Hiv sống được bao lâu trong nước

Ảnh minh họa: Menshealth.

Trả lời:

Chào bạn,

Trên lý thuyết, HIV chỉ tồn tại trong cơ thể người, khi ra khỏi cơ thể, HIV nhanh chóng bị tiêu diệt. Khi các dịch tiết cơ thể [như máu chẳng hạn] vốn chứa HIV pha loãng với nước, HIV sẽ tồn tại lâu hơn, thời gian tồn tại phụ thuộc vào nồng độ pha loãng, lượng virus trong máu người nhiễm, các yếu tố lý hoá khác như lượng clor, các chất tẩy rửa, nhiệt độ...

Tuy nhiên, trên thực tế, chưa ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm qua các tiếp xúc như sử dụng chung nhà vệ sinh, nhà tắm hay bể bơi. Cần lưu ý rằng, do yếu tố pha loãng và tính chất "dễ chết của HIV ở môi trường ngoài cơ thể", lượng virus HIV trong các chất lỏng này giảm đi đáng kể, và thường thấp dưới ngưỡng gây nhiễm...

Trong tình huống mà bạn chia sẻ, thông thường, chúng ta không sử dụng lại nước người khác đã dùng, và khi rửa dưới vòi nước hay bằng gàu, phần nước thải nhanh chóng bị trôi đi. Điều này khiến cho sự tiếp xúc với HIV giảm đi đáng kể.

Ở đây, tôi xin lưu ý thêm về trường hợp người thân chăm sóc bệnh nhân HIV đang chảy máu. Tất cả tiếp xúc với máu đều cần phải mang găng tay sạch, điều này vừa đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc vừa hạn chế phơi nhiễm HIV. Còn trường hợp phải vệ sinh chỗ sàn dính máu, có thể dội nhiều lần bằng nước sạch hoặc sử dụng thêm chất tẩy rửa, các hành động này nhằm gột rửa và tiêu diệt HIV nhanh chóng.

Thân ái.

Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

>>>Làm gì khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV?

Virus HIV có thể sống được tới 7 ngày trong kim tiêm. Ảnh: minh họa

Liên quan tới vụ việc 42 người dân xã Kim Thượng [Tân Sơn, Phú Thọ] nhiễm HIV, trong đó có cả trẻ em 18 tháng và cụ già 80 tuổi, nhiều người nghi ngờ HIV lây truyền do dùng chung kim tiêm. Vậy virus HIV có thể sống bao lâu trong kim tiêm dính máu người nhiễm?

HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục, đường máu, dùng chung kim tiêm và từ mẹ sang con. Bệnh do virus gây nên, giai đoạn đầu hay gọi là giai đoạn cửa sổ, 80% bệnh nhân không có triệu chứng gì. Và có khoảng 20% người bị mắc có các biểu hiện cơ thể mệt mỏi, sút trên 10% cơ thể, tiêu chảy, sốt kéo dài, nổi hạch cơ thể, phát ban đỏ ngoài da…

Virus HIV tồn tại ngoài không khí với nhiệt độ từ 32 – 36oC  trong không quá 5 phút, các giọt máu khô từ 2 – 7 ngày và trong xác chết bệnh nhân AIDS là 72 giờ.

Ngoài ra, với máu của người có HIV rơi trên đường, nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp thì virus HIV chỉ tồn tại được trong 30 phút. Nếu máu rơi trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể sống được 48h – 1 tuần.

Trong kim tiêm đã sử dụng, virus HIV tồn tại được khoảng 48h – 7 ngày [tùy trường hợp]. Vì trong kim tiêm, máu được lưu trữ tốt hơn.

Sự tiếp xúc trực tiếp với máu của một người nhiễm HIV qua da lành không cho nguy cơ nhiễm bệnh. HIV có thể xâm nhập qua lớp biểu bì của da [có 3 lớp biểu bì, trung bì và hạ bì] khi bị tổn thương do giẫm phải kim tiêm chích hoặc bị xây xát da do dụng cụ có máu nhiễm HIV.

Khả năng lây nhiễm có thể xảy ra khi máu bị nhiễm HIV bắn vào mắt, niêm mạc mũi miệng hoặc trên da không lành lặn.

Ngọc Lan [T/H]

Share on FacebookShare on TwitterShare on Linkedin

Môi trường thích hợp nhất với virus HIV là máu người

Chào bạn,

Virus HIV cũng như bao nhiêu loại virus khác đều rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ và các chất sát khuẩn thông thường. Môi trường thích hợp nhất với virus HIV là máu người. Trong các môi trường khác thì virus cũng tồn tại được nhưng chỉ trong 1 thời gian nhất định.

1/ Virus HIV tồn tại trong không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 độ trong không quá ... 5 phút

2/HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô từ 2 đến 7 ngày, trong xác chết bệnh nhân AIDS trong 24 giờ.

3/ Với máu của người có HIV rơi trên đường, nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp thì virus chỉ tồn tại được trong 30 phút. Còn trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể được 48h - 1 tuần

4/ Trong môi trường nước: virus HIV không tồn tại lâu được trong môi trường nước, môi trường nước đun sôi kéo dài trong 20 phút cũng tiêu diệt được HIV.

Khi đã ngoài thời gian sống còn của virus, thì virus sẽ chết đi và không còn khả năng lây nhiễm, nhưng mà khi đó nạn nhân sẽ gặp nguy cơ với các chủng vi khuẩn khác, như uốn ván.

Sau khi rời khỏi cơ thể, HIV chỉ có thể hoạt động và có khả năng lây truyền trong một thời gian rất ngắn, trừ khi ở trong môi trường lý tưởng.

