Kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn lớp 2

CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Trước khi bắt tay vào việc dạy học sinh các phương pháp giải toán có lời văn, tôi đã hệ thống, bổ sung cho các em các kiến thức có liên quan đến việc giải các bài toán có lời văn.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, qua điều tra thực trạng ban đầu, tôi đã nghiên cứu và tìm ra các giải pháp giúp học sinh thực hiện đúng các bài toán có lời văn.

- Khi giải một bài toán phải tuân thủ theo các bước:

+ Bước 1: Đọc kĩ đề, phân tích các yếu tố của bài toán.

+ Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng cách dễ hiểu nhất.

+ Bước 3: Phân tích bài toán để nhận dạng toán và tìm cách giải

+ Bước 4: Giải bài toán và thử lại các kết quả.

+ Bước 5: Khai thác - mở rộng bài toán.

- Nắm chắc phương pháp giải của từng dạng toán điển hình.

Sau đây là một số biện pháp tôi thực hiện rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 2:

CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Sau khi đã hệ thống các kiến thức liên quan tôi bắt tay vào việc dạy từng phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh.

- Trước hết muốn giải được bài toán có lời văn, giáo viên cần cho học sinh nắm được đường lối chung để giải bài toán có lời văn được thực hiện 5 bước sau:

+ Bước 1: Tìm hiểu đề: Học sinh phải đọc kỹ đề toán để phân biệt dữ kiện của bài - xác định được cái đã cho và cái phải tìm.

+ Bước 2: Phân tích bài toán

- Sau khi học sinh đọc bài toán, giáo viên cần đặt câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu được đề bài.

+ Bài toán cho ta biết gì ?

+ Bài toán hỏi điều gì ?

+ Muốn giải được bài toán ta phải sử dụngphép tínhnào ?

Để tránh nhàm chán các câu hỏi lặp lại nhiều lần, giáo viên cần thay đổi câu hỏi để phát huy tư duy của học sinh.

Ta có thể hỏi ngược lại:

+ Bài toán hỏi điều gì ?

+ Ta biết điều gì ở bài toán ?

+ Muốn giải được bài toán trước hết ta phải tìm gì ?

Khi học sinh đó hiểu được bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán.

+ Bước 3: Tóm tắt bài toán

Việc này giúp các em bỏ bớt được những câu, những chữ không thật quan trọng trong đề toán, biểu thị được bằng lời hoặc hình vẽ các mối quan hệ trong bài toán, làm cho bài toán được rút gọn lại, mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Các em nhìn tóm tắt có thể đọc lại bài toán một cách chính xác [học sinh sẽ giải bài toán dễ dàng hơn].

Ở phần này, giáo viên cần cho học sinh biết nhiều cách tóm tắt khác nhau.

Ví dụ: Bài 4 [SGK - trang 14] - Một lớp học có 14 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Hỏi lớp đó có tất cả bao nhiêu học sinh ?

Tóm tắt: Nữ: 14 học sinh

Nam: 16 học sinh

Tất cả: .... học sinh ?

Bước 4: Giải bài toán

Các em dựa vào tóm tắt để viết bài giải

Lớp học đó có số học sinh là:

14 + 16 = 30 [HS]

Đáp số: 30 học sinh

Bước 5: Thử lại kết quả

Tức là học sinh kiểm tra xem kết quả tính đó đúng chưa ? Lời giải đó chuẩn chưa ? và đáp số đầy đủ chưa ?

Ở ví dụ trên ta lấy tổng số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh nữ mà ra số học sinh nam là đúng hoặc ngược lại.

Trong 5 bước trên thì các em làm vào vở bước 3 và bước 4.Còn các bước khác các em chỉ suy nghĩ làm miệng hoặc làm nháp.

Khi học sinh đã nắm vững 5 bước của một bài toán có lời văn với từng loại bài khác nhau. Khi giải xong giáo viên cần chốt cho học sinh những điều cơ bản cần ghi nhớ.

1- Loại “Bài toán về nhiều hơn”

Khi dạy “Bài toán về nhiều hơn”, giáo viên giúp học sinh biết cách xác định: số lớn, số bé, phần “nhiều hơn”. Vậy khi dạy dạng toán này học sinh chỉ cần vận dụng công thức

Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn”

Bài toán 1: Hòa có 4 bông hoa, Bình nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. Hỏi Bình có bao nhiêu bông hoa ?

