Vì sao vua trần mở hội nghị diên hồng

Càng gần đến ngày quân Nguyên tiến sang, không khí chuẩn bị kháng chiến càng tích cực. Để khích lệ lòng quân, Trần Hưng Đạo soạn Hịch Tướng Sĩ cho mọi người cùng đọc. Binh sĩ nghe lời hịch hết sức cảm khái, rủ nhau xăm lên cánh tay hai chữ Sát Thát để bày tỏ ý chí quyết chiến.

Ông còn soạn Binh Thư Yếu Lược cho các tướng lĩnh học tập. Tháng 9.1284, Trần Hưng Đạo thừa lệnh vua Trần Nhân Tông tổ chức một cuộc tổng duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, các quân vương hầu đều kéo đến tham dự rồi chia nhau đóng giữ các nơi xung yếu.

Cho cuối năm 1284, ngay trước khi quân Nguyên tiến sang, những ngả đường quan trọng ở các tuyến biên giới đều có trọng binh trấn giữ.

Tại các vùng tây bắc, quân của các tù trưởng đã chuẩn bị chiến đấu. Thế lực họ Hà ở châu Quy Hóa trước đây đã có nhiều chiến công trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nay lại tiếp tục sản sinh ra những vị anh hùng mới.

Hà Đặc bấy giờ là tù trưởng ở châu Quy Hóa, có trong tay hàng ngàn quân người Tày, sẽ là lực lượng đầu tiên đương đầu với quân Nguyên ở Vân Nam. Tù trưởng Trịnh Giác Mật ở châu Đà Giang cũng là một lực lượng đáng kể.

Trịnh Giác Mật đã từng khởi binh chống lại triều đình năm 1280, được Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chiêu dụ, Mật lại chịu phục tùng và sát cánh với triều đình Đại Việt.

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đóng ở lộ Tuyên Quang, giữ trại Thu Vật phòng quân Nguyên ở Vân Nam theo đường Quy Hóa đánh vào trung châu.

Trần Nhật Duật là người tài năng kiệt xuất, tính cách nhu hòa, tinh thông ngôn ngữ và phong tục của nhiều tộc người nên rất được lòng các sắc dân thiểu số. Ông là cầu nối quan trọng giữ các lực lượng miền núi tây bắc và miền xuôi phía đông.

Trong quân của Trần Nhật Duật có nhiều sắc dân cả trong và ngoài nước. Trong đó có nhiều người tài tuấn. Lựa chọn Trần Nhật Duật cho tuyến phòng thủ mặt tây bắc cho thấy cách dùng người rất hay của Trần Hưng Đạo và vua Trần.

Phần đông quân chủ lực Đại Việt dồn lên phía Lạng Châu để đề phòng quân Nguyên từ Ung Châu theo đường lớn đánh sang. Phạm Ngũ Lão cùng nhiều tướng khác đảm nhận tuyến biên giới đến ải Chi Lăng, bao gồm một loạt cửa ải Khâu Ôn, Khâu Cấp, Khả Li ...

Quân của Phạm Ngũ Lão bố trí trận địa dựa vào các địa hình hiểm trở, có vai trò cố gắng tiêu hao lực lượng địch càng nhiều càng tốt khi chúng vừa phạm vào biên giới. Trần Hưng Đạo đóng đại doanh ở ải Nội Bàng.

Xung quanh Nội Bàng là các cụm cứ điểm vệ tinh để ứng cứu nhau và liệu đường tiến thoái. Quản quân Nguyễn Nộn được lệnh đóng giữ châu Thất Nguyên. Hoài Thượng Hầu Trần Lộng đóng giữ vùng Tam Đái…

Thủy quân ở Vạn Kiếp, Thăng Long đã bố trí sẵn để làm hậu viện cho các cụm phòng thủ phía bắc. Tại Thăng Long, vua Trần Nhân Tông tự mình cũng nắm giữ một lực lượng thủy quân mạnh để tiện ứng biến.

Thế trận phòng ngự do Hưng Đạo Vương sắp đặt là một thế trận phòng ngự đa tuyến, đa điểm, không dồn quân vào một chỗ mà bố trí nhiều nơi để linh hoạt đánh và rút cũng như cơ động hỗ trợ cho nhau.

Trong thế trận này, sự cơ động của thuyền bè đóng vai trò rất quan trọng mà ta sẽ thấy sau. Trần Quốc Tuấn còn sai các thân vương tích cực đi mộ binh các xứ để làm lực lượng dự bị.

Cùng với việc bố trí các lực lượng quân sự, thì các kho tàng hậu cần cũng được chuẩn bị sẵn ở nhiều nơi để đề phòng quan quân sẽ dùng tới trong các cuộc di tản.

