Dạy trẻ so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng bằng cách ghép đôi

1. Ổn định tổ chức

- Cô diễn tiểu phẩm : Hai người bạn

 2. Phương pháp và hình thức tổ chức:

* Ôn : Thế nào là đôi

- Cô trò chuyện với trẻ:

- Tại sao lại gọi là đôi tay?

+ Trên cơ thể những bộ phận nào cũng có đôi?

- Cho trẻ chỉ và đếm cùng cô một số bộ phận cơ thể có đôi: Đôi tai, đôi mắt, đôi chân, đôi tay,…

+ Vì sao lại gọi là đôi mắt, đôi tai?

=> Những bộ phận cơ thể có số lượng là 2 và giống nhau nên được gọi là đôi.

* Ghép đôi theo cặp giống nhau

Và trong giờ học hôm nay cô con mình sẽ cùng nhau học Ghép đôi nhé!

- Cho trẻ lấy khay đồ dùng về chỗ ngồi

- Trong rổ của con có gì?

- Hãy xếp những chiêc dép có đôi ra khay

- Con xếp được những đôi dép nào ra khay?

- Vì sao trong rổ của con vẫn còn dép?

- Cô cho trẻ cất đồ chơi vào rổ, vừa cất vừa đếm xem mình có mấy đôi

- Ngoài những đồ chơi trong rổ của các con được gọi là đôi thì trong cuộc sống có những đồ vật nào được có đôi, phải có đôi mới sử dụng được? 

* Trò chơi: Đôi bạn thân thiết

- Lần 1: Mỗi bạn đi lấy 1 chiếc găng tay và đeo vào tay phải vừa đi vừa vận động theo giai điệu 1 bài hát. Khi nhạc dừng lại thì các bạn sẽ nhanh mắt nhìn xem ai có chiếc găng tay giống mình và chạy nhanh đến nắm tay bạn để tạo thành đôi bạn thân thiết

- Lần 2 cho trẻ đổi găng tay cho nhau

* Ghép đôi theo cặp có mối quan hệ mật thiết với nhau

- Cô diễn ảo thuật ra 1 số món đồ [Khóa, chìa khóa, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, bát, thìa] sau đó trò chuyện với trẻ về mối quan hệ mật thiết của các đồ vật đó

- Muốn mở khóa thì phải dùng cái gì?

- Cô phải lấy kem đánh răng ra đâu để đánh răng?

=> Chốt:Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều đồ vật, sự vật tuy không giống nhau nhưng nó luôn phải đi liền với nhau thì cũng được gọi là đôi đấy

Cô đã chuẩn bị rất nhiều bảng bài tập  và các thẻ lô tô ngẫu nhiên  , các con hay chia nhóm nhỏ và lựa chọn thẻ lô tô chính xác nhất ghép vào bảng thẳng hàng từ trên xuống dưới sao cho tạo thành các đôi có mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau.

- Cô đi kiểm tra kết quả bài tập tại các nhóm

=>Chốt: Mặc dù các đồ vật hoặc sự vật tuy không giống nhau những có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời thì  gọi là ghép đôi đấy

Vừa rồi các bạn học rất là ngoan cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi nhé ! Trước khi chơi các con hãy nhanh nhanh đi cất bài tập của mình và lại đây với cô nào

*Trò chơi: Khiêu vũ với bóng

+ Cách chơi: 2 bạn sẽ kết hợp với nhau tạo thành một đôi, lấy bụng giữ bóng, tay ôm vào nhau. Khi có nhạc nổi lên các con sẽ vận động theo nhịp nhanh - chậm của bản nhạc

+Luật chơi: Các đôi không được làm rơi bóng, nếu bị rơi bóng thì sẽ phải dừng cuộc chơi

Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét kết quả sau mỗi lần chơi

3. Kết thúc:

- Cho trẻ hát: Đôi và một

- Chuyển hoạt động

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- 2 tai, 2 má,...

- Trẻ làm cùng cô.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ kể tên đồ dùng có đôi

- Trẻ quan sát.

Trẻ quan sát và phát hiện.

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

-Trẻ chơi

-Trẻ chơi

- Trẻ quan sát

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ thực hiện

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ hát

LQVT: So sánh nhận biết sự khác nhau
về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết so sánh nhận biết sự bằng nhau, khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật

- Rèn kỹ năng ghép tương ứng 1-1, và kỹ năng so sánh , nhận biết kết quả so sánh của trẻ

- Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động của cô

2.Chuẩn bị:

- Nhóm đèn ông sao- các loại đèn , bánh trung thu – hộp, có số lượng bằng nhau

- Tranh vẽ các cặp đối tượng  [4 tranh], bút lông, 4 ngôi nhà có các cặp đôi tượng có số lượng khác nhau

- Mỗi trẻ có 5 búp bê , 5 cái mũ, 4 quả táo

- Đồ dùng của cô giống trẻ.

