Đốt củi chất kích thích là gì

Thanh thiếu niên sử dụng các chất gây nghiện vì nhiều lý do:

  • Để thể hiện sự từng trải hoặc để được là một phần của một nhóm, băng đảng.

  • Tìm kiếm trải nghiệm mới và thách thức

  • Để làm giảm các triệu chứng rối loạn sức khoẻ tâm thần [ví dụ, trầm cảm, lo lắng]

Theo các cuộc điều tra quốc gia, tỷ lệ học sinh trung học cuối cấp không sử dụng các chất gây nghiện đã tăng đều trong suốt 40 năm qua. Tuy nhiên, cùng thời điểm, nhiều sản phẩm mới có dược lực mạnh và nguy hiểm hơn đã có mặt trên thị trường [ví dụ: rượu dùng đường hít, tetrahydrocannabinol nguyên chất [THC], cannabinoid tổng hợp, thuốc phiện được kê theo đơn]. Thanh thiếu niên bắt đầu sử dụng chất gây nghiện này có nguy cơ cao mắc những hậu quả cấp tính và lâu dài.

Các yếu tố nguy cơ cao là có cha mẹ hút thuốc [yếu tố tiên lượng đơn mạch nhất] hoặc có người bạn và hình mẫu yêu thích [ví dụ những người nổi tiếng] hút thuốc. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm

  • Hành vi có nguy cơ cao [ví dụ như ăn kiêng quá mức, đặc biệt là ở các cô gái, đánh nhau và lái xe khi say rượu , đặc biệt là ở trẻ trai, sử dụng rượu hoặc các loại chất kích thích khác]

  • Khả năng giải quyết vấn đề kém

  • Tình trạng sẵn có thuốc lá

Thanh thiếu niên cũng có thể sử dụng thuốc lá dưới các hình thức khác. Khoảng 3,3% người từ 18 tuổi trở lên và khoảng 7,3% học sinh trung học sử dụng thuốc lá không khói; tỷ lệ này vẫn tương đối ổn định kể từ năm 1999. Thuốc lá không khói có thể nhai [thuốc lá nhai], đặt giữa môi dưới và lợi [thuốc lá nhúng], hoặc loại thuốc lá dạng hít. Hút thuốc lá dạng tẩu tương đối hiếm ở Mỹ nhưng tỉ lệ sử dụng đã tăng lên ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông từ năm 1999. Tỷ lệ trẻ trên 12 tuổi hút xì gà đã giảm.

Thuốc lá điện tử [e-cigarettes, e-cigs, vapes] ngày càng trở nên phổ biến ở thanh thiếu niên trong những năm gần đây, đặc biệt là ở gia đình có kinh tế mức độ trung và cao. Theo CDC, việc sử dụng thuốc lá điện tử ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đã tăng rõ rệt từ 4,5% năm 2013 lên 13,4% vào năm 2014, và 24,1% vào năm 2015. Khoảng 45% học sinh trung học đã thử dùng thuốc lá điện tử. Thuốc lá điện tử không chứa thuốc lá mà là thuốc dạng lỏng nicotin có thể chuyển thành dạng hơi để hít . Vì không có sản phẩm do quá trình đốt cháy của thuốc lá nên thuốc lá điện tử không gây ra hầu hết hậu quả thuốc lá lên sức khoẻ Tác động lâu dài của việc hút thuốc Sử dụng thuốc lá là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với cả cá nhân và cộng đồng. Sự lệ thuộc thuốc lá diễn ra rất nhanh. Hút thuốc dẫn tới hậu quả chính là bệnh mạch vành, ung thư phổi... đọc thêm . Tuy nhiên, nicotine có tính gây nghiện cao, và độc tính của nicotin Ngộ độc hoặc quá liều Sử dụng thuốc lá là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với cả cá nhân và cộng đồng. Sự lệ thuộc thuốc lá diễn ra rất nhanh. Hút thuốc dẫn tới hậu quả chính là bệnh mạch vành, ung thư phổi... đọc thêm có thể xảy ra. Thuốc lá điện tử đang ngày càng trở thành dạng sử dụng ban đầu cho thanh thiếu niên với nicotine, nhưng tác động của chúng đến tỷ lệ hút thuốc ở người lớn không rõ ràng. Có một số thành phần khác trong thuốc lá điện tử có thể độc hại với cơ thể. Nguy cơ lâu dài của thuốc lá điện tử còn đang được nghiên cứu [1 Tham khảo chung [Xem thêm Giới thiệu về các vấn đề ở thanh thiếu niên và Tổng quan về Rối loạn Chất gây nghiện.] Sử dụng chất gây nghiện trong thanh thiếu niên có thể chỉ đơn thuần là sử dụng nhất thời đến... đọc thêm ].

