Mặt trăng nằm ở đâu

Hoa Kỳ là đất nước duy nhất có cờ trên Mặt Trăng, nhưng điều đó có nghĩa là họ có quyền sở hữu Mặt Trăng?

Mặt trăng nằm ở đâu
Hoa Kỳ là đất nước đầu tiên có người đặt chân lên trên Mặt Trăng.

Mặt Trăng là tên gọi của một vệ tinh tự nhiên quay quanh Trái Đất. Vệ tinh tự nhiên là một thiên thể hoặc vật thể quay quanh một hành tinh. Hệ mặt trời bao gồm 181 vệ tinh tự nhiên, trong đó có 173 vệ tinh tự nhiên quay quanh các hành tinh đầy đủ và 8 vệ tinh tự nhiên quay quanh các hành tinh lùn nhỏ hơn.

Theo Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU), các hành tinh sau được phân loại thành các hành tinh đầy đủ có các vệ tinh tự nhiên quay quanh: Trái đất, Sao hỏa, Sao Mộc, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Ngoài ra, các hành tinh lùn, bao gồm Sao Diêm Vương, Ceres, Haumea, Eris và Makemake, được quay quanh bởi các vệ tinh tự nhiên nhỏ hơn.

Một số hành tinh có nhiều vệ tinh tự nhiên, trong khi những hành tinh khác chỉ có một. Ví dụ, Sao Mộc có xấp xỉ 69 vệ tinh tự nhiên, nhiều nhất trong Hệ Mặt trời, trong khi Trái đất chỉ có một vệ tinh tự nhiên là mặt trăng. Mặt Trăng Trái đất là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt trời, có đường kính xấp xỉ 3.474 km. Trái đất và Mặt trăng được mô tả là quay hài hòa, còn được gọi là xoay đồng bộ, có nghĩa là phía gần của Mặt trăng luôn có thể nhìn thấy Trái đất.

Thăm dò Mặt Trăng

Chương trình không gian của Liên Xô là chương trình đầu tiên của con người đáp xuống Mặt Trăng. Đó là khi tàu vũ trụ Luna 2 hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng vào tháng 9 năm 1959. Tuy nhiên, Luna 2 là một dự án sử dụng phi hành gia robot không người lái và không có con người thật sự.

Mãi đến năm 1969, các phi hành gia là con người mới bay lên Mặt Trăng một cách an toàn. Cuộc đổ bộ này là kết quả của chương trình không gian Hoa Kỳ, sứ mệnh mặt trăng Apollo 11, được khởi xướng bởi Tổng thống Hoa Kỳ John F Kennedy, cùng với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA).

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, bốn ngày sau khi phóng, các phi hành gia Hoa Kỳ, Neil Armstrong và Buzz Aldrin, đã hạ cánh Mô-đun Mặt trăng của tàu Apollo lên trên bề mặt mặt trăng và trở thành người đầu tiên bước chân lên Mặt Trăng. Các phi hành gia đã thực hiện các thí nghiệm, thu thập các mẫu vật nghiên cưu và cắm một lá cờ Hoa Kỳ trên Mặt Trăng. Cho đến hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới có lá cờ trên mặt trăng. Vậy nó có thuộc quyền sở hữu của Hoa Kỳ không?

Luật vũ trụ

Trong lịch sử, các nhà thám hiểm sẽ cắm cờ khi phát hiện ra vùng đất mới để chỉ ra quyền sở hữu. Mặc dù các phi hành gia của NASA đã cắm một lá cờ của Hoa Kỳ trên Mặt Trăng vào năm 1969, Hoa Kỳ không có quyền sở hữu Mặt trăng.

Theo Hiệp ước ngoài vũ trụ, chính thức là Hiệp ước về các nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia trong việc khám phá và sử dụng ngoài vũ trụ, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác, không gian bên ngoài sẽ được tự do khám phá và tuyên bố chủ quyền quyền sở hữu không thể được thực hiện. Hiệp ước lần đầu tiên được ký kết vào năm 1967 bởi Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Liên Xô. Vào năm 2018, 107 quốc gia là thành viên của hiệp ước, bên cạnh đó có 23 quốc gia khác đã ký nhưng không phê chuẩn thỏa thuận.

Mặt trăng nằm ở đâu

Mặt Trăng nhìn từ Trái Đất. Ảnh: John Sanford/SPL

Theo BBC, có rất nhiều giả thuyết về sự xuất hiện của Mặt Trăng. Nó là một phần tách ra từ Trái Đất? Một hành tinh trôi dạt bên ngoài hệ Mặt Trời trước khi bị Trái Đất "bắt" làm vệ tinh? Mặt Trăng và Trái Đất cùng hình thành từ một đĩa quay vật chất khổng lồ?

Đầu thế kỷ 15, nhà bác học người Italy Galilei sau khi quan sát Mặt Trăng qua kính viễn vọng tự phát minh đã thấy bề mặt nó tương tự Trái Đất, có nhiều núi và lục địa.

Đây là cơ sở để George, con trai của Darwin đặt giả thuyết rằng Mặt Trăng được tách ra từ Trái Đất vào thế kỷ 17. Ông cho rằng lúc đầu Trái Đất quay rất nhanh, làm cho một phần bị văng vào không gian và trở thành Mặt Trăng. Thái Bình Dương chính là cái "hố" mà Mặt Trăng để lại. Lý thuyết này đã không gây được nhiều chú ý. Các mẫu đá thu thập trên Mặt Trăng sau này cho thấy tuổi của chúng lớn hơn nhiều lần tuổi của Thái Bình Dương.

Sau Thế Chiến II, nhà hóa học Harold Urey đặt giả thuyết rằng Mặt Trăng tới từ một thiên hà khác, bị Trái Đất giữ lại bằng lực hấp dẫn khi đi ngang qua. Giả thuyết này được nhiều người đồng tình. Mặt Trăng có kích thước quá lớn đối với một vệ tinh, nên rất có khả năng nó từ nơi khác đến. Trên Trái Đất luôn chỉ nhìn thấy một phía của Mặt Trăng, điều thường xảy ra với các vật thể bị bắt giữ.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn với giả thuyết này. Họ không chắc việc Trái Đất có thể bắt giữ Mặt Trăng mà không làm ảnh hưởng tới quỹ đạo của chính mình. Và họ cho rằng hai vật thể ở kích thước đó sẽ va chạm với nhau.

Mặt trăng nằm ở đâu

Một mẫu đá thu thập từ Mặt Trăng. Ảnh: NASA/SPL

Phân tích các mẫu đá mà phi hành gia thu thập trên Mặt Trăng, các nhà khoa học nhận thấy chúng được hình thành nên từ một loại khoáng chất có khối lượng riêng thấp, tên là "anorthosites trắng". Loại khoáng này thường nổi trên magma núi lửa nóng chảy, vì thế thường được tìm thấy trên bề mặt Trái Đất. Như vậy có thể thấy bề mặt của cả hai có thành phần cấu tạo tương đối giống nhau, và Mặt Trăng không thể từ một thiên hà khác bay tới

Một ý tưởng khác, cho rằng Trái Đất và Mặt Trăng được hình thành từ một đĩa quay vật chất khổng lồ, với tâm quay là một lỗ đen. Giả thuyết này nhanh chóng bị bác bỏ. Nó không giải thích được tốc độ quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Ngoài ra, khối lượng riêng trung bình của Mặt Trăng bằng khoảng một nửa Trái Đất, cho thấy có thể cả hai không hình thành từ cùng một đĩa vật chất. Cuối cùng, không có dấu hiệu nào cho thấy lỗ đen xuất hiện.

Năm 1975, ba năm sau khi tàu Apollo hạ cánh xuống Mặt Trăng, một giả thuyết mới được đưa ra, gọi là "vụ va chạm lớn".

Khi hệ Mặt Trời hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, có rất nhiều thiên thạch lớn trôi dạt khắp nơi. Vì vậy hai nhà khoa học hành tinh William Hartmann và Donald Davis đặt giả thuyết rằng một trong số chúng đã va chạm với Trái Đất.

Đây phải là một thiên thạch lớn, kích thước cỡ sao Hỏa, khối lượng khoảng 1/10 Trái Đất. Thiên thạch giả định này được đặt tên là Theia. Do vụ va chạm này, lớp ngoài cùng của Trái Đất bị văng ra ngoài, tạo thành một quả cầu nóng chảy, sau đó nguội dần và di chuyển ra xa, tạo thành Mặt Trăng.

Giả thuyết va chạm này đã được mô phỏng lại trên máy tính. Nó có thể giải thích tại sao Mặt Trăng lại có rất ít các nguyên tố dễ bay hơi, do nhiệt của vụ va chạm đã làm bốc bay hầu hết các nguyên tố này vào không gian. Đây là giả thuyết khả dĩ nhất cho đến thời điểm này.

Vấn đề thành phần hóa học của Trái Đất và Mặt Trăng giống nhau (xác định bằng phương pháp đồng vị) có thể giải thích là do Theia cấu tạo từ các nguyên tố tương tự Trái Đất, hoặc vụ va chạm đã làm cả hai nóng chảy và trộn lẫn vào nhau. Về quỹ đạo hiện tại của Mặt Trăng, các nhà khoa học cho rằng ở thời điểm va chạm, Trái Đất quay rất nhanh, đủ xung lượng để đưa Mặt Trăng vào quỹ đạo quay quanh mình.

Vào tháng 4/2015, nhà khoa học Alessandra Mastrobuono-Battisti, thuộc Viện Công nghệ Israel đã làm một mô phỏng chi tiết về các vật thể va chạm ở thời kỳ đầu của hệ Mặt Trời. Họ nhận thấy xác suất Theia có cấu tạo tương tự Trái Đất là khoảng 20%. Đây không phải một xác suất cao, nhưng nó phần nào bổ sung tính thuyết phục cho giả thuyết về Theia.

Mặt trăng nằm ở đâu

Mặt Trăng hình thành có thể do va chạm một thiên thạch lớn với Trái Đất. Ảnh: Joe Tucciarone/SPL

Nguyễn Thành Minh

Mặt trăng nằm ở đâu
Mặt trăng nằm ở đâu

Mặt Trăng của Trái Đất. Quay xung quanh Trái Đất ở khoảng cách trung bình 384.400km, Mặt Trăng của chúng ta là vệ tinh tự nhiên lớn nhất so với hành tinh mẹ trong hệ mặt trời.

Mặt trăng nằm ở đâu

Titan là mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ 2 trong hệ mặt trời. Titan là mặt trăng duy nhất có bầu khí quyền dày, có bề mặt đóng băng gồ ghề.

Mặt trăng nằm ở đâu

Mặt trăng Ganymade của sao Mộc có kích thước lớn lớn hơn cả sao Thủy và Sao Diêm vương.

Mặt trăng nằm ở đâu

Pan là mặt trăng của sao Thổ, được đặt theo tên thần rừng nửa người nửa dê trong thần thoại Hy Lạp. Pan được phát hiện vào năm 1990.

Mặt trăng nằm ở đâu

Europa là mặt trăng lớn thứ 4 của Sao Mộc. Người ra cho rằng có một đại dương tồn tại dưới bề mặt băng của Europa.

Mặt trăng nằm ở đâu

Phobos là mặt trăng lớn trong số 2 mặt trăng của Sao Hỏa (Mặt trăng còn lại là Deimos). Các nhà khoa học cho rằng Phobos nằm trong “xoắn ốc chết” có quỹ đạo chậm tiến về phía bề mặt Sao Hỏa.

Mặt trăng nằm ở đâu

Enceladus là mặt trăng đóng băng của sao Thổ.

Mặt trăng nằm ở đâu

Với hơn 400 núi lửa đang hoạt động, Io – mặt trăng của Sao Mộc, là vật thể có hoạt động địa chất tích cực nhất trong hệ mặt trời.

Mặt trăng nằm ở đâu

Callisto là vật thể có nhiều miệng núi lửa nhất trong hệ mặt trời. Callisto là mặt trăng lớn thứ 2 của sao Mộc, sau Ganymede.

Mặt trăng nằm ở đâu

Hyperion là mặt trăng lớn nhất không có hình cầu trong hệ mặt trời. Mặt trăng Hyperion của Sao Thổ có hình hạng như miếng bọt biển.

Mặt trăng nằm ở đâu

Atlas - mặt trăng có hình đĩa bay của sao Thổ.

Mặt trăng nằm ở đâu

Miranda, mặt trăng của sao thiên vương, có bề mặt đặc biệt. Vách đá Verona Rupes trên Miranda có độ cao 10.058 mét được cho là vách đá cao nhất trong hệ mặt trời.

Mặt trăng nằm ở đâu

Triton, mặt trăng của sao Hải vương. Cực nam của Triton là khí nitrogen và methane đóng băng.

Mặt trăng nằm ở đâu

Lapetus, một mặt trăng kỳ lạ của sao Thổ. Lapetus đặc biệt với bề mặt 2 nửa: một nửa sáng, một nửa tối.

Mặt trăng nằm ở đâu

Charon là mặt trăng lớn nhất của hành tinh lùn Sao Diêm Vương. Trên thực tế, Charon mới là mặt trăng lớn nhất so với hành tinh mẹ trong hệ mặt trời. Nhưng do Sao Diêm Vương là hành tinh lùn, Mặt Trăng của chúng ta vẫn được xem như vệ tinh tự nhiên lớn nhất.

Mặt trăng nằm ở đâu

Epimetheus - mặt trăng của Sao thổ, cuốn hút các nhà khoa học vì có chung quỹ đạo với một mặt trăng khác của hành tinh này là Janus.

Mặt trăng nằm ở đâu

Janus và Epimetheus là 2 mặt trăng cùng quay quanh sao Thổ và cứ mỗi 4 năm, 2 vệ tinh này lại đổi vị trí quỹ đạo cho nhau.

Mặt trăng nằm ở đâu

Methone - mặt trăng của sao Thổ, có hình quả trứng.

Mặt trăng nằm ở đâu

Umbriel là mặt trăng tối nhất của sao Thiên vương.

Mặt trăng nằm ở đâu

Dactyl là mặt trăng khác biệt nhất trong hệ mặt trời. Đây là vệ tinh tự nhiên của hành tinh Ida, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.