Sông và hồ khác nhau như thế nào cho ví dụ

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Sông và hồ khác nhau như thế nào? Một khái niệm tưởng chừng như đơn giản mà đôi lần chúng ta nhầm lẫn. Cùng GiaiNgo thu thập mọi thông tin về sông và hồ để từ đó phân biệt sự khác nhau của chúng nhé!

Thật tuyệt vời biết bao, khi chiều chiều được ngồi trên những dòng sông, bờ hồ cùng nhau trò chuyện và thả hồn vào những cơn gió. Chính vì đôi nét giống nhau, mà chúng ta thường hay lầm tưởng giữa sông và hồ. Vậy sông và hồ khác nhau như thế nào? Ngay bây giờ, GiaiNgo sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc này nhé!

Sông là gì?

Sông là dòng nước chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, hầu hết các sông đều đổ ra biển. Nơi tiếp giáp giữa biển và sông là cửa sông. Trong một vài trường hợp, sông chảy ngầm xuống đất hoặc khô hoàn toàn trước khi chúng chảy đến một vùng có nước [vực nước] khác.

Các con sông nhỏ còn được gọi là suối, sông nhánh, rạch,…  Một vài con sông nổi tiếng trên thế giới là: sông Seine ở Pháp, sông Nile ở Ai Cập,… Một trong những con sông nổi tiếng và đẹp nhất Việt Nam là sông Cửu Long, sông Hồng, sông Thu Bồn, sông Hoài,…

Như vậy, có thể thấy sông là một thành phần quan trọng trong vòng tuần hoàn nước, nó đóng vai trò là các bồn thu nước từ nước mưa chảy tràn, tuyết hoặc nước ngầm và vận chuyển các loại nước này ra đại dương.

Lưu lượng sông là gì?

Lưu lượng sông là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính thường là m3/s.

Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm làm thành chế độ dòng chảy hay thủy chế của nó. Trong đó, thủy chế được hiểu là chế độ chảy của mỗi con sông.

Hồ là gì?

Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định, có hồ lớn, có hồ nhỏ. Hồ lớn điển hình nhất trên thế giới là: hồ Victoria ở châu Phi, hồ A-ran ở châu Á,… Ở nước ta thì phải kể đến Hồ Gươm, Hồ Tơ – nưng [Biển Hồ],…

Nguồn gốc hình thành sông và hồ

Vạn vật sinh ra đều có nguồn gốc nhất định. Sông và hồ cũng như vậy. Mỗi dòng sông thì sẽ có một cội nguồn nhất định như sông Hồng được bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ.

Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất, hồ được phân ra làm nhiều loại như sau:

  • Hồ móng ngựa được hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây [Hà Nội]
  • Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada…
  • Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại khi chảy ra sông. Ví dụ như: Biển Hồ [Gia Lai]
  • Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông Phi.

Ngoài ra, ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi trũng, nước tụ lại thành hồ.

Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Sau khi tìm hiểu sơ lược về khái niệm sông, hồ chúng ta phần nào hiểu được sông và hồ khác nhau như thế nào?

Về mặt cấu tạo: sông gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu…tạo thành hệ thống sông. Còn cấu tạo của hồ thì đơn giản hơn sông. Hồ là  khoảng nước đọng cố định.

Về mặt diện tích: sông có lưu vực nhất định còn hồ thì có diện tích đa dạng, không xác định.

Mặc dù có sự khác nhau như thế nhưng sông và hồ đều là những thành phần không thể thiếu trong tự nhiên, cả hai đều góp phần tạo nên một hệ sinh thái tuyệt vời.

Lợi ích của sông và hồ

Sông, hồ không chỉ tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái mà còn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Chúng ta không thể nào sống nếu thiếu nước phải không nào? Ngoài ra sông, hồ còn nhiều lợi ích khác như: là cầu nối giữa nhiều vùng miền, thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy, cung cấp nguồn lợi thuỷ sản, phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản.