Trong cùng một cuộc khảo sát, tỷ lệ phần trăm học sinh trung học sử dụng các chất bất hợp pháp một hoặc nhiều lần trong cuộc đời của họ như sau:

  • Các loại thuốc kích thích được kê đơn [không có đơn thuốc]: 16,8%

Thuốc theo đơn bị lạm dụng bao gồm thuốc giảm đau có thuốc phiện Thuốc giảm đau opioid Các thuốc giảm đau opioid và không opioid là những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị đau. Có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật và các thuốc tác động lên hệ thống... đọc thêm [ví dụ oxycodone], chất kích thích Thuốc hướng thần Rối loạn tăng động giảm chú ý [ADHD] là một hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. 3 dạng ADHD chủ yếu là giảm chú ý, tăng động / bốc đồng, và kết hợp cả hai... đọc thêm [ví dụ thuốc ADHD như methylphenidate hoặc dextroamphetamine], và thuốc an thần Thuốc giảm đau và giảm lo âu Thuốc giảm lo âu và thuốc an thần bao gồm benzodiazepine, barbiturate và các thuốc liên quan. Liều cao có thể gây sững sờ và suy hô hấp, được điều trị bằng đặt nội khí quản và thở máy. Người... đọc thêm [ví dụ, các thuốc benzodiazepine].

Vào thế giới mua bán chất kích thích

Ngoài những đối tượng chuyên “cắm chốt” tại những điểm cố định, hiện còn có thêm “dịch vụ giao ma túy tận nơi”, có cả tiền “cò” nếu giới thiệu khách mới

  • Tem giấy, bóng cười tấn công giới trẻ

  • “Tem giấy” lại khiến phụ huynh lo âu

  • Dùng nước tăng lực, học sinh dễ tìm đến chất kích thích

Trong thời gian tìm hiểu thông tin về tem giấy, bóng gây cười, chúng tôi được một số dân chơi chia sẻ, dẫn dắt vào “thế giới ngầm” mua bán chất kích thích, trong đó có ma túy.

“Vạch tay có vết kim tiêm là tin liền”

Theo chia sẻ của Nguyễn Hoàng Đại Bàng [ngụ quận 10, từng nhiều năm nghiện ma túy], nếu muốn mua ma túy, đến Bến xe An Sương cầm cái mũ trên đầu đưa lên, bỏ xuống liên tục, người bán sẽ biết. Khi đến, không được giao dịch tại đây, cứ nháy mắt với ai đang nhìn vào mình chằm chằm, sau đó đi lại bình thường rồi dần dần tiếp cận để mua bán. Đại Bàng mách nước: “Không được gọi ma túy, phải kêu là “hàng” mới được. Ở An Sương, có thằng Tèo bán chỉ 60.000-80.000 đồng/tép. Còn về khu Bến Bình Đông [quận 8], con Hoa, thằng Minh “que” bán đến 120.000 đồng/tép nhưng ở đó “bao” luôn chích. Mới chơi thì mua lại mấy đứa nghiện như tụi tao, giá cao hơn chừng 20.000 đồng thôi. Còn đến đó thì cứ vạch cái tay có mấy vết kim ra là tụi nó tin liền”.

Đúng như chỉ điểm của Đại Bàng, chúng tôi đến khu vực An Sương [đoạn thuộc xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM], cách cổng Bến xe An Sương khoảng 30 m, có 2 thanh niên đang ngồi trước vạch dành cho người đi bộ, trong số đó có Tèo [như đặc điểm mô tả của Đại Bàng]. Vài ngày quan sát, chúng tôi thấy Tèo luôn ngồi ở vị trí quen thuộc, mỗi khi thấy con nghiện, Tèo đi bộ rồi tiếp cận đối tượng để giao dịch.

Còn tại cầu số 2 [Bến Bình Đông, quận 8], một số đối tượng thường xuyên quanh quẩn ở khu vực này. Thỉnh thoảng, họ chạy ra trò chuyện chớp nhoáng với những đối tượng dường như rất quen mặt rồi dúi vào tay nhau “hàng” và tiền.

Tâm [trái] đang hướng dẫn người chơi sử dụng “khay”

Giao hàng tận nơi

Ngoài những đối tượng chuyên “cắm chốt” như Đại Bàng tiết lộ, hiện còn xuất hiện thêm dịch vụ “giao ma túy tận nơi”. Ngày 29-9, chúng tôi theo chân Quốc, một dân chơi ngụ quận Thủ Đức để đi quan sát việc mua “khay” [ma túy sử dụng bằng mũi]. Sau khi gọi vào số điện thoại 0164371xxx, Quốc yêu cầu đem 2 tép hàng “khay” giao gần cầu vượt Phạm Văn Đồng. Hơn 50 phút sau một người gầy nhom, mặc áo thể thao, đeo một túi xách nhỏ điều khiển xe máy hiệu Wave chạy đến. Thấy Quốc đi chung với chúng tôi, Tâm [tên người giao hàng] né tránh, không đề cập đến việc mua bán “khay”, chỉ khi Quốc giới thiệu “đây là thằng em. Mấy bữa nay nó dùng tem giấy thấy phê quá nên thử dùng “khay” để đổi cảm giác” thì Tâm mới hết đề phòng, dẫn chúng tôi đến một phòng trọ nhỏ ở đường Phạm Văn Đồng [quận Thủ Đức]. Sau khi chốt chặt cửa, Tâm lấy ra 4 món hàng gồm ma túy đá, khay, thuốc lắc và một loại ma túy dùng để đốt. Tâm khoe: “Tui bán chục món lận, có cả bình đập đá nữa. Muốn mua thì cứ alô, giao hàng ngay”.

