân ở đâu

//tapchivanhoaphatgiao.com/wp-content/uploads/2020/12/14.46.76974437.44668457.mp3

Nếu có dịp về Vũng Tàu, đi ngang qua ngã ba Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chúng ta hãy dừng chân ghé thăm chùa Từ Ân – nơi có vị Ni sư trụ trì bình dị nhưng với trái tim từ bi đã cưu mang hàng trăm em nhỏ mồ côi, cụ già neo đơn không nơi nương tựa. Bằng tình yêu thương, Ni sư không chỉ nuôi dưỡng các em trưởng thành mà còn hướng dẫn chúng tu sửa và học tập theo giáo lý nhà Phật.

Đó là Ni sư Thích Nữ Minh Hải, Thế danh: Đặng Thị Quyến, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1969. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống đạo Phật tại vùng quê tỉnh Quảng Nam. Cha mẹ Ni sư đều là những người nông dân thật thà, chất phác. Gia đình có 9 anh em nhưng chỉ duy nhất Ni sư là con gái nên được cha mẹ rất mực yêu thương. Năm 14 tuổi, hội đủ duyên lành, Ni sư xin cha mẹ cho phép được xuất gia nhưng bị gia đình phản đối. Với chí xuất trần quá mạnh, Ni sư đã theo một người quen vào tỉnh Bà rịa-vũng tàu xuất gia với Sư bà trụ trì chùa Linh Bửu, được sư bà đặt lại tên là Lê Thị Kim Chi, pháp danh Quảng Trí, hiệu Minh Hải. Trải qua năm tháng tu hành kham khổ nơi chùa quê, tuổi thơ gắn liền với nhiều nỗi khó khăn vất vả. Sau này, khi trưởng thành, Ni sư với tấm lòng yêu thương rộng lớn muốn chia sẻ một phần nào đối với những người nghèo khổ đặc biệt là các em bé mồ côi, cụ già neo đơn không nơi nương tựa.

Năm 1996, Ni sư được Phật tử hiến cúng 2.000m2 đất để làm nơi tu tịnh. Ni sư cho lập tịnh thất Từ Ân cấp 4 đơn sơ, gồm một phần trước làm Chánh điện thờ Phật, sau là nhà ở và bếp. Ngày 9/6/2010, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã quyết định công nhận tịnh thất Từ Ân trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với tên gọi là chùa Từ Ân. Buổi đầu thành lập, chùa Từ Ân chỉ là căn nhà nhỏ, trong khoảng gần 10 năm hoạt động, Chùa đã xuống cấp. Năm 2013, Ni sư cho đại trùng tu với các hạng mục như: chánh điện, nhà tổ, trai đường, ni xá.

Giai đoạn đầu Ni sư đã gặp rất nhiều khó khăn từ việc chăm trẻ sơ sinh, nuôi dạy đến chi phí học tập khi các em đến tuổi đến trường. Ngoài thời gian tu tập, ni sư làm đủ các công việc như làm nhang, tương, chao và tự pha chế nước rửa chén bán cho các quán ăn để có thêm thu nhập. Một tuần 2-3 lần, sau khi công phu khuya xong là ni sư lại đón xe đò lên chợ Đầu Mối để mua thực phẩm và xin thêm rau củ. Đối với những phần rau củ hư hỏng nhẹ hoặc rơi rụng chủ hàng không bán được thì ni sư xin đem về.

Trẻ mồ côi được chùa cưu mang với số lượng ban đầu có 32 em năm 2010, đến năm 2014 là 151 em. Khu nhà ở đã xuống cấp trầm trọng, không còn đủ sức che nắng, mưa. Nhớ những ngày nắng thì nóng bức vì mái tôn lâu ngày đã hư hỏng nặng, còn những ngày mưa là nước ngập khắp nhà như bão, lũ. Vì vậy Ni sư đã đi vay mượn khắp nơi để mua lô đất kế bên chùa có diện tích 726m2 để xây dựng khu nuôi trẻ với tên gọi “Mái Ấm Tình Thương Chùa Từ Ân” chi phí xây dựng gần 3 tỷ đồng. Đến năm 2015, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Thành đã ký Quyết định thành lập Cơ sở bảo trợ xã hội tại chùa Từ Ân có tên gọi là “Trung tâm Nhân đạo Từ Ân”.

