Nguyễn đức chung là ai

Thời sự 28/08/2020 19:30

[Chinhphu.vn] - Ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam [04 tháng], Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Đức Chung [sinh năm 1967, trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội] về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Các bị cáo tại tòa - Ảnh: NAM ANH

Chiều 30-12, phiên tòa xét xử cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đồng phạm trong vụ án can thiệp giúp Công ty Nhật Cường trúng gói thầu số hóa dữ liệu kết thúc phần tranh luận. Trước khi đi vào nghị án, hội đồng xét xử [HĐXX] cho các bị cáo được nói lời sau cùng.

Đứng trước bục khai báo, ông Nguyễn Đức Chung gửi lời cảm ơn đến HĐXX đã cho mình được giải trình những vấn đề muốn nói. Ông cũng cảm ơn các cơ sở giam giữ đã tạo điều kiện cho mình trong quá trình ăn ở, sinh hoạt, khám chữa bệnh. 

Cựu chủ tịch Hà Nội cho hay đã rút ra được nhiều bài học sâu sắc từ khi bị khởi tố bị can và bắt giam. 

"Tôi ý thức rõ mình với cương vị chủ tịch UBND TP Hà Nội và trưởng ban chỉ đạo công nghệ thông tin, phải chịu trách nhiệm cả điều tốt và những tồn tại, cụ thể là những sai phạm trong vụ án này”, ông Chung nói.

Bị cáo Chung nói lời sau cùng trước tòa - Ảnh: NAM ANH

Bị cáo Chung cho biết đã hai lần đi mổ ung thư vào năm 2015 và năm 2016. Suốt những năm qua và hiện nay, bị cáo vẫn đang duy trì việc chữa bệnh. 

Đặc biệt, thời gian gần đây, căn bệnh đang tái phát, do đó bị cáo mong HĐXX xem xét, tạo điều kiện để mình có thời gian chữa bệnh. 

"Bị cáo còn có bố mẹ già, mong muốn được sớm đoàn tụ gia đình để chăm lo cho bố mẹ", ông Chung phân trần.

Nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Văn Tứ [cựu giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư TP Hà Nội] gửi lời cảm ơn đến viện kiểm sát đã đề nghị cho mình được hưởng các tình tiết giảm nhẹ, cảm ơn HĐXX đã cho mình được giải tỏa, nói ra những trăn trở, băn khoăn mà giai đoạn điều tra chưa thể nói.

Bị cáo tin rằng HĐXX cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng đã nghe, hiểu lý do, hoàn cảnh, bối cảnh mà mình phải thực hiện những hành vi vi phạm. 

"Vì ý thức phải thực hiện chỉ đạo của cấp trên, bị cáo không còn giải pháp nào khác, nhận thức thời điểm đó không thể lường trước được thiệt hại, hoàn toàn không vì mục đích vụ lợi", ông Tứ nhấn mạnh.

Cựu giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư Hà Nội cũng cho hay những lời khai của mình về bị cáo Nguyễn Đức Chung hoàn toàn trung thực, không làm ảnh hưởng, làm xấu đi tình trạng của cựu cấp trên. 

Ông Tứ nói bản thân và các bị cáo tại Sở Kế hoạch - đầu tư từng có nhiều thành tích, mong được sớm trở về với gia đình và bù đắp những sai lầm đã gây ra.

Cuối phần trình bày, bị cáo Tứ hy vọng qua câu chuyện của mình, cán bộ công quyền lấy sai phạm của mình làm bài học, khi đưa ra các quyết định liên quan lợi ích nhà nước, cần “bình tĩnh, kiên định, bản lĩnh, chỉ thực hiện đúng pháp luật, cố gắng vượt qua mọi áp lực”.

Các bị cáo còn lại đều thừa nhận hành vi của mình là sai, bày tỏ sự ăn năn, hối hận, mong HĐXX xem xét toàn diện vụ án, cho hưởng mức án khoan hồng nhất có thể.

Tòa nghị án kéo dài và dự kiến tuyên án lúc 14h30 ngày 31-12.

Cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói cấp dưới 'bịa đặt' cho mình

DANH TRỌNG

Bị cáo Nguyễn Đức Chung - Ảnh: NAM ANH

Chiều 13-12, sau gần 4 ngày xét xử và nghị án, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết với bị cáo Nguyễn Đức Chung [cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội] cùng Võ Tiến Hùng [cựu tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội] và Nguyễn Trường Giang [giám đốc Công ty Arktic] trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan.

Theo đó, tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Chung 8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp với bản án trước, ông Chung bị phạt 13 năm tù.

Cùng tội danh trên, bị cáo Võ Tiến Hùng lãnh 4 năm tù và Nguyễn Trường Giang lãnh 4 năm 6 tháng tù.

HĐXX nhận thấy nhằm cải thiện môi trường cảnh quan đô thị, từ năm 2009, Hà Nội ban hành nhiều văn bản liên quan để xử lý ô nhiễm. Tháng 5-2016, ông Chung với vai trò chủ tịch TP đã lựa chọn chế phẩm Redoxy-3C công nghệ mới thay thế công nghệ cũ, tổ chức đoàn sang Đức thăm Công ty sản xuất Redoxy-3C.

