Ngành công nghệ kỹ thuật hóa học Tiếng Anh là gì

Bạn yêu hóa học? Bạn mong muốn trở thành một kỹ sư hóa học và biến hóa học trở thành một phần trong cuộc sống và công việc sau này của bạn? Hãy lựa chọn ngay ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học.

Nếu bạn quan tâm đến ngành học này thì hãy chú ý những thông tin dưới đây nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học [ở một số trường tuyển sinh Kỹ thuật hóa học] là ngành học nghiên cứu và đào tạo, đó là về hóa học. Đây là ngành học nghiên cứu và ứng dụng hóa học vào đời sống xã hội, cụ thể là trong sản xuất công nghiệp các sản phẩm như dầu khí, dược phẩm, mỹ phẩm, phân bón, vật liệu chế tạo, chế biến thực phẩm…

Học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học được gì?

Sinh viên theo học ngành Công nghệ hóa học sẽ được đào tạo các kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu về:

  • Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tính toán, chế tạo hóa học
  • Cách triển khai, áp dụng hệ thống các thiết bị, giải pháp công nghệ trong lĩnh vực hóa học
  • Trang bị kiến thức chuyên sâu về công nghệ vật liệu, hóa dược, hóa dầu, hóa hữu cơ
  • Được học và tham gia các đề tài nghiên cứu chế tạo sản phẩm như: chưng cất tinh dầu, sản xuất mỹ phẩm.
  • Các kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ cần thiết phục vụ cho nhu cầu công việc sau này.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kỹ thuật hóa học

Năm 2022 có những trường đại học, học viện, cao đẳng dưới đây tuyển sinh ngành Kỹ thuật hóa học/Công nghệ kỹ thuật hóa học.

  • Ngành Kỹ thuật hóa học – Mã ngành: 7520301
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học – Mã ngành: 7510401

Các trường tuyển sinh ngành [Công nghệ] Kỹ thuật hóa học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Các khối thi ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học có thể xét tuyển theo 1 trong các khối thi sau:

  • Khối A00 [Toán, Vật lý, Hóa học]
  • Khối B00 [Toán, Hóa học, Sinh học]
  • Khối D07 [Toán, Hóa học, Tiếng Anh]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối A02 [Toán, Lý, Sinh]
  • Khối A06 [Toán, Hóa, Địa]
  • Khối A11 [Toán, Hóa, GDCD]
  • Khối A18 [Toán, KHXH, Hóa]
  • Khối C02 [Văn, Toán, Hóa]
  • Khối C04 [Văn, Toán, Địa]
  • Khối C08 [Văn, Hóa, Sinh]
  • Khối C17 [Văn, Hóa, GDCD]
  • Khối D90 [Toán, KHTN, Anh]

Chương trình đào tạo ngành công nghệ Kỹ thuật hóa học

Cùng tham khảo khung chương trình học ngành Kỹ thuật hóa học của trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

Chi tiết chương trình học như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Triết học Mác – Lênin
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Pháp luật đại cương
Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tiếng Anh 1 – B1
Tiếng Anh 2 – B1
Tiếng Anh 3 – B1
Tin học đại cương
Đại số tuyến tính
Giải tích
Xác suất và thống kê
Phương pháp tính
Hóa học đại cương
Vật lý kỹ thuật
Đại cương về kinh tế và môi trường
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
Kỹ năng mềm
Tâm lý học kỹ sư
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
1. Kiến thức cơ sở ngành
Học phần bắt buộc:
Hình họa – Vẽ kỹ thuật
Thực hành Công nghệ CAD 2D
Hóa lý
Hóa phân tích 1
Quá trình thiết bị trong công nghệ hóa và môi trường 1
Quá trình thiết bị trong công nghệ hóa và môi trường 2
Quá trình thiết bị trong công nghệ hóa và môi trường 3
Hóa học vô cơ
Hóa học hữu cơ
Hóa phân tích 2
Hóa kỹ thuật
Tiếng Anh chuyên ngành
Học phần tự chọn:
Điện hóa lý thuyết
Kỹ thuật phản ứng
Hóa học – hóa lý polyme
Cấu tạo chất hóa học và tinh thể
Sinh thái học môi trường
Vi sinh môi trường
Kỹ thuật bảo hộ lao động
2. Kiến thức chuyên ngành
Học phần bắt buộc:
Đồ án chuyên ngành nghiên cứu
Đồ án chuyên ngành thiết kế
Đồ án QTTB công nghệ Hóa học – Môi trường
Thực tập kỹ năng phân tích phòng thí nghiệm
An toàn lao động và bảo vệ môi trường
Máy và thiết bị gia công chất dẻo
Kỹ thuật gia công cao su
Hóa học và kỹ thuật vật liệu polymer compozit
KTSX Chất dẻo, sơn vecni
Học phần tự chọn:
Công nghệ phân bón và chế biến khoáng sản
Công nghệ điện phân
Công nghệ sản xuất axit và hóa chất cơ bản
Nguồn điện hóa học
Công nghệ mạ điện
Thí nghiệm chuyên ngành Điện hóa, Vô cơ
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý môi trường
Vật liệu vô cơ
Công nghệ xử lý nước cấp
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ xử lý khí
Công nghệ xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hụy
Phân tích môi trường
Ăn mòn và bảo vệ kim loại
Công nghệ các hợp chất nito
Công nghệ sản xuất soda
Chất màu công nghiệp
Polymer phân hủy sinh học
Hóa học các hợp chất xenlulo
3. Thực tập/ Đồ án/ Khóa luận
Thực tập nhận thức công nghệ
Thực tập kỹ thuật
Thực tập tốt nghiệp
Đồ án/ Khóa luận tốt nghiệp/ 3 học phần thay thế đồ án

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Chương trình học ngành Kỹ thuật hóa học cung cấp cho các bạn kiến thức cần thiết để có thể đảm nhiệm các công việc về sản xuất hóa chất, chế biến thực phẩm, dược phẩm, dầu khí, mỹ phẩm; quản lý và bảo vệ môi trường; nghiên cứu, phân tích sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm…

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học ra trường làm gì?

Các công việc sinh viên ngành Kỹ thuật hóa học ra trường có thể làm bao gồm:

  • Chuyên viên nghiên cứu hóa học tại các viện hóa học, vật liệu
  • Kỹ sư hóa học trong các công ty dược phẩm, hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu công trình…
  • Kỹ sư dầu khí [lọc hóa dầu, ..], kỹ sư hóa chất [sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp…], kỹ sư hóa dược [sản xuất chế tạo thuốc, dược phẩm, thảo dược…], kỹ sư vật liệu [polyme, vật liệu xây dựng công trình…]
  • Startup với các công ty kinh doanh hóa chất, mỹ phẩm, vật liệu
  • Giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng…

Ngoài ra còn một số công việc khác như Kỹ sư môi trường, Kỹ sư vật liệu, Quản lý năng lượng, kỹ sư quản lý nước, chất thải…

Mức lương ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học

Theo thống kê mới nhất, mức lương bình quân của ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học dao động trong khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng.

  • Sinh viên vừa ra trường chưa có đủ kinh nghiệm: Mức lương từ 6 – 8 triệu đồng/tháng
  • Các kỹ sư hóa học có tay nghề cao, có kinh nghiệm làm việc: Mức lương có thể lên tới hơn 30 triệu đồng/tháng.

Trên đây là một số thông tin định hướng về ngành Kỹ thuật hóa học. Hi vọng sẽ giúp ích các bạn trong lựa chọn nghề nghiệp định hướng cho tương lai.

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5 video.

Thông tin chung

- Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa học - Chất lượng cao

- Mã ngành tuyển sinh: 7510401C

-Phương thức xét tuyển:

+ Xét bằng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT [Phương thức 2]

+ Xét bằng điểm học bạ THPT [Phương thức 3].

+ Tuyển chọn theoPhương thức 5.

- Tổ hợp xét tuyển:

+ Phương thức 2 và 3: Toán,Lý, Tiếng Anh [A01];Toán, Sinh, Tiếng Anh [B08];Toán, Hóa, Tiếng Anh [D07].

+Phương thức 5: Toán, Lý, Hóa [A00];Toán,Lý, Tiếng Anh [A01]; Toán, Hóa, Sinh [B00];Toán, Sinh, Tiếng Anh [B08];Toán, Hóa, Tiếng Anh [D07].

- Tên ngành được in trên bằng tốt nghiệp và bảng điểm.

Giới thiệu

- Đào tạo kỹ sư hóa học chất lượng cao, có kiến thức chuyên môn tốt, đặc biệt là khả năng sử dụng thuần thục ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực chuyên môn.

- Sinh viên sẽ có kiến thức về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hóa học, đủ trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong tương lai, thích nghi tốt trong môi trường quốc tế, đa văn hóa, đa quốc gia nhờ vào khả năng giao tiếp và ngoại ngữ lưu loát.

- Đặc biệt, chương trình có sự tham gia giảng dạy của nhiều giáo sư từ các trường dại học ở nước ngoài; 70% các học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh; có liên kết đào tạo nên khả năng nhận học bổng là rất lớn; có khả năng học sau đại học trong và ngoài nước.

Vị trí việc làm

-Nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực Công nghệ hóa học ở các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng, nghề.

-Kỹ sư: thiết kế, vận hành sửa chữa, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ hóa học, vật liệu và môi trường ở các nhà máy, công ty, xí nghiệp.

- Kỹ thuật viên: nhân viên phân tích, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm liên quan đến hóa, môi trường, thực phẩm, dược phẩm …

-Cán bộ quản lý: Quản lý khai thác vận hành và triển khai các dự án liên quan đến lĩnh vực công nghệ hóa học ở các cơ quan, công ty, xí nghiệp, trường học.

Nơi làm việc

- Sở khoa học & Công nghệ, sở tài nguyên môi trường, sở công thương.

- Các viện nghiên cứu, trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; bệnh viện, các cơ quan khác liên quan phân tích - kiểm nghiệm hóa chất và vật liệu.

- Các Công ty dược, thuốc sát trùng, thuốc thú y, phân bón hóa chất, xi măng, dệt nhuộm, giày, xi mạ, cao su, chế biến thực phẩm, hóa dầu, chế biến đường, nhiệt điện, dầu khí.

- Các công ty nước ngoài; công ty, tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài nước.

→ Chuẩn đầu ra

Video liên quan

Chủ Đề