Mặc dù việc binh bị đã chuẩn bị rất khẩn trương, vua Trần Nhân Tông vẫn mong muốn níu kéo hòa bình. Trong năm 1284, lần lượt 3 sứ đoàn sang Nguyên xin hoãn binh đều không mang lại kết quả.

Thoát Hoan vừa hành quân xuống miền nam nước Nguyên để tiến sang Đại Việt, vừa sai sứ đòi vua Trần phải chuẩn bị lương thực, và phải lên cửa quan đón quân Nguyên vào nước để “đi đánh Chiêm Thành”. Vua Trần Nhân Tông bèn trả lời thư: “Từ nước tôi đến Chiêm Thành, đường thủy đường bộ đều không tiện”.

Để dò biết lòng dân, đầu năm 1285 [tháng Chạp năm Giáp Thân 1284 Âm lịch] Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mời các bô lão trong nước đến dự hội nghị tại điện Diên Hồng. Thượng hoàng ban yến và ân cần hỏi ý kiến của các bô lão nên đánh hay hòa trước thế giặc mạnh. Trong hội nghị ấy, các bô lão, những người đại diện cho lòng dân cả nước đã đồng thanh hô “Đánh !”. Muôn người một tiếng, lời như một miệng phát ra. Đó cũng là hiệu lệnh quyết chiến cho toàn dân tộc. Sử gia các đời đánh giá rất cao hội nghị Diên Hồng vì đó là một động thái chính trị rất sáng tạo và đột phá trong bối cảnh lịch sử thời Trung đại. Ngày nay, chúng ta gọi đó là tinh thần dân chủ.

Trần Thánh Tông thông qua hội nghị không chỉ dò biết được ý nguyện của nhân dân, mà hơn thế nữa là cho nhân dân biết được ý nguyện của họ đã được các nhà cai trị tôn trọng và lắng nghe. Sức ảnh hưởng của hội nghị này rất lớn, giúp cho dân chúng một lòng quyết chiến với quân đội triều đình.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã nhận xét : “Giặc Hồ vào cướp nước là nạn lớn nhất của đất nước. Hai vua hiệp mưu, bầy tôi họp bàn há lại không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi đến ban yến hỏi kế ở các phụ lão hay sao?

Là vì Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy.”

Bấy giờ quân của Thoát Hoan đã tiến đến Ung Châu, quân Nguyên từ Vân Nam do Nạp Tốc Lạp Đinh [Naxirut Din] cũng đang sẵn sàng vượt biên giới. Tình thế vô cùng khẩn trương.

Nhân dân trong nước ngoài việc cung cấp nhân lực, vật lực cho quân đội triều đình thì những người ở các làng xã cũng đã tự mình tổ chức cất giấu lương thực, lập các đội dân binh, các cụm chiến đấu tự vệ ở địa phương.

Hầu hết dân chúng răm rắp làm theo mệnh lệnh triều đình: “Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh. Nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng!”.

Cuối tháng 1.1285, quân Nguyên do Thoát Hoan và A Lý Hải Nha chỉ huy đã kéo đến biên giới nước ta, giáp với Lộc Châu [Lộc Bình, Lạng Sơn]. Quân Đại Việt đã dàn sẵn trận địa để đợi giờ quyết chiến.

Vua Trần sai người mang thư đến cho Thoát Hoan để nuôi cái chí kiêu ngạo của chúng: " Không thể tận mắt trông thấy cái hào quang của ngài, nhưng trong lòng lấy làm hoan hỉ.

Nhân vì ngày trước có nhận được thánh chiếu nói rằng:"Sắc riêng cho quân ta không phạm vào nước ngươi", mà nay thì thấy ở Ung Châu doanh trạm cầu đường nối nhau san sát, trong lòng thật lấy làm kinh sợ, mong hãy xét rõ lòng trung thành, nếu có gì thiếu sót xin lượng thứ cho". [ theo Nguyên sử ]

Thoát Hoan đưa thư hồi đáp với lời lẽ gian trá: “Sở dĩ hưng binh là để phạt Chiêm Thành, chứ không phải An Nam” [theo Nguyên sử]

Thư từ qua lại như thế nhưng không ảnh hưởng gì tới tiến độ hành quân của quân Nguyên. Ngày 27.1.1285, quân Nguyên chia làm hai đạo tiên phong mà tiến. Cánh phía tây do Bột Đa Cáp Đáp Nhĩ [Bolquadar], A Thâm chỉ huy tiến vào Khâu Ôn [Ôn Châu, Lạng Sơn ngày nay].

Cánh phía đông do Tản Tháp Nhĩ Hải [Satartai Satardai], Lý Bang Hiến chỉ huy tiến vào Khâu Cấp [Lộc Bình, Lạng Sơn ngày nay].