HIV là viết tắt của human immunodeficiency virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Khi vào cơ thể, virus này sẽ khiến hệ miễn dịch trở nên suy yếu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

Mặc dù hầu hết chúng ta đều đã từng nghe nói về HIV/AIDS nhưng nhiều người còn chưa hiểu đúng về thời gian mà HIV có thể sống ở bên ngoài cơ thể.

Trên thực tế, một khi ra khỏi cơ thể thì virus này không tồn tại được lâu, từ khi ở trong môi trường lý tưởng.

HIV là một loại virus nguy hiểm mà cơ thể không thể tự tiêu diệt và rất dễ lây lan ra môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, sau đó nó sẽ nhanh chóng không còn hoạt động [bất hoạt] hoặc bị chết. Một khi đã bất hoạt thì HIV sẽ không thể hoạt động trở lại được nữa.

HIV lây truyền như thế nào?

HIV lây truyền qua máu và các chất dịch cơ thể khác, gồm có tinh dịch, dịch âm đạo, dịch hậu môn và sữa mẹ.

Sự lây truyền có thể xảy ra khi quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm, lây từ mẹ sang con, tiếp xúc vết thương hở hoặc dùng chung vật dụng có dính máu của người nhiễm HIV,…

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của HIV bên ngoài cơ thể gồm có:

  • Nhiệt độ: HIV vẫn có thể sống và hoạt động khi ở trong môi trường lạnh nhưng sẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao.
  • Ánh sáng mặt trời: tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ phá hủy virus và khiến chúng không còn khả năng sinh sản.
  • Số lượng virus trong chất dịch: nói chung, số lượng HIV trong chất dịch càng cao thì thời gian để tất cả chúng trở nên bất hoạt sẽ càng lâu.
  • Mức độ axit: HIV tồn tại tốt nhất trong môi trường có độ pH ở mức 7 và không thể hoạt động trong môi trường có tính axit, cho dù chỉ rất nhẹ.
  • Độ ẩm môi trường: sấy khô cũng sẽ làm cho virus bất hoạt.

Nếu bất kỳ yếu tố nào trong số này không ở mức lý tưởng thì thời gian tồn tại của HIV sẽ giảm đi.

Thời gian tồn tại ngoài môi trường

HIV không thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường hay nói cách khác là bên ngoài cơ thể. Khi chất dịch rời khỏi cơ thể và tiếp xúc với không khí thì sẽ nhanh chóng khô lại. Lúc này, virus sẽ không còn hoạt động được nữa. Một khi không hoạt động, HIV sẽ chết và không còn khả năng lây truyền.

Một số nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi tồn tại ở nồng độ cao hơn nhiều so với nồng độ thường thấy trong chất dịch cơ thể và máu của những người nhiễm HIV thì 90 đến 99% virus sẽ không còn hoạt động chỉ trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với không khí.

Vì vậy, bạn sẽ không thể bị nhiễm HIV từ các bề mặt, chẳng hạn như bệ xí trong nhà vệ sinh. Cho đến nay chưa từng có trường hợp nào lây truyền HIV qua con đường này.

Thời gian tồn tại trong tinh trùng ngoài cơ thể

Tinh dịch hay dịch tiết âm đạo, dịch hậu môn và sữa mẹ cũng không thể bảo vệ HIV và giúp virus tồn tại lâu hơn bên ngoài cơ thể. Ngay sau khi chất dịch chứa HIV ra khỏi cơ thể và tiếp xúc với không khí thì sẽ bắt đầu khô và virus trở nên bất hoạt.

Thời gian tồn tại trong máu ngoài cơ thể

Ở bên ngoài cơ thể, HIV trong máu có thể hoạt động trong vài ngày, ngay cả khi máu đã khô. Tuy nhiên, số lượng virus thường chỉ rất ít và khả năng lây truyền bệnh là không cao.

Thời gian tồn tại của HIV bên trong ống tiêm sẽ lâu hơn. Sau khi được sử dụng bởi người có tải lượng virus cao, lượng HIV trong ống tiêm sẽ đủ để lây truyền sang người khác. Vì nằm trong ống tiêm nên máu không tiếp xúc với không khí như trên các bề mặt khác.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC], khi nhiệt độ và các yếu tố khác ở mức lý tưởng, HIV có thể tồn tại lên đến 42 ngày trong ống tiêm nhưng điều này chủ yếu chỉ xảy ra ở nhiệt độ thấp [4 độ C] trong tủ bảo quản.

Khi ở nhiệt độ phòng, HIV có thể sống được đến 21 ngày và có thể tồn tại đến 7 ngày ở nhiệt độ cao hơn.

Thời gian tồn tại trong môi trường nước

Một nghiên cứu đã cho thấy rằng sau 1 đến 2 tiếng ngâm trong nước máy, chỉ có 10% HIV còn hoạt động. Sau 8 tiếng, tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 0.1%. Điều này cho thấy rằng HIV không tồn tại được lâu khi tiếp xúc với nước.

Tóm tắt bài viết

Sau khi rời khỏi cơ thể, HIV chỉ có thể hoạt động và có khả năng lây truyền trong một thời gian rất ngắn, trừ khi ở trong môi trường lý tưởng.

Do có nhiều thông tin không chính xác về nguy cơ lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với chất dịch có virus trên các bề mặt, trong không khí hoặc trong nước, CDC đã đưa ra khẳng định HIV không thể lây truyền qua những con đường này.

Trên thực tế, ngoại trừ dùng chung bơm kim tiêm, chưa từng có trường hợp nào được ghi nhận bị nhiễm HIV do tiếp xúc thông thường với chất dịch bị nhiễm bệnh ở ngoài môi trường.

Video liên quan

Chủ Đề