Hy vọng với những thông tin tổng hợp trên, GiaiNgo đã giúp bạn nhận biết được sông và hồ khác nhau như thế nào rồi phải không? Đừng quên chia sẻ thông tin này để nhiều người được biết và hiểu rõ hơn nhé!

Sông và Hồ chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ đối với mỗi người, có thể hiểu một cách đơn giản sông và hồ đều là nơi chứa nước, phục vụ cho đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người, là môi trường cho các động vật dưới nước sinh sống như cá, tôm, cua.. Cũng bởi sự tương đồng ấy nhiều người vẫn chưa hiểu rõ đặc điểm của sông hồ và sự khác nhau của nó. Vậy thì Sông và hồ khác nhau như thế nào? Nếu các bạn có chung thắc mắc đó thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết dưới dây nhé!

Về định nghĩa

Khái niệm là điểm mang ý nghĩa bao quát nhất, cũng như điểm đầu tiên được nói đến khi so sánh sự khác biệt giữa sông và hồ. Vậy chúng khác nhau thế nào?

Sông là dòng nước chảy thường xuyên, có lưu lượng lớn và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa, được cung cấp nguồn nước chủ yếu từ nước mưa, các mạch nước nguồn chảy từ núi cao, nước băng tuyết tan hay từ các con sông, con suối nhỏ hơn. Sự nối liền giữa sông và các hệ thống chứa nước khác lại tạo thành các tên gọi khác nhau như : Nơi sông tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông, các con sông nhỏ cũng có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như sông nhánh, suối hay kênh rạch.. Trong một vài trường hợp do cấu tạo địa hình và ảnh hưởng của thời tiết sông chảy ngầm xuống lòng đất, không chảy ra biển. Thực tế không có một quy chuẩn nào định nghĩa một cách chính xác về sông, các tên gọi khác nhau thường bắt nguồn từ vị trí và kích thước của nó.

Mặt khác hồ là những khu vực nước đọng lại, tạo thành những khoảng nước rộng và có độ sâu tương đối trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định. Có những hồ có kích thước rất lớn như hồ Victoria – hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới về diện tích bề mặt, hồ Baikal ở châu Á, nhưng cũng có những hồ có diện tích nhỏ chỉ vài trăm mét vuông đến vài km vuông như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm ở Việt Nam.

Dòng chảy của nước

Dòng chảy đặc biệt là tốc độ chảy của nước là một yếu tố quan trong tiếp theo để phân biệt sông và hồ.

Sông là một dòng chảy của nước, thường xuyên và ổn định, tốc độ dòng chảy của sông lớn hơn hồ. Trong khi đó hồ là một cơ thể đứng của nước, là những khoảng nước đọng nên đôi khi khó xác định được tốc độ dòng chảy.

Phân loại sông và hồ

Có nhiều quy chuẩn để phân biệt sông và hồ như phân loại theo nguồn gốc hình thành, yếu tố cấu thành hay đặc điểm địa hình… Cùng với đó sông và hồ lại được phân loại theo các yếu tố khác nhau

Sông được chia làm nhiều loại chủ yếu dựa vào đặc điểm địa hình.

Sông trẻ: là sông có độ dốc lớn, có ít dòng chảy nhánh và tốc độ nước chảy mạnh. Các lòng dẫn của nó xâm thực sâu và phát triển mạnh hơn sự bào mòn theo chiều ngang. Ví dụ như sông Brazos, Trinity và Ebro.

Sông trưởng thành: là sông có độ dốc nhỏ hơn sông trẻ và có vân tốc nước chảy chậm hơn. Sông trưởng thành có nhiều nhánh phụ đổ về và có lưu lượng lớn hơn sông trẻ. Long sông xâm thực ngang lớn hơn xâm thực xâu như sông Mississippi, Saint Lawrence, Danube, Ohio, Thames, Paraná.

Sông già: Là một con sông có độ dốc thấp và có năng lượng xâm thực nhỏ. Các sông già đặc trưng bởi các bãi bồi như sông Hoàng Hà, sông Hằng, Tigris, Euphrates, sông Ấn và Nile.