Thoát Hoan cùng A Lý Hải Nha dẫn đại quân theo sau cánh quân phía đông. Tại những những nơi Khâu Ôn, Khâu Cấp những trận chiến đầu tiên đã diễn ra. Cuộc chiến Đại Việt – Nguyên Mông chính thức bắt đầu.

Còn tiếp...

Không mất 1 binh 1 tốt, vương tử nhà Trần "xử gọn" quân phản loạn chỉ nhờ vào 1 bát rượu đầy

Các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng. Tranh vẽ trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lý lớp 4
Sử sách chỉ nhắc hội nghị này thoáng qua nhưng nó là một cột mốc đánh dấu chế độ dân chủ chỉ có ở thời cận đại và hiện đại bắt đầu manh nha. Đây là một hội nghị non sông trước chiến tranh Đại Việt - Nguyên Mông lần thứ 2 ít ngày nên nó còn mang ý nghĩa thời sự nóng bỏng cho đất nước lúc bấy giờ.

Không khí chiến tranh nóng bỏng, cận kề

Kể từ sau chiến tranh Đại Việt - Nguyên Mông lần thứ nhất [năm 1258], Đại Việt có hơn 20 năm để củng cố bộ máy cai trị và xây dựng đất nước. Đây là thời gian quý báu để nhà Trần củng cố lực lượng bảo vệ đất nước. Đế quốc Mông Cổ chưa nuốt nổi mối nhục thua trận và cũng chưa từ bỏ tham vọng xâm chiếm nước ta.

Năm 1279, quân Nguyên Mông đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn [thuộc Quảng Đông, Trung Quốc]. Quân Tống thua trận, Tả thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết; hậu cung cùng quan lại, binh lính chết theo rất nhiều, theo sử sách ghi có đến mấy vạn người. Nhà Tống bị diệt vong. Ngọn lửa chiến tranh đang cận kề biên giới Đại Việt.

Năm 1281, vua Trần Nhân Tông từ chối lệnh vào chầu của vua Nguyên, cử chú họ là Trần Di Ái và Lê Mục, Lê Tuân đi sứ nhà Nguyên. Nhà Nguyên lập Di Ái là lão hầu, Lê Mục là hàn lâm học sĩ, Lê Tuân là thượng thư; đồng thời sai Sài Xuân đem cả nghìn binh lính hộ tống nhóm này về Đại Việt. Động thái này của nhà Nguyên nhằm đe dọa vua nhà Trần là nếu không nghe lời [đầu hàng] thì chúng sẽ lập vua và bộ máy cai trị Đại Việt mới.

Tháng 10/1282, nhà vua mở hội nghị Bình Than nhằm họp tướng lĩnh, các nhà quý tộc, quan lại bàn kế giữ nước và phân công nhiệm vụ trấn giữ các khu vực trọng yếu. Trước đó, vua phục chức cho Phó tướng cho Trần Khánh Dư, một tướng tài bị phạt đòn và giáng chức trước đó.

Tháng 7/1283, thái tử Nguyên là A Đài và bình chương A Lạp tập hợp 50 vạn quân ở xứ Hồ Quảng chuẩn bị chiến tranh xâm lược Đại Việt.

Đến tháng 10, vua Trần Nhân Tông phong cho Trần Quốc Tuấn là quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân; đồng thời cho tập trận với cả quân thủy lẫn quân bộ.

Tháng 8/1284, Trần Quốc Tuấn điều động các vương hầu để đại duyệt binh ở bến Bình Đông, phân công nắm giữ các vị trí trọng yếu. Trong thời gian này, vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần viết Hịch tướng sĩ [Dụ chư tỳ tướng hịch văn] nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của các tướng lĩnh, những nhân vật trọng yếu trong chiến tranh. Lời hịch mạnh mẽ có tính khơi gợi, thúc giục và tính cảnh báo, răn đe trước họa mất nước: “Nay ta bảo rõ các ngươi: Nên phải lo cái nguy để mồi lửa dưới củi; nên tự răn cái sợ do canh nóng thổi dưa; dạy rèn binh sĩ, chăm tập cung tên, khiến ai ai cũng là Bàng Mông, người người đều là Hậu Nghệ, bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, băm thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai…” [Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Văn học 2009, trang 334].