3. Tiến hành:

* Ổ định tổ chức gây hứng thú: Cô cho trẻ hát bài: “ Rước đèn dưới ánh trăng”. Cùng trò chuyện về tết trung thu.

* Hoạt động 1: Ôn so sánh nhận biết sự giống nhau về số lượng của 2 nhóm đt

- Cô cho trẻ tìm xung quanh lóp xem có món đồ chơi , món quà trung thu nào có số lượng bằng nhau và giải thích vì sao cháu biết bằng nhau.

*Hoạt động 2: So sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đối tượng

- Cô cho trẻ về chỗ ngồi. phát đồ dùng cho trẻ, cho trẻ xem trong rổ có gì?

- Cô cho trẻ xếp số búp bê , số mũ, và số táo ra [ Xếp tương ứng 1-1]

- Cho trẻ so  sánh số búp bê và mũ có bằng nhau không? Vì sao?[Vì búp bê nào cũng có mũ]. Cho trẻ cất mũ giúp búp bê.

- Cho trẻ so sánh số búp bê và táo. 2 nhóm này có bằng nhau không? Nhóm nào nhiều hơn , nhóm nào ít hơn? Vì sao?

- Cô nói tên nhóm đối tượng , trẻ sẽ nói nhiều hơn hoặc ít hơn.

- Cô cho trẻ so sánh 1 số nhóm đối tượng khác với nhau

* Hoạt động 3: Luyện tập củng cố

- Trò chơi 1:        Về đúng nhà

+ Cô có các ngôi nhà có số nhà là các cặp đối tượng không bằng nhau hoặc bằng nhau. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ sẽ tìm về các ngôi nhà có các cặp đối tượng bằng nhau hoặc không bằng nhau. Cô cho trẻ chơi 3 lần

- Trò chơi 2:    khoanh theo yêu cầu

+ Cô cho trẻ về các nhóm khoanh các cặp đối tượng có số lượng không bằng nhau. Tổ nào nhanh  đúng , tổ đó thắng cuộc.

* Kết thúc hoạt động: Cô cho trẻ chơi gieo hạt ra sân chơi.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- HĐCCĐ:  Dạo chơi nhặt lá vàng trên sân

- TCVĐ:     Bắt bướm

- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, hột hạt , lá cây….

1. Mục đích: 

- Ra sân thỏa mãn nhu cầu vận động, hít thở không khí trong lành

- Phát triển vận động tinh cho trẻ thông qua việc cho trẻ nhặt lá bằng ngón tay đan vào nhau làm càng cua.

- Trẻ có thái độ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung

2. Chuẩn bị:

- Giỏ rác, hột hạt lá cây, đồ chơi ngoài trời.,cần bắt bướm.

- Sân bãi an toàn

3. Tiến hành:

* Cô dặn dò trẻ trước khi ra sân , cô dẫn trẻ ra sân sau cùng trò chuyện:

+ Các con thấy hôm nay sân trường như thế nào?

+ Mùa này là mùa gì?Mùa thu thì lá như thế nào?

+ Muốn cho sân trường sạch đẹp thì chúng ta phải làm gì? Cô GD trẻ không vứt rác bừa bãi…. Hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau nhặt lá vàng trên sân. Nhưng cô yêu cầu các con phải đan các ngón tay vaò với nhau đua 2 ngón trỏ ra phía trước làm thành càng cua kẹp lá……

  Cho trẻ thực hiện , cô bao quát trẻ nhắc nhở trẻ. Hết giợ cô cho trẻ đi rửa tay…

*TCVĐ:                     Bắt bướm

- Cô nhắc lại cách chơi , luật chơi. Cô chơi với trẻ .

- Nhắc trẻ không tranh giành chen lấn xô đẩy nhau.

* Chơi theo ý thích : cô giới thiệu đồ chơi , cách chơi, khu vực chơi. Cho trẻ chơi cô bao quát đảm bảo an tòan cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung hoạt động: - Vệ sinh lớp học

                                    - Trang trí lớp đón trung thu

1. Mục đích, yêu cầu:

- Trẻ biết ý nghĩa của ngày tết trung thu, biết giữ vệ sinh chung, có ý thức tập thể

2. Chuẩn bị: 

- Khăn , chổi lông, chổi quét.

- Các nguyên vật liệu như: Giấy màu, hồ gián, kéo…

3. Tiến trình tổ chức hoạt động: 

- Cô gợi hỏi trẻ: Chuẩn bị đến ngày gì các cháu? Ngày tết trung thu là ngày dành cho ai? Muốn lớp mình thật đẹp để đón ngày lễ trung thu cô cháu mình phải làm gì?

- Cô phân công từng nhóm trẻ giúp cô những công việc nhỏ trong quá trình trang trí, dọn dẹp: nhóm lau đồ chơi, nhóm quét nhà, lau nhà nhóm thì phết hồ dán những bông hoa, nhóm thì mang đồ chơi…

 Cuối buổi cô nhận xét từng nhóm , từng cá nhân


* Đánh giá các hoạt động trong ngày:

Video liên quan

Chủ Đề