Việc nuôi dưỡng và dạy dỗ các em nên người, để tương lai trở thành những người công dân có ích cho xã hội là một công việc không phải dễ dàng. Với nỗ lực của tự thân và sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân gần xa các em được học hành đầy đủ, nhiều em đã trưởng thành và lập gia đình. Việc làm của Ni sư không chỉ nêu cao lòng từ bi trong đạo Phật mà còn chung tay cùng với xã hội xây dựng quê hương, đất nước.

Cảm mến công hạnh của Ni sư, nhiều Phật tử đã tìm về nương tựa tu học, trong đó có nhiều vị phát tâm xuất gia. Đến nay, đệ tử của Ni sư có 19 vị, 1 vị đang du học tại Sri Lanka, 1 vị đang học thạc sĩ tại TP. HCM, 9 vị đã tốt nghiệp chương trình Cử nhân Phật học, các vị còn lại đang theo học tại các trường Phật học và thế học trong nước. 

Nói đến Ni sư Minh Hải chùa Từ Ân là nói đến từ thiện xã hội. Bởi lẽ trong vòng hơn 40 năm tu tập, Ni sư đã tổ chức và tham gia gần 500 chuyến từ thiện cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai; trao phần thưởng cho trẻ em nghèo hiếu học; trao quà cho bà con dân tộc thiểu số; trao quà cho bà con nghèo vùng sâu vùng xa; giúp đỡ chi phí thuốc men cho người bệnh, sản phụ; xây nhà tình thương cho người già neo đơn, nấu ăn miễn phí tại Bếp ăn Tình thương – Bệnh viện Đa Khoa Tân Thành,… Là trụ trì của một ngôi chùa nhưng Ni sư lại rất bình dị, quanh năm cũng chỉ mấy bộ áo nâu và đôi dép đã cũ. Phần lớn thời gian Ni sư dành cho công việc từ thiện xã hội. Hễ ở đâu có thiên tai, lũ lụt, nghèo đói là Ni sư lại tức tốc lên đường, mang tâm từ ban trải khắp nơi nơi.

Chùa Từ Ân xây dựng đến nay cơ bản đã hoàn thành, Lễ Khánh Thành được chư Ni, Phât tử tổ chức vào ngày 11-12-13/12/2020 [nhằm ngày 27-28-29/10/ Canh Tý], Kênh Thông tin Tổng hợp Phật Sự Online sẽ truyền hình trực tiếp [livestream] và đưa tin trong những ngày diễn ra đại lễ. Rất mong được đón tiếp chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử gần xa đến tham dự. 

Địa chỉ liên hệ: Chùa Từ Ân, KP. Mỹ Tân, P. Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trụ trì: Ni sư Thích Nữ Minh Hải – ĐT: 0906839241

Số tài khoản hỗ trợ Trung tâm Nhân đạo Từ Ân:

0421003972408 [Lê Thị Kim Chi],

Ngân hàng Viecombank chi nhánh Phú Thọ.

Bó nhang 6 hộp mà chị Nguyễn Thị Hiên [phường 4, TP. Vũng Tàu] đã mua của “sư thầy”.

10h trưa 25-10, khi chị Nguyễn Thi Hiên sống ở đường Lê Lợi, TP.Vũng Tàu đang tất bật chuẩn bị cơm cho cả nhà thì nghe tiếng chuông gọi cửa. Khách vừa đến là một người mặc áo nâu sồng, tự xưng là “thầy” chùa và muốn chị Hiên mua 2  bó nhang cho nhà chùa để gây quỹ ủng hộ người nghèo. Thấy việc cần làm, chị Hiên không ngần ngại mở cửa đón tiếp “sư thầy”, nhiệt tình mua một bó nhang làm từ thiện. Khi trả tiền, vị sư thầy này bảo cho thầy 200.000 đồng, chị Hiên mới tá hỏa, nhưng lỡ mua rồi, hơn nữa lại là việc thiện nên chị Hiên cũng vui vẻ trả tiền. Sau khi vị thầy chùa này đi khỏi, chị Hiên mở bó nhang ta xem, bên trong bó nhang gồm 6 hộp nhỏ, mỗi hộp có chừng 30 cây nhang, giá thị trường chỉ khoảng 30.000 đồng.