Trong khi đó hồ được phân loại theo cách khác với sông dựa theo nguồn gốc hình thành và tính chất của nước.

Hồ móng ngựa [vết tích. của các khúc sông] là loại hồ hình thành do sự uốn khúc một con sông, theo thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây [Hà Nội].

Hồ nhân tạo là loại hồ do con người tạo ra.

Các hồ băng được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada…

Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng của núi lửa, nước đọng lại khi chảy ra sông.

Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất và sự chuyển động của các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi.

Ở sa mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành vùng trũng thấp, nước đọng lại thành hồ, các hồ này rất nông.

Ngoài ra dựa vào tính chất của nước hồ được chia làm hai loại:

Hồ nước ngọt là loại hồ chiếm số lượng nhiều nhất trên lục địa. Hồ có nguồn gốc từ nước ngọt chảy qua hay do mưa. Ví dụ: Hồ Baikal của Nga, Ba Bể của Việt Nam.

Hồ nước măt là loại hồ chiếm số lượng rất ít. Có thể có nguồn gốc từ di tích của đại dương bị cô lập giữa lục địa hay trước kia là hồ nước ngọt nhưng do khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỉ lệ muối khoáng trong hồ tăng lên.

Cấu tạo của sông và hồ

Cấu tạo sông và hồ cũng có những đặc điểm khác nhau giúp phân biệt chúng dễ dàng hơn. Cụ thể sông được cấu thành từ nhiều bộ phân như chi lưu, phụ lưu, hạ lưu..tạo thành hệ thống các con sông. Mặt khác hồ có cấu tạo đơn giản hơn, là khoảng nước đọng lại trong một giới hạn nhất định, không phân chia thành các bộ phận như hạ lưu, thượng lưu giống như sông.

Vai trò của sông và hồ

Từ sự khác nhau giữa nguồn gốc, đặc điểm cấu tao..đã hình thành nên vai trò khác nhau giúp phân biệt sông và hồ.

Sông đem đến nhiều lợi ích đối với đời sống con người như: cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, cho con người, cung cấp thủy hải sản phong phú, vận chuyển phù sa, bồi đắp đồng bằng, tạo cảnh quan, phát trển du lịch, giao thông vận tải..

Bên cạnh đó sông cũng có tác hại như: Vào mùa mưa lũ, nước sông dâng lên dẫn đến nguy cơ ngập lụt, gây nhiều thiệt hại đến tài sản và tính mạng con người. Vào mùa mưa nước sông dễ dâng cao có khả năng làm vỡ để, gây nguy hiểm cho đời sông người dân. Ngoài ra một số nơi sông làm chia cắt địa hình nên gây khó khăn cho giao thông vận tải.

Lợi ích của hồ: hồ có thể làm thay đổi lưu lượng nước ở sông, điều hòa và cân bằng lượng nước sông trong các mùa khác nhau, điển hình như sông Mekong luôn được điều hòa nhờ biển hồ ở Campuchia. Hồ tích trữ nước để tận dụng cho việc cung cấp điện, trữ nước cho mùa khô…

Tác hại của hồ: Hồ có tác động diện rộng lên sinh thái. Trong đó hồ là một rào cản cho các loài động vật di cư, đặc biệt là các loại cá cần lên thượng nguồn để sinh sản, như cá hồi salmon, cá mè, cá nheo…Đối với hạ lưu hồ làm giảm lượng phù sa gây mất cân bằng phù sa, làm bào mòn các bờ sông, ảnh hưởng lớn tới vùng đồng bằng hạ lưu và cửa sông, các hồ có cột nước lớn và phân tầng nước tạo ra khí metan, một loại khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, các kim loại nặng như thủy ngân, vàng..và xianua được sử dụng trong các mỏ vàng ở lưu vực phía trên đập, tích tụ trong các hồ gây nhiễm độc môi trường.

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan, giải đáp cho câu hỏi sông và hồ khác nhau như thế nào? Hi vọng những nội dung trên có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc phân biệt hai khái niệm trên.

Video liên quan

Chủ Đề