Bài giải

Ở đây số lớn là số hoa của ai ?

Số bé là số hoa của bạn nào ?

Vậy tìm số hoa của Bình bằng cách nào ?

Học sinh giải:

Bình có số bông hoa là:

4 + 2 = 6 [bông hoa]

Đáp số: 6 bông hoa

Để tránh cho học sinh dập khuôn máy móc cứ thấy bài toán có “nhiều hơn” là sử dụng phép cộng. Buổi chiều có tiết hướng dẫn học tôi luyện thêm cho các em bài toán khác.

Bài toán 2: Tùng có 15 viên bi, Tùng nhiều hơn Toàn 3 viên bi. Hỏi Toàn có bao nhiêu viên bi ?

Với bài toán này, sau khi đọc kĩ đề, phân tích thì học sinh sẽ tóm tắt như sau:

Tóm tắt:

Tùng : 15 viên bi

Toàn : nhiều hơn 3 viên bi

Khi đã tóm tắt được bài toán, nhìn sơ đồ, học sinh sẽ dễ dàng giải hơn.

Bài giải

Toàn có số viên bi là:

15 - 3 = 12 [viên bi]

ĐS: 12 viên bi

Mặt khác rèn thêm kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dạng này, tôi đưa thêm bài toán trắc nghiệm sau:

Bài toán 3: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.

Lan có 19 bông hoa, Huệ nhiều hơn Lan 3 bông hoa. Hỏi Huệ có bao nhiêu bông hoa?

A. 2 bông hoa

B. 16 bông hoa

C. 22 bông hoa

Học sinh phải khoanh vào đáp án C vì số hoa của Huệ bằng 19 + 3 = 22

Xem tiếp file đầy đủ tại đây:

21
399 KB
2
184

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 21 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................. 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 2 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 3 II . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM ..................... 3 III. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ................................................ 3 1. Phạm vi nghiên cứu. ....................................................................................... 3 2. Kế hoạch nghiên cứu. ..................................................................................... 3 IV . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................... 5 I. TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN LỚP 2 ........... 5 1. Mục tiêu: ........................................................................................................ 5 1.1.Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về: ..................... 5 1.2. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành về: ...................................... 5 2 . Phương pháp dạy học Toán 2 ........................................................................ 6 II. TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MẠCH KIẾN THỨC GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2. ............................................ 6 1. Nội dung của mạch kiến thức giải toán có lời văn lớp 2. ................................ 6 2. Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn lớp 2........................................ 7 III. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2. ................................................................................................................ 7 1. Tình hình thực tế của việc dạy và học giải toán có lời văn ở lớp 2. ................. 7 2. Đặc điểm tình hình. ........................................................................................ 8 IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2. ................................................................................................................ 9 1. Các bước thực hiện khi giải bài toán có lời văn. ............................................. 9 2. Ví dụ minh họa. ............................................................................................ 10 3. Một số bài toán nâng cao cho học sinh hoàn thành tốt: ................................. 16 V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ....................................................................... 18 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 20 1/21 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Trong nhà trường phổ thông nói chung, trường Tiểu học nói riêng, môn Toán với tư cách là một môn học độc lập, nó cùng với các môn học khác góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là một môn học tự nhiên có tính loogich và chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các môn học khác. Môn Toán rất đa dạng, phong phú, có nhiều bài toán ở nhiều dạng khác nhau. Trong đó loại toán có lời văn giữ một vị trí rất quan trọng, bởi nó bộc lộ mối quan hệ qua lại với các môn học khác cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Nó góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học, giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng giải toán. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng phát huy được những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm cho học sinh. Muốn học sinh Tiểu học học tốt môn Toán thì mỗi giáo viên không chỉ là người truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn một cách dập khuôn máy móc, làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Mà yêu cầu của giáo dục hiện nay là đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ đ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh được tìm hiểu, trao đổi, trải nghiệm để hình thành và ghi nhớ kiến thức. Vì vậy, người giáo viên cần gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, chủ động lĩnh hội kiến thức. Trong cấu trúc nội dung môn toán, các bài toán có lời văn gắn với các nội dung học khác nhau trong từng khâu của từng tiết học. Rõ ràng, qua sự phân bố chương trình, ta thấy rõ phần giải toán có lời văn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình môn toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Mỗi bài toán có lời văn là một tình huống có vấn đề buộc các em phải tư duy, suy luận và phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề. Khi các em làm tốt các bài toàn có lời văm thì những vấn đề mà ác em gặp phải trong cuộc sống sẽ được các em vận dụng để tìm ra giải pháp giải quyết tình huống hợp lí. Bởi vậy, việc dạy học sinh giải toán có lời văn cần được xác định rõ ngay từ những lớp đầu cấp về mục đích, yêu cấu, nội dung và phương pháp dạy học. Đối với học sinh Tiểu học nói chung học sinh lớp 2 nói riêng, tư duy của các em đang dần chuyển từ trực quan sinh động, từ những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống sang tư duy trừu tượng. Do vậy, để