Chúng tôi hỏi giao dịch vậy có dễ bị phát hiện không, Tâm nói: “Người lạ thì ngu gì bán, lỡ có chuyện gì sao? Với lại tui có gần 20 khách, đủ để sống, cần gì bán thêm ai nữa”.

Sau khi lấy “khay” mang ra đưa cho Quốc và nhận 300.000 đồng, Tâm lấy một lượng nhỏ bỏ lên tay và cùng Quốc sử dụng. Thấy chúng tôi lơ ngơ, Tâm bèn hướng dẫn: “Đưa lên mũi hít thật mạnh cho mấy thứ bột khay phân tán trong mũi. Mới đầu sẽ bị chảy nước mũi nhưng sau đó không còn nữa. Hít khoảng 3 hơi, mở nhạc lớn lên là thấy người sảng khoái liền. Cái này vào quán bar dùng là hợp nhất”.

Trước khi ra về, Tâm để lại số điện thoại cho chúng tôi, hẹn muốn thử “hàng” khác thì cứ gọi sẽ mang đến tận nơi; nhất là ở các quận 8, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức. Riêng những quận trung tâm thì Tâm không bán vì sợ bị kiểm tra đột xuất. “Thức ăn, quần áo có dịch vụ giao hàng tận nơi thì “hàng đá” cũng có. Giá cao hơn 20.000 đồng bù vào tiền xăng” - Tâm nói rồi hứa nếu hôm sau mua hàng, Tâm sẽ mang theo bình để hít ma túy đá và sẽ “chỉ giáo” thêm vài chiêu lạ; nếu giới thiệu thêm khách sẽ có tiền “cò”.

Công an vào cuộc

Một trinh sát thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy [PC47] - Công an TP HCM cho biết bóng cười đã xuất hiện tại Việt Nam từ lâu nhưng qua nắm bắt thông tin từ quần chúng, một số điểm pha thêm chất ma túy vào để tăng độ hưng phấn. Hiện PC47 đã khoanh vùng một số điểm.

Đội 2 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội [PC45] - Công an TP HCM cũng đã tiếp nhận một số thông tin đối tượng buôn bán tem giấy. Qua kiểm tra ban đầu, sản phẩm này xuất hiện ở Việt Nam nhiều năm nhưng rầm rộ vài tháng nay. Hiện Công an TP HCM đã khoanh vùng, xác định các đối tượng buôn bán tem giấy đều kinh doanh thêm ma túy đá.

Ngoài ra, sau khi tiếp nhận thông tin từ Báo Người Lao Động, PC45 đã cử một số trinh sát ghi nhận thực tế. Qua đó, triệt phá một đường dây gồm Mai Ngọc Vi [23 tuổi], Nguyễn Tuấn Anh [24 tuổi, cùng ngụ quận Thủ Đức] chuyên bán tem giấy kèm ma túy. Nguy hiểm hơn, 2 đối tượng này dụ dỗ học sinh sử dụng ma túy, sau đó thuê làm người vận chuyển ma túy.

“So với trước, các đối tượng buôn bán ma túy ma mãnh hơn, liên tục di chuyển để giao dịch” - một trinh sát cho biết.

Lạm dụng dễ bị loạn thần

Nói về tác hại của tem giấy, bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển [Bệnh viện Tâm thần TP HCM] khẳng định: “Trong tem giấy có chứa chất LSD, khả năng gây loạn thần rất cao, người dùng sẽ bị ảo giác nặng, trở nên hung hăng, dễ nghĩ đến chuyện tiêu cực như muốn đâm, chém những người xung quanh; lao vào cấu xé những thứ ánh sáng đỏ, vàng, xanh… Họ cũng không nhận ra người thân. Nếu dùng nhiều có thể dẫn đến tử vong”. Về việc sử dụng bóng cười, bác sĩ Hiển cũng lưu ý nếu lạm dụng sẽ làm giảm trí nhớ, luôn lâm vào trạng thái vô hồn.

Theo TS Trần Thị Ngọc Lan, Trưởng Khoa Hóa học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM, khí trong bóng gây cười thực chất là nitrous oxide [N2O], có khả năng kích thích các dây thần kinh. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá về mức độ nguy hại đến sức khỏe nhưng lạm dụng sẽ tác động xấu đến não.

Bài và ảnh: LÊ PHONG

Video liên quan

Chủ Đề