Làm giấy khai sinh bao lâu thì lấy được

Lúc mang bầu không lo tìm hiểu chuẩn bị, sinh xong rồi nghe bảo phải nộp giấy khai sinh để có tiền thai sản, mẹ mới hỏi Làm giấy khai sinh bao lâu thì có.

>>> Chồng không chăm vợ bầu bị phạt thế nào: Mấy anh vô tâm vô lo nên biết

Ở đây có mẹ nào mang bầu mà chưa biết các thứ thủ tục rồi làm giấy khai sinh bao lâu thì có nên tìm hiểu trước đi nha. Đừng để nước tới chân rồi mới chạy nhe.

Sẵn câu hỏi Làm giấy khai sinh bao lâu thì có, mình chia sẻ một số thứ liên quan đến giấy khai sinh cho các mẹ luôn.

Theo Luật hộ tịch năm 2014, trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ phải đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha hoặc mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác, cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng trẻ phải đăng ký khai sinh cho trẻ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Cổng thông tin Điện tử huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang và Internet

Mà bây giờ tiện lắm các mẹ, đi làm thủ tục đăng ký khai sinh, mẹ vừa có Giấy khai sinh, vừa có thẻ bảo hiểm y tế và vừa nhập hộ khẩu cho con luôn.

Trước khi đi làm thủ tục để có 3 loại giấy tờ này, cha hoặc mẹ cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

#1. Giấy chứng sinh. [Cái này thường là do Bệnh viện, nơi mẹ sinh bé cấp cho]

#2. Giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân của cha, mẹ.

#3. Sổ hộ khẩu của cha và mẹ.

#4. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha hoặc mẹ.

Chuẩn bị xong, cha hoặc mẹ cần photo các loại giấy tờ trên và mang đến Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc thị trấn – nơi cư trú của cha hoặc mẹ để đăng ký khai sinh cho trẻ.

Tại đây, cha hoặc mẹ của trẻ đi làm thủ tục sẽ phải làm thêm Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế và Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, cùng với việc nộp bản photo, xuất trình bản chính các giấy tờ nêu trên.

Lệ phí đăng ký khai sinh là miễn phí, khi đến nhận 3 loại giấy tờ gồm Giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế và Sổ hộ khẩu đã nhập tên bé, mẹ chỉ phải nộp thêm tiền chi phí cấp bản sao Giấy khai sinh mà thôi. Theo Thông tư 226/2016/TT-BTC thì lệ phí sao y chứng thực từ bản chính là 2.000 đồng/trang. Ngoài ra, có thể cha hoặc mẹ khi đi làm thủ tục sẽ được yêu cầu tạm nộp lệ phí đăng ký thường trú [nếu có] nữa.

Căn cứ Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT thực hiện liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi thì tối đa không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định sẽ có 3 loại giấy tờ trên.

Như vậy, làm giấy khai sinh bao lâu thì có, theo quy định tối đa là 20 ngày làm việc, tuy nhiên, một số địa phương có thể giải quyết sớm hơn.

Việc đăng ký khai sinh cho trẻ sớm, mẹ lẫn bé được hưởng nhiều quyền lợi:

Thứ nhất, có bản sao Giấy khai sinh, mẹ có thể nộp ngay cho công ty để làm thủ tục hưởng tiền chế độ thai sản, không ít đâu nha các mẹ, tới tận 6 tháng lương cộng với tiền trợ cấp một lần khi sinh con nữa, theo quy định hiện hành là 2,98 triệu đồng.

Thứ hai, có bản sao Giấy khai sinh, cha hoặc mẹ có thể làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân. Số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp sẽ thấp hơn trước do có thêm khoản giảm trừ cho con.

Thứ ba, trẻ sớm có thẻ bảo hiểm y tế, khi đi khám chữa bệnh có thể dùng thẻ này, đỡ được một khoản các mẹ ạ.