giúp học sinh giải quyết được 2/21 những vấn đề đó người giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp, giúp học sinh nắm chắc nội dung vấn đề để tìm cách giải quyết hợp lí. 2. Cơ sở thực tiễn Xuất phát từ thực tế giảng dạy của tôi cũng như các đồng nghiệp, tôi thấy việc dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 còn một số hạn chế, chưa giúp học sinh phát triển tốt năng lực tư duy, suy luận Loogich trong quá trình giải toán. Các em còn nhầm lẫn giữa các dạng toán hoặc còn rập khuôn máy móc theo mẫu, theo công thức mà không giải thích được cách làm. Đặc biệt, có những em không nắm được mối liên hệ giữa các số liệu, dữ kiện cụ thể của bài toán, dẫn đến hiểu sai nội dung bài toán nên lựa chọn phép tính không đúng. Số học sinh giải được bài toán theo nhiều cách chiếm số ít. Trước thực tế đó, tôi nhận thấy để giúp học sinh giải toán có lời văn được tốt là một việc làm cần thiết đối với người giáo viên Tiểu học, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán. Do đó, bản thân tôi là một giáo viên, tôi từng trăn trở nhiều về vấn đề làm thế nào để việc dạy học môn Toán nói chung và phần giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng đạt kết quả tốt nhất. Chính vì vậy, trong năm học này, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2” và áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp mình phụ trách II . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM Học sinh lớp 2A trường Tiểu học . III. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu. Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2. 2. Kế hoạch nghiên cứu. a. Thời gian: - Tháng 9/2017, tôi tiến hành khảo sát để nắm được tình hình thực tế của học sinh, từ đó chọn đề tài nghiên cứu. - Tháng 3/2018, tổng hợp những việc đã thực hiện và đánh giá kết quả đã đạt được để hoàn thành đề tài. b.Ứng dụng: Dạy học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn. IV . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu một số vấn đề lí luận về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học làm cơ sở cho việc viết đề tài. - Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học giải bài toán có lời văn ở lớp 2. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học Toán lớp 2. 3/21 - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Hình thành và rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Từ việc hình thành cho học sinh các bước thực hiện khigiải một bài toán có lời văn, giúp các em ghi nhớ và vận dụng các bước đó vào giải các bài toán có lời văn thành thạo để nâng cao chất lượng học môn Toán. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU -Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học làm cơ sở cho việc viết đề tài. -Tìm hiểu thực trạng việc dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học. - Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2 để giúp giáo viên tìm ra biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả nhất. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện tốt nhiệm vụ đã nêu, tôi đã phối hợp các phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa và tài liệu có liên quan đến đề tài, nhằm thu thập một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp quan sát thông qua dự giờ. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 4/21 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN LỚP 2 1. Mục tiêu: Dạy học toán 2 nhằm giúp học sinh: 1.1.Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về: - Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép nhân, phép chia và bảng nhân, bảng chia2, 3, 4, 5; Tên gọi và mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của từng phép tính. - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép nhân, phép nhân và phép chia. - Các số đến 1000, phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số [không nhớ]. - Các phần bằng nhau của đơn vị dạng : 1 1 1 1 ; ; ; 2 3 4 5 - Các đơn vị đo độ dài: dm, m, cm, km, mm; giờ và phút, ngày và tháng; kg, l. - Nhận biết một số hình học [hình chữ nhật, hình tứ giác; đường thẳng, đường gấp khúc]. Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - Một số dạng toán có lời văn chủ yếu giải bằng một phép tính cộng, trừ, nhân hoặc chia. 1.2. Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành về: - Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Nhân, chia trong phạm vi các bảng tính [2, 3,4, 5] - Giải một số bài tập đơn giản dạng bài “ Tìm x”. - Thực hiện dãy tính có hai phép tính [dạng đơn giản]. - Đo và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích. - Nhận biết hình và bước đầu tập vẽ hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông, đường thẳng, đường gấp khúc; Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - Giải một số bài toán đơn về cộng, trừ, nhân, chia. - Bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành. - Tập dượt, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phát triển trí tưởng tượng trong quá trình áp dụng các kiến thức, kĩ năng toán 2 trong học tập và đời sống. 5/21 1.3. Tập phát hiện, tìm tòi và tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo mức độ của lớp 2, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 2 . Phương pháp dạy học Toán 2 Phương pháp dạy học Toán 2 ở Tiểu học là sự vận dụng các phương pháp dạy học toán [nói chung] cho phù hợp với mục tiêu, nội dung. Nội dung kiến thức, kĩ năng toán học của chương trình Toán lớp 2 là kiến thức đã có đối với giáo viên, nhưng là kiến thức chưa có đối với học sinh, đã tồn tại bên ngoài tư duy học sinh. Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học toán học ở Tiểu học nói chung và phương pháp dạy học Toán 2 nói riêng để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng toán. Học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng không chỉ nhờ vào thính giác [nghe], tri giác [nhìn] và tư duy [suy nghĩ, nhớ ] mà còn có sự tham gia phối hợp của các hoạt động như cầm, nắm, tách, gộp, phân tích, tổng hợp, viết, nói …Vì vậy, người giáo viên phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức cho chính mình. Các phương pháp dạy học toán thường vận dụng là: - Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. - Phương pháp gợi mở vấn đáp. - Phương pháp trực quan: [Sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học]. - Phương pháp luyện tập thực hành. - Sử dụng trò chơi học tập. Nội dung Toán 2 chủ yếu là những kiến thức cơ bản của giai đoạn đầu nên khi dạy học Toán 2, giáo viên cần: - Tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập cho học sinh. - Tuyệt đối không nói, viết, làm mẫu những gì học sinh có thể làm được [cá nhân hoặc nhóm]. Khi dạy học, cần giúp học sinh tự nêu vấn đề, tự phát hiện các kiến thức, kỹ năng đã có, với sự trợ giúp [nếu cần thiết] của các hìnhvẽ, mô hình thật để giải quyết vấn đề [cá nhân hoặc nhóm] trao đổi ý kiến, bình luận, thực hành vận dụng ngay trong tiết học. Tận dụng thời gian học tập ngay trên lớp để hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ học toán, nếu có thời gian thì giúp học sinh tự học ở mức sâu hơn các nội dung sách giáo khoa và vở thực hành. II. TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MẠCH KIẾN THỨC GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2. 1. Nội dung của mạch kiến thức giải toán có lời văn lớp 2. Nội dung dạy học giải toán có lời văn lớp 2 gồm: - Dạy cách giải và trình bày bài giải các bài toán đơn về cộng hoặc trừ; trongđó có các bài toán về “Nhiều hơn”, “Ít hơn”một số đơn vị. 6/21 - Cách giải và trình bày bài giải một số bài toán vềnhân, chia; chủ yếu là các bài toán tìm tích hai số trong phạm vi các bảng nhân 2, 3, 4, 5 và các bài toán về chia thành các phần bằng nhau hoặc chia theo nhómtrong phạm vi các bảng chia 2, 3, 4, 5. - Bước đầu làm quen với việc giải các bài toán có nội dung hình học [tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác], các bài toán liên quan đến các đơn vị đo đã học[cm, dm, m, km , kg, l,….] - Rèn phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt [phân tích đề bài, giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề bằng nói và viết]. Toán 2 không dạy các bài toán mang tính đánh đố học sinh nhưng nội dung các bài toán phong phú, gần với thực tiễn xung quanh các em. Các bài toán thường đặt ra dưới dạng giải quyết một tình huống có trong thực tiễn. Khi trình bài bài giải của bài toán có lời văn gồm câu lời giải kèm theo phép tính và đáp số. 2. Phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn lớp 2. - Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp. Hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kỹ xảo tính vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Nắm chắc các ý nghĩa phép tính đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi học sinh biết cách tính thông thạo, đặt biệt là biết nhận dạng bài toán để lựa chọn phép tính thích hợp. - Để giúp học sinh thực hiện được các hoạt động có hiệu quả, giáo viên không làm thay, không chỉ dẫn quá chi tiết cho học sinh hoặc áp đặt cách giải, mà hướng dẫn học sinh cách phân tích bài toán để học sinh tự biết phải sử dụng các kiến thức nào trong các kiến thức đã học khi giải quyết từng vấn đề của bài toán. Từ đó giúp học sinh từng bước tìm ra cách giải của bài toán, xác định được dạng toán và cách giải của dạng toán đó. III. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2. 1. Tình hình thực tế của việc dạy và học giải toán có lời văn ở lớp 2. a. Hiện trạng thực tế. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy khi giải bài toán có lời văn, học sinh mắc những lỗi sau: - Viết lời giải sai, thiếu. - Viết phép tính sai. - Viết lời giải và phép tính đúng nhưng tính sai kết quả. - Viết lời giải và phép tính đúng nhưng đơn vị sai. Ví dụ 1 : Bài 3 [Sách Toán lớp 2, trang 128] 7/21 “Có một số kẹo chia đều cho 3 em, mỗi em được 5 chiếc kẹo . Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo?” Khi giải bài toán dạng này, có một số học sinh trình bày như sau: Bài giải Có tất cả số kẹo là: 3 x 5 = 15[chiếc kẹo] Đáp số: 15 chiếc kẹo Sở dĩ học sinh viết phép tính không đúng là do các em không đọc kỹ đầu bài, không hiểu mối quan hệ giữa các đại lượng mà các em thấy số 3 cho trước, số 5 cho sau nên viết phép tính là 3 x 5. Ví dụ 2: Bài 3 [Sách Toán lớp 2, trang 136] a, Có 12 học sinh chia đều thành 4 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy học sinh ? b, Có 12 học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi chia thành mấy nhóm ? Học sinh hay nhầm lẫn khi giải bài toán thuộc hai dạng này, hay sai đơn vị. Có một số học sinh tuy trình bày bài giải đúng nhưng khi giáo viên yêu cầu nêu cách làm hoặc hỏi “ Tại sao con làm như vậy? “ hoặc “Bài toán thuộc dạng toán gì? ” thì học sinh không trả lời được. Một số học sinh không phân biệt được sự khác nhau của hai bài toán này. b. Nguyên nhân. * Về phía giáo viên: - Giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp dạy học trong từng giờ dạy, giáo viên thường dạy theo phương pháp “ Truyền đạt - Tiếp thu” nên không phát huy được tính năng động, sáng tạo, tư duy độc lập của học sinh. - Giáo viên còn làm thay hoặc chỉ dẫn quá chi tiết cho học sinh. * Về phía học sinh: - Chưa có phương pháp học tập, việc tiếp thu kiến thức còn thụ động. - Các em không đọc kĩ đầu bài nên không hiểu hết các từ quan trọng trong bài toán, không hiểu mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán, không xác định đúng câu hỏi của bài toán, không xác định đúng dạng toán. - Chưa hình thành cho mình kĩ năng làm bài. - Đôi khi tính toán chưa cẩn thận. 2. Đặc điểm tình hình. Năm học 2017-2018 này, lớp tôi phụ trách có 55 học sinh. Để tìm hiểu và nắm tình hình học tập môn Toán của các em, tôi đã ra một đề toán khảo sát như sau: 8/21 Bài kiểm tra môn : Toán [Thời gian làm bài 40 phút] Bài 1: Viết: a. Số liền sau số 89: b. Số liền trước số 57: c. Số lớn hơn 35 và bé hơn 38: d. Số lớn nhất có 1 chữ số: Bài 2: Đặt tính rồi tính. 42 + 54 48 + 30 96 - 35 60 + 35 84 - 31 66 - 26 Bài 3: Lan và Hồng làm được 35 bông hoa, trong đó Lan làm được 20 bông hoa. Hỏi Hồng làm được bao nhiêu bông hoa? Bài 4: Lớp 2A có 26 học sinh nam và 22 học sinh nữ. Hỏi lớp 2A có tất cả bao nhiêu học sinh ? Kết quả khảo sát như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 20 36 ,4 30 54 ,5 5 9, 1 Qua kết quả khảo sát, tôi thấy hầu hết học sinh đều thuộc bảng cộng, trừ [không nhớ] trong phạm vi 100 nên các em làm bài tập 1, 2 tương đối tốt. Bài tập 3, 4 có một số học sinh làm sai, các em mắc những lỗi sai sau: - Có học sinh viết sai câu lời giải [5 học sinh]. - Có học sinh viết sai phép tính [ở bài 3 nhiều hơn] - Có học sinh sai đơn vị [4 học sinh]. - Có học sinh tính toán sai [7 học sinh]. - Có học sinh quên đáp số [2 học sinh]. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2. 1. Các bước thực hiện khi giải bài toán có lời văn. Để giúp học sinh nắm được cách giải một bài toán có lời văn đạt hiệu quả, tôi đã thực hiện theo các bước sau: *Bước 1: Tóm tắt bài toán - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán : Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán. Đây là bước nghiên cứu đầu tiên giúp học sinh có suy nghĩ ban đầu về ý nghĩa bài toán. Nắm được nội dung bài toán và đặc biệt cần chú ý đến câu hỏi của bài. Do đó, tôi đã yêu cầu học sinh cầm bút chì và thước gạch chân 9/21 dưới những dữ kiện quan trọng của bài toán bằng khẩu lệnh: “Hãy gạch một gạch những điều đã cho và gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán”. Như vậy tất cả học sinh cùng làm việc, em nào không làm việc giáo viễn đã biết và nhắc nhở. - Xây dựng, thiết lập mối quan hệ giữa hai dữ kiện đã cho của bài toán . - Tìm cách diễn đạt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ, ký hiệu toán học. - Có thể tóm tắt bài toán bằng sơ đồ hình vẽ, bằng cách ghi dữ kiện, điều kiện và câu hỏi của bài toán dưới dạng cô đọng, ngắn gọn nhất. *Bước 2: Tìm cách giải Gắn liền với việc phân tích các dữ liệu, điều bài toán đã cho và điều cần tìm, xác lập mối quan hệ giữa chúng để lập kế hoạch giải bài toán theo hệ thống câu hỏi gợi ý, chẳng hạn như: + Bài toán này có mấy đối tượng ? + Đã biết mấy đối tượng ? + Đâu là số lớn ? Đâu là số bé ? + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì? => Từ đó giúp học sinh xác định được bài toán thuộc dạng toán nào và áp dụng cách giải đã học. Điều quan trọng nhất trong bước này là giáo viên gợi ý để học sinh nắm được “Bài toán hỏi gì?”. Từ đó suy luận để xác định được dạng toán. *Bước 3: Trình bày bài giải Học sinh dựa vào câu hỏi của bài toán để viết câu lời giải cho phù hợp và thực hiện phép tính theo kế hoạch để giải bài toán, sau cùng là ghi đáp số. Ở bước này, giáo viên cần lưu ý học sinh xác định đúng đơn vị để viết cho chính xác. *Bước 4: Kiểm tra lại cách làm[ hoặc thử lại]. - Tập cho học sinh có thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem lời giải trả lời đúng câu hỏi của bài toán chưa? Phép tính viết đúng chưa? Kiểm tra lại kết quả và đơn vị. - Khi giải bài toán có lời văn, giáo viên cần đặc biệt chú ý giúp học sinh xác định đúng “ Bài toán đó thuộc dạng toán gì ?” - Khi cần có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập. Khuyến khích học sinh tự nói ra những hạn chế của mình, bình luận cách giải của bạn để rút kinh nghiệm và nêu cách khắc phục. 2. Ví dụ minh họa. Ví dụ 1 : Bài 1 [Tiết “ Ôn tập về giải toán” Toán 2, trang 88 ] 10/21

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề