Hội thảo doanh nghiệp 2023

- Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp giúp doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam giảm thiểu những tác động tiêu cực, tận dụng tốt nhất cơ hội, ứng dụng 4.0 thành công vào sản xuất, kinh doanh.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam; trong đó các doanh nghiệp là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Doanh nghiệp sẽ tăng trưởng nhanh nếu cập nhật kịp thời xu hướng công nghệ. Ngược lại, nếu “lạc nhịp” về công nghệ, doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp quy mô, thậm chí sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Và trong bối cảnh này, vai trò của doanh nhân một lần nữa được khẳng định.

Nhằm mang đến những giải pháp giúp doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam giảm thiểu những tác động tiêu cực, tận dụng tốt nhất cơ hội, ứng dụng 4.0 thành công vào sản xuất, kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao Tạp chí Kinh tế và Dự báo phối hợp với Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức “Hội thảo Doanh nghiệp, Doanh nhân 4.0”.

Hội thảo doanh nghiệp 2023

Chương trình có sự đồng hành của các đơn vị: Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần (PV GAS), Tổng công ty Điện lực Dầu khí – CTCP (PV POWER).

Hội thảo do TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh chủ trì, cùng sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, như: Ông Phan Đức Hiếu – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; Bà Phan Hoàng Lan – Trưởng phòng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Hữu Xuyên - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ); Ông Trịnh Minh Giang –Chuyên gia đào tạo về chuyển đổi số và chiến lược nền tảng số - Chủ tịch Công ty đầu tư VMCG; Ông Lê Công Thành - CEO của InfoRe Technology; Ông Nguyễn Trọng Duy – Đồng sáng lập công ty CP Ella Study Việt Nam, điều hành dự án Ella Study, Ông Trần Trung Hiếu -CEO Công ty Cổ phần TopCV Việt Nam; Ông Nguyễn Bảo Trọng – CEO Công ty cổ phần Miin Việt Nam.

Chương trình được xây dựng gồm 2 phiên:

Phiên 1: Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp

Phiên 2: Doanh nhân khởi nghiệp trong kỷ nguyên 4.0.

Tham dự chương trình, các diễn giả cùng nhau bàn luận, trao đổi về những xu hướng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp; chính sách và giải pháp hỗ trợ về khoa học công nghệ để doanh nghiệp nắm bắt cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0, đồng thời cung cấp những tri thức thiết yếu của CEO trong tuyển dụng nhân sự hiện đại.

Hội thảo sẽ diễn ra vào lúc 8-12h ngày 26/06/2019 tại Khách sạn Army – Số 1A Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội./.

Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bản quyền thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội - ĐT: 080.43485; Phòng Hành chính - Văn phòng Bộ: 024.38455298; Fax: 024.38234453. Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Như Sơn – Giám đốc Trung tâm Tin học; Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư (www.mpi.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.

Theo ông Lâm có nhiều yếu tố gây áp lực lạm phát năm 2022 và 2023 như lạm phát chuỗi cung ứng, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trong đó, lạm phát chuỗi cung ứng là nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới.

Hội thảo doanh nghiệp 2023

Theo ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, có nhiều yếu tố gây áp lực lạm phát năm 2022 và 2023.

"Kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại", ông Lâm phân tích.

Về yếu tố tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, ông Lâm nhận định, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350 nghìn tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023.

Lạm phát năm 2022 ở mức 4 - 4,5%

Căn cứ vào các yếu tố tác động từ lạm phát chuỗi cung ứng; thiếu hụt nguồn cung; tổng cầu tăng đột biến; thiếu hụt lao động và dự kiến tăng lương tối thiểu vùng; giá xăng dầu, giá điện dự báo tăng; giá lương thực gia tăng theo giá lương thực thế giới, chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm dự báo lạm phát Việt Nam trong năm 2022 nằm trong khoảng 4% - 4,5%.

Với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và dự báo năm 2023 lạm phát vẫn ở mức cao so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam khoảng 5%- 5,5%.

Trong khi đó, lạm phát cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 4% - đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong kiểm soát lạm phát cả thời kỳ kế hoạch 5 năm.

Cần kịp thời gỡ vướng mắc

Từ những phân tích và dự báo trên, TS Nguyễn Bích Lâm kiến nghị Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần minh bạch và đơn giản hoá quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế, giữ khả năng cạnh tranh và thị phần của hàng hoá Việt trên thị trường thế giới. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng này, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Sử dụng chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý, không quá chú trọng vào chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng vì hỗ trợ tín dụng và hạ lãi suất cho vay dẫn tới gia tăng lạm phát và rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn cần có giải pháp nhập khẩu kịp thời nguyên nhiên vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất; đối với các mặt hàng thiếu hụt dài hạn cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng thay thế...

Theo Doanhnghiepvn.vn