Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

Nếu bạn đang tìm hiểu Cách Sử Dụng Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362 thì bạn đã tìm đúng chỗ, Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Trắc Địa Việt Nam xuất bản tài liệu dựa trên 15 năm kinh nghiệm khảo sát, đo đạc.

Loạt bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon DTM-322/332/352/362 gồm 4 phần:

Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362 (Phần 4): Ứng Dụng Giải Toán COGO.

Ứng dụng giải toán COGO của máy toàn đạc Nikon DTM-322/332/352/362 được thực hiện ngay trong khi khảo sát với các điểm đã có tọa độ được đo hay được nhập trực tiếp.

2. Tính Và Nhập Tọa Độ Bằng Tay Với Nikon DTM-322/332/352/362 (Input)

Từ màn hình COGO → Chọn Input → Ba mục tính ứng dụng được mở ra:

  • AZ-HD: Tính tọa độ điểm bằng cách nhập góc phương bị và cạnh bằng từ một điểm gốc
  • Traverse: Tính tọa độ các điểm dự kiến truyền dẫn
  • Input XYZ: Nhập tọa độ các điểm trực tiếp bằng tay.

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

2.1 Tính tọa độ điểm bằng cách nhập góc phương vị và cạnh bằng.

Từ màn hình Input → Chọn AZ-HD → Hiện ra màn hình nhập điểm ( Có thể nhập bằng cách đo trực tiếp MsrPT, gọi từ bộ nhớ ra List hoặc Stack) → Gõ số hiệu điểm gốc ở P1 → Tuần tự nhập giá trị phương vị AZ, cạnh bằng HD, chênh cao dVD → ấn ENT → Hiện ra kết quả tính. Để lưu kết quả ta chỉ cần khai báo tên mới.

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

2.2 Tính tọa độ các điểm dự kiến truyền dẫn (Traverse)

Từ màn hình Input → chọn Traverse → Hiên ra cửa sổ nhập điểm (Có thể đo trực tiếp MsrPt, nhập bằng tay hoặc gọi từ bộ nhớ List, Stack) → Nhập số hiệu điểm dẫn xuất → Tuần tự nhập giá trị góc bằng +Ang, cạnh bằng HD, chênh cao dVD tới điểm cần tính → ấn ENT → Màn hình cho kết quả tính tọa độ điểm mới. Để lưu chỉ cần khai báo tên cho nó.

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

2.3 Nhập Tọa Độ Các Điểm Trực Tiếp Bằng Tay (Input XYZ)

Từ màn hình Input → Chọn Input XYZ → Hiện ra màn hình nhập tọa độ N, E, Z →Nhập tọa độ → ấn ENT → Khai báo tên → Lưu vào bộ nhớ.

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

3. Tính Chu Vi, Diện Tích Với Máy Toàn Đạc Nikon DTM-322/332/352/362

Từ màn hình COGO → Chọn Area & Perim → Xuất hiện màn hình nhập tọa độ điểm → Có thể nhập điểm bằng:

  • Nhập bằng tay
  • MsrPT: Đo trực tiếp
  • Fr/To: Nhập chuổi điểm biên khu vực cần đo.
  • List: Mở danh sách điểm trong bộ nhớ
  • Stack: Mở danh sách nhóm điểm.

Nhập tối thiểu 3 điểm không nằm trên 1 đường thẳng, Tối đa 99 điểm. Điểm cuối cùng khép kín khu vực đo là điểm xuất phát → màn hình chờ tính kết quả hiện ra với các phím mềm:

  • MsrPt: Thực hiện đo để lấy tọa độ
  • Calc: Thực hiện tính.
  • List: Mở danh sách điểm trong bộ nhớ
  • Stack: Mở danh sách nhóm điểm.

Ấn Calc → hiện ra cửa sổ báo kết quả tính diện tích và chu vi → ấn ENT để lưu kết quả tính dạng ghi chú CO trong bộ nhớ với tên tùy chọn.

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

4. Tính Tọa Độ Điểm Giả Định Với Nikon DTM-322/352/362/332

Từ màn hình COGO → Chọn Line & OS → Màn hình hiện ra cửa sổ nhập điểm (MsrPT cho phép thực hiện đo để lấy tọa độ, List mở danh sách điểm, Stack mở danh sách nhóm điểm)

  • P1, P2: Nhập số hiệu điểm dẫn xuất
  • AZ: Nhập góc phương vị của đoạn P1-P2.