Điều làm chị Hiên bức xúc là 1 tháng sau, vị thầy chùa này lại tới gõ cửa nhà chị và tiếp tục mời mua nhang. Chỉ Hiên chỉ tay vào bó nhang chưa thắp hết 1 hộp nói: “Lần trước thầy vừa tới, con ủng hộ thầy rồi,  nhang vẫn còn nhà con thắp chưa hết”. Vị “thầy” này lập tức phán: “Làm phúc thì đâu phải tính toán”. Thấy chị Hiên vẫn cương quyết không mua, người này chào một câu: “Không mua thầy đi à..”. Lúc này nhìn dáng vẻ câng cáo của vị thầy tu này chị Hiên mới nhận ra thực chất đây chỉ là những kẻ lừa đảo, đội lốt thầy chùa.

Chị Hoàng Thị Nhung, ở phường 12, TP.Vũng Tàu  phản ánh,  cứ 5-7 ngày lại có những vị sư đến nhà mời mua nhang, lúc đầu chị cũng như những gia đình khác cũng mua, nhưng ngày càng thấy nhiều sư đi bán nhang nên người dân cũng sinh nghi ngờ. Chị Nhung kể, có lần chị gặng hỏi pháp danh của thầy, tu ở chùa nào để thay vì mua nhang sử dụng không hết hàng tháng chị sẽ lên chùa cúng dường. Nhưng vị sư này chỉ bảo: “Nơi thầy ở xa lắm”, rồi bỏ đi. Theo phản ánh của nhiều người, họ cảm thấy bức xúc khi trong một tháng có tới 3-4 ngày lại có vài vị sư đến để nhờ mua nhang, trên người không có giấy tờ gì và cũng không nói nơi mà họ tu.

Chị Vũ Thị Hải, ở đường Kha Vạn Cân, phường 7, TP.Vũng Tàu kể lại vụ việc dở khóc dở cười của mình khi sư thầy đến bán nhang. Theo lời chị Hải, lúc chị  đang cặm cụi lau nhà thì có một vị “sư phụ” đến giới thiệu đang tu tại chùa gần đây và đi bán nhang để xin lòng từ bi của bá tánh cứu giúp các gia đình khó khăn khác. Công đức của gia đình sẽ được ghi lại trong cuốn sổ và dâng cúng tại chùa. Chị Hải vui vẻ đồng ý mua 2 bó nhang nhỏ cũng với giá… 200.000 đồng. Vị sư cảm ơn đồng thời đưa ra một quyển sổ ghi chép tên  tuổi. Lúc này, chị mới nhớ ra vì tiền chị bỏ trong cốp chiếc xe mà chồng chị đang đi làm nên chị đành xin lỗi “sư phụ” và hứa hẹn ngày mai thầy quay lại chị sẽ mua ủng hộ nhà chùa. Lúc này, vị sư tỏ vẻ không bằng lòng ra mặt, khó chịu và một mực cho rằng công đức nhà chùa đã ghi, một năm thầy mới xuống núi một lần và có ý bóng gió rằng chị đang bỡn cợt với “cửa phật”. Thấy chị Hải hết lời giải thích, người này bảo: Ở đâu có hàng xóm đó, sao nhà con không qua đó vay mượn để khỏi thất kính với nhà chùa, dễ gây họa cho gia đình? Chị Hải bất ngờ trước hành động, lời nói phản cảm của người này nên kiên quyết không làm theo ý chỉ dẫn của “vị sư” này. Khi chồng chị về, chị kể lại câu chuyện thì chồng Hải chị cho biết đó là mấy ông sư dởm.

Qua những sự việc trên, nhiều ý kiến cho rằng, cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng giả dạng thầy chùa để lừa đảo này là người dân cần tỉnh táo và  từ chối những vị sư không danh tính rõ ràng. Việc làm phúc là điều cần thiết và nên làm, nhưng cần phân biệt rõ để không tiếp tay cho những kẻ chuyên lừa gạt lòng tốt của người dân. Và qua đây, cũng là để cảnh giác cho người dân vì có thể những kẻ “đội lốt” tu hành này còn là những đối tượng nguy hiểm cần đề phòng.

Bài, ảnh: TRÀ NGÂN - BÍCH NGỌC

;

Video liên quan

Chủ Đề