Đến tháng 12/1284, nhà Trần nắm được tin báo về từ nước Nguyên: Vua Nguyên sai thái tử là Trấn Nam Vương Thoát Hoan, bình chương là A Lạt và bọn A Lý, Hải Nha mang quân lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành để xâm lược nước ta. Chỉ sau khi nhận tin giặc đã khởi động chiến tranh, Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong nước họp và hỏi kế sách giữ nước và cho ý kiến về chủ trương chiến đấu hay hàng giặc. Đại Việt Sử ký toàn thư chỉ nghi lại ngắn gọn: “Thượng hoàng cho gọi các phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, cho ăn và hỏi kế. Các phụ lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một”.

Chỉ ngay sau hội nghị, tháng 1/1285, quân Nguyên Mông tràn sang nước ta.

Như lời hiệu triệu của núi sông

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Hội nghị Diên Hồng có vai trò đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2, cũng như đặt một viên gạch đầu tiên trong xây dựng một nền chủ trong một thời đại khái niệm này còn xa lạ. Sử thần Ngô Sĩ Liên nhận xét: “Giặc Hồ xâm lấn là tai nạn lớn của nước, hai vua hiệp vua, bầy tôi họp bàn, há không có kế sách gì chống giặc mà phải đợi ban yến hỏi kế các phụ lão ư? Là vì Thánh Tông muốn thế để xét lòng yêu nước của Nhân dân nghe lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Thế là còn giữ ý nghĩa người xưa nuôi già mà xin lời hay vậy” [Sđd 303].

Như đã nói, trong tình thế chiến tranh, nhà Trần đã chuẩn bị rất kỹ để chuẩn bị bước vào cuộc chiến khốc liệt, như đã họp bàn mưu kế ở hội nghị Bình Than, phân công nhiệm vụ cho tướng lĩnh, tập trận, duyệt binh, ra lời hiệu triệu chư tướng… Hội nghị Diên Hồng là bước chuẩn bị cuối cùng: Tìm sự ủng hộ của Nhân dân. Đây cũng là dịp nhà vua truyền đạt những tư duy kháng chiến có thể nói là rất đặc thù của Việt Nam: Toàn dân chống giặc. Trong thời kỳ Ngô Quyền, việc cắm cọc nhọn trên sông Bạch Đằng có sự giúp đỡ của người dân thường. Thời nhà Lý, đông đảo người dân cũng góp phần xây dựng chiến lũy sông Như Nguyệt…

Dưới thời nhà Trần, sự “hợp đồng tác chiến” giữa triều đình và Nhân dân được nâng cao lên một bậc. Nhà Trần ngoài quân đội của triều đình còn có quân của các nhà quý tộc, như quân của Trần Quốc Toản, của dân binh cả miền xuôi và miền ngược dưới một sự chỉ huy thống nhất. Người dân cũng tham gia làm hệ thống cọc nhọn trận chiến sông Bạch Đằng… Nhân dân đã đồng lòng trong mọi chủ trương kháng chiến của triều đình, như việc “thanh dã” [vườn không nhà trống] khiến giặc cướp được đất nhưng không cướp được lương thực. Quân Nguyên Mông điều động nhiều tướng giỏi với 50 vạn quân tràn từ biên giới phía Bắc xuống và từ mạn Nam ra [đội quân của Toa Đô đi đánh Chiêm Thành 3 năm trước đó] với thế công hung hãn. Quân đội nhà Trần buộc nhiều lần phải lui binh, trong đó có lần từ Thiên Trường về Thanh Hóa tránh kìm kẹp của giặc trong mối hiểm nguy gang tấc. Những đợt lui binh và ẩn thân đó chắc chắn phải được Nhân dân che chắn, giữ bí mật và cung cấp thêm lương thảo.

Đặc biệt, trong cuộc chiến Đại Việt - Nguyên Mông lần thứ 2, trong Nguyên sử có ghi: Quân nhà Trần càng đánh càng đông. Đây là chi tiết chứng tỏ người dân nghe lời hiệu triệu của triều đình sẵn sàng tòng quân giết giặc. Bởi thế, trong ngày đầu kháng chiến ác liệt, Trần Nhân Tông mới có thơ tự hào và cũng là tự động viên mình, cùng động viên tướng sĩ: “Cối Kê cựu sự quân tu ký/ Hoan Diễn do tồn thập vạn binh” [Cối Kê việc cũ người nên nhớ/ Hoan Diễn hãy còn mười vạn quân].

Thực tế, trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, thắng lợi vang dội của nhà Trần là thắng lợi của toàn quân, toàn dân. Đó là nhờ chính sách trọng dân, tinh thần dân chủ của nhà vua, của triều đình mà thể hiện đỉnh cao, rõ nhất là ở Hội nghị Diên Hồng, nơi người dân được bày tỏ ý kiến và thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của mình. Để từ đó, người dân đã góp người, góp của cùng với triều đình đánh bại kẻ thù.

Video liên quan

Chủ Đề