Sau đó, nhập tuần tự: Giá trị cạnh bằng tính từ điểm gốc P1, Cạnh bằng vuông góc với đoạn P1-P2 tính từ điểm P2, chênh cao so với đoạn P1-P2 tới điểm cần tính rồi ấn ENT → Màn hình hiện kết quả tính tọa độ điểm mới hiện ra.

Muốn lưu vào bộ nhớ thì khai báo tên mới của nó.

Kết thúc ấn ESC

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

5. Tính Tọa Độ Các Điểm Giao Cắt Với Nikon DTM-322/332/352/362 (Intersection)

Từ màn hình COGO → Chọn Intersection → Màn hình hiện ra 4 cách tính tọa độ các điểm giao cắt:

  • Brng-Brng: Tính điểm giao cắt dựa vào hai điểm và hai góc phương vị
  • Brng-Dist: Tính điểm giao cắt của đoạn thẳng và cung tròn
  • Dist-Dist: Tính điểm giao cắt của hai cung tròn
  • Pt-Line: Tính điểm giao cắt dựa vào đoạn thẳng và một điểm.

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

5.1 Tính điểm giao cắt dựa vào hai điểm và hai góc phương vị (Brng-Brng)

Từ màn hình Intersection → Chọn Brng-Brng → Hiện ra cửa sổ nhập điểm, có 3 phím mềm:

  • MsrPT: Thực hiện đo để lấy tọa độ
  • List: Mở danh sách điểm
  • Stack: Mở danh sách nhóm điểm

Sau khi nhập xong PT1 hoặc PT2, khi con trỏ ở trường AZ, màn hình xuất hiện 2 phím mềm:

  • OS: Cho phép nhập góc bằng và cạnh bằng giả định,
  • Pts: Cho phép tính ra AZ dựa vào điểm phụ

Ấn ENT → Màn hình hiện ra kết quả tính, riêng cao độ Z bỏ trống cho phép nhập bằng tay nếu cần.

Muốn lưu điểm vào bộ nhớ thì phải khai báo tên.

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

5.2 Tính điểm giao cắt của đoạn thẳng và cung tròn biết bán kính (Brng-Dist)

Từ màn hình Intersection → chọn Brng-Dist → Hiện ra cửa sổ nhập điểm, có 3 phím mềm:

  • MsrPT: Thực hiện đo để lấy tọa độ
  • List: Mở danh sách điểm
  • Stack: Mở danh sách nhóm điểm

Sau khi nhập xong PT1, khi con trỏ ở trường AZ, màn hình xuất hiện 2 phím mềm:

  • OS: Cho phép nhập góc bằng và cạnh bằng giả định
  • Pts: Cho phép tính ra AZ dựa vào điểm phụ

Sau khi nhập xong PT2 và HD, ấn ENT, màn hình hiện ra hai kết quả tính, dùng phím mũi tên di chuyển ngang để chọn điểm cần tính, riêng cao độ Z bỏ trống cho phép nhập bằng tay nếu cần.

Muốn lưu điểm này phải khai báo tên.

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

5.3 Tính điểm giao cắt của hai cung tròn biết bán kính (Dist-Dist)

Từ màn hình Intersection → chọn Dist-Dist → Màn hình hiện ra cửa sổ nhập điểm, có 3 phím mềm:

  • MsrPT: Thực hiện đo để lấy tọa độ
  • List: Mở danh sách điểm
  • Stack: Mở danh sách nhóm điểm

Sau khi nhập xong PT, HD ta ấn ENT → màn hình hiện ra hai kết quả tính → dùng mũi tên chọn điểm cần tính, riêng cao độ Z bỏ trống cho phép nhập tay nếu cần.

Muốn lưu điểm thì khai báo tên mới cho điểm.

Clip hướng dẫn cách sử dụng máy toàn đạc nikon năm 2024

5.4 Tính điểm giao cắt dựa vào đoạn thẳng và một điểm.

Từ màn hình Intersection → chọn PT-Line → Màn hình xuất hiện cửa sổ nhập điểm, có 3 phím mềm:

  • MsrPT: Thực hiện đo để lấy tọa độ
  • List: Mở danh sách điểm
  • Stack: Mở danh sách nhóm điểm

Sau khi nhập xong PT1, khi con trỏ ở trường AZ, đáy màn hình hiện 2 phím mềm:

  • O/S: Cho phép nhập góc bằng và cạnh bằng giả định
  • Pts: Cho phép tính ra AZ dựa vào điểm phụ

Sau khi nhập xong PT2, ấn ENT, màn hình hiện ra kết quả tính, riêng cao độ Z bỏ trống cho phép nhập tay nếu cần.