Thứ tư, đăng ký khai sinh muộn, quá 60 ngày theo thời hạn luật định, sẽ bị phạt cảnh cáo theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP và khi đi đăng ký khai sinh phải nộp lệ phí. Lệ phí này tùy từng địa phương quy định cụ thể.

Tổng hợp

Mục lục bài viết

  • 1. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con:
  • 2. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con:
  • 2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị:
  • 2.2Thủ tục thêm tên bố trong giấy khai sinh của con:
  • 3. Có bắt buộc phải xuất trình giấy khai sinh khi thực hiện hợp đồng tặng cho đất không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

-Bộluật dân sự năm 2015

-Nghịđịnh 123/2015/NĐ-CPquy định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

-Luật hộ tịch năm 2014

1. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con:

Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định tại Luật hộ tịch năm 2014 như sau:

"Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a] Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b] Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c] Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp Số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh."

" Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ."

2. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con:

>> Xem thêm: Hướng dẫn trình tự, thủ tục xin cấp bản sao trích lục giấy khai sinh

2.1 Hồ sơ cần chuẩn bị:

Tại điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định những giấy tờ cần xuất trình khi ly hôn như sau:

" Điều 9. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh

1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tạiKhoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịchkhi đăng ký khai sinh tạiỦyban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã] hoặc các giấy tờtheo quy định tạiKhoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịchkhi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện].

2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.

Trường hợp cha, mẹ củatrẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn."

"Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng [sau đây gọi là giấy tờ tùy thân] để chứng minh về nhân thân.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tạiKhoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tửhoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tạiKhoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịchvà tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 ChươngIIIcủa Nghị định này.

3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam [sau đây gọi là nước láng giềng] lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tạiĐiểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịchđược miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.

5. Bản sao giấy tờtrong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu."

2.2Thủ tục thêm tên bố trong giấy khai sinh của con:

Trong trường hợp đã xác nhận được quan hệ cha-con bạn thực hiện thủ tục nhận cha con và thực hiện cải chính hộ tịch liên quan đến việc bổ sung tên người cha trong giấy khai sinh. Cụ thể, bạn cần thực hiện như sau:

Thủ tục đăng ký nhận cha-con được quy định tại điều 19 Nghị định 1213/2015/NĐ-CP như sau:

"Điều 19. Đăng ký nhận cha, mẹ, con

1.Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước lánggiềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.

2.Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tạiỦyban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:

a]Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b]Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;

c]Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trúởkhu vực biên giới của công dân nước láng giềng.

3.Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.

Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch."

Thủ tục cải chính hộ tịch được thực hiện theo quy định tại điều 28 và điều 29 Luật hộ tịch năm 2014 như sau:

"Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch."

>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh cho con khi chưa tiến hành đăng ký kết hôn ? Hồ sơ đăng ký khai sinh cần giấy tờ gì ?

"Điều 29. Thủ tục bổ sung hộ tịch

1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung."

3. Có bắt buộc phải xuất trình giấy khai sinh khi thực hiện hợp đồng tặng cho đất không?

Thưa luật sư, cho em hỏi hiện bà ngoại đang cùng chung hộ khẩu với em. Em là cháu ngoại. Hiện ngoại muốn cho lại toàn bộ Quyền sử dụng đất..khi em đi làm hợp đồng cho tặng thi bi vướng...gặp khókhăn. Cấp chính quyền yêu ngoại phải xuất trình giấy khai sinh nhưng ngoại không còn giấy khai sinh thì có chuyển nhượng được không ạ ?

Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc về chủ sở hữu.Khi thực hiện chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

"Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch

1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 [một] bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

a] Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

b] Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;

c] Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

3. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 [hai] người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

4. Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 [hai] trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 [hai] tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

5. Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch."

Như vậy, Khi thực hiện chứng thực hợp đồng không bắt buộc xuất trình giấy khai sinh của các chủ thể.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua emailhoặc qua tổng đài1900.6162 .Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Làm giấy khai sinh cho con muộn bị phạt bao nhiêu tiền ? Thủ tục thay đổi nội dung trong giấy khai sinh ?

Bộ phận tư vấn luật dân sự.

Video liên quan

Chủ Đề