Ông Chung chỉ đạo bị cáo Hùng mua chế phẩm Redoxy-3C thông qua Công ty Arktic. Quá trình nhập mua bán, các bị cáo có nhiều sai phạm với động cơ vụ lợi, gây thiệt hại tài sản nhà nước. 

Kết quả điều tra xác định trên thực tế, từ khi công ty thành lập, con trai ông Chung là Nguyễn Đức Hạnh đã đứng tên chiếm 40% cổ phần. Sau đó con trai và vợ ông Chung nhiều lần chuyển nhượng cổ phần cho người khác đứng tên hộ.

Tiếp đó, công ty này mua bán sản phẩm gì đều theo chỉ đạo của ông Chung. Ông Chung chỉ đạo bị cáo Hùng phải mua chế phẩm qua "công ty gia đình". Cựu chủ tịch Hà Nội cũng chỉ đạo dừng việc xử lý ô nhiễm ao hồ trên địa bàn thành phố để mua chế phẩm Redoxy-3C.

Việc phát sinh khâu trung gian mua bán lòng vòng theo chỉ đạo của ông Chung gây thiệt hại ngân sách thành phố. Bị cáo Chung còn nhiều lần đe dọa chỉ đạo đoàn thanh tra để sửa nội dung kết luận thanh tra việc mua bán chế phẩm Redoxy-3C theo hướng không có sai phạm.

Các bị cáo nghe HĐXX tuyên án - Ảnh: NAM ANH

Về xác định thiệt hại, bản án nêu: "Được sự hậu thuẫn bật đèn xanh của ông Chung, Công ty Arktic đã nhập chế phẩm từ Đức về Việt Nam và bán lại cho Công ty Thoát nước với số tiền chênh lệch hơn 36 tỉ". HĐXX xác định số tiền này là thiệt hại của vụ án.

Hành vi của bị cáo Chung và các bị cáo phạm tội đồng phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

Vai trò chính trong vụ án là ông Nguyễn Đức Chung. Bị cáo chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân về những sai phạm trong vụ án. Bị cáo quyết định việc mua chế phẩm trái pháp luật, giúp công ty gia đình hưởng lợi hơn 36 tỉ đồng.

Bị cáo Võ Tiến Hùng bị xác định đã tiếp nhận chỉ đạo từ ông Chung, không tuân thủ quy định pháp luật, mua chế phẩm thông qua "công ty gia đình" cựu chủ tịch Hà Nội gây thiệt hại tài sản nhà nước.

Bị cáo Giang là đồng phạm của ông Chung, biết rõ Công ty Arktic là công ty "sân nhà" của cựu chủ tịch nhưng vì động cơ vụ lợi đã nhập chế phẩm và bán cho Công ty Thoát nước gây thiệt hại ngân sách nhà nước. Hùng và Giang được tòa đánh giá thành khẩn nên ghi nhận xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Tòa nhận định ông Chung có nhiều đóng góp cho công tác bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội thủ đô. Ông được tặng thưởng nhiều danh hiệu, huân chương và đang mang bệnh hiểm nghèo. HĐXX xem xét đây là tình tiết giảm nhẹ khi lượng hình. Tòa áp dụng hình phạt thấp nhất khung truy tố với ông Chung và hai đồng phạm.

Trong hai ngày xét xử, ông Chung nhiều lần nói mình bị oan. Ông khẳng định không chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước mua chế phẩm thông qua Công ty Arktic. Cựu chủ tịch Hà Nội cho hay mọi việc ông làm chỉ là muốn nước sông hồ ở Hà Nội sạch sẽ, có lợi cho nhân dân chứ không vụ lợi.

Về cáo buộc để công ty gia đình mua chế phẩm, ông Chung khẳng định mình chưa bao giờ đặt vấn đề với bị cáo Nguyễn Trường Giang cho gửi phần trăm vào Công ty Arktic để hưởng lợi.

Tại phần tranh luận, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Chung 8-10 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp với bản án trước, đề nghị phạt ông Chung 13-15 năm tù.

Cùng tội danh, hai bị cáo Võ Tiến Hùng và Nguyễn Trường Giang cùng bị đề nghị 6-7 năm tù.

Về dân sự, VKS đề nghị bị cáo Chung và Giang phải liên đới bồi thường cho nguyên đơn dân sự là Công ty Thoát nước Hà Nội 36,1 tỉ đồng. Trong đó, VKS ghi nhận gia đình bị cáo Chung đã nộp 10 tỉ đồng, gia đình bị cáo Giang nộp 1 tỉ đồng.

HĐXX tuyên cả ba bị cáo đều chịu trách nhiệm liên đới bồi thường 36,1 tỉ cho Công ty Thoát nước Hà Nội. Trong đó, bị cáo Chung phải bồi thường nhiều nhất là 25 tỉ, bị cáo Giang bồi thường 7,1 tỉ và bị cáo Hùng bồi thường 4 tỉ.

THÂN HOÀNG - DANH TRỌNG

Video liên quan

Chủ Đề