Nhà Lý được thành lập trên có sơ của triều đại nào

I. Các đời vua nhà Lý
Người khởi đầu cho triều đại nhà Lý là Lý Công Uẩn. Dưới triều vua Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn là một quan võ giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, do có đức, có tài mà Lý Công Uẩn được một số thế lực trong triều đình tôn lên làm Vua. Triều đại nhà Lý trải qua 9 đời vua, trị vì đất nước trong thời gian 126 năm.

1/ Vua Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn sinh năm 974 mất năm 1028, hưởng thọ 55 tuổi. Lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 khi đó 35 tuổi, trị vì 19 năm [1009 – 1028]. 

2/ Vua Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã [tên khác là Lý Đức Chính] sinh năm 1000 mất năm 1054, hưởng thọ 55 tuổi. Lên ngôi năm 1028 khi đó 28 tuổi, trị vì 26 năm [1028-1054]. .

3/ Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn sinh năm 1023 mất năm 1072, hưởng thọ 50 tuổi. Lên ngôi năm 1054 khi đó 31 tuổi , trị vì 18 năm [1054 – 1072]. 

4/ Vua Lý Nhân Tông tên thật là Lý Càn Đức sinh năm 1066 mất năm 1127, hưởng thọ 62 tuổi. Lên ngôi năm 1072 khi đó mới có 6 tuổi, trị vì 55 năm [1072 – 1127].

5/ Vua Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán sinh năm 1116 mất năm 1138, hưởng thọ 23 tuổi. Lên ngôi năm 1127 khi đó mới có 11 tuổi, trị vì 11 năm [1127 – 1138].

6/ Vua Lý Anh Tông tên thật là Lý Thiện Tộ sinh năm 1136 mất năm 1175, hưởng thọ 40 tuổi. Lên ngôi năm 1138 khi đó mới có 3 tuổi, trị vì 37 năm [1138-1175].

7/ Vua Lý Cao Tông tên thật là Lý Long Cán sinh năm 1173 mất năm 1210, hưởng thọ 38 tuổi. Lên ngôi năm 1176 khi đó mới có 3 tuổi, trị vì 34 năm [1176-1210].

8/ Vua Lý Huệ Tông tên thật là Lý Hạo Sảm sinh năm 1194 mất năm 1226, hưởng thọ 33 tuổi. Lên ngôi năm 1211 khi đó mới có 17 tuổi, trị vì 14 năm [1211-1225].

9/ Vua Lý Chiêu Hoàng tên thật là Lý Phật Kim [Lý Thiên Hinh] sinh năm 1218 mất năm 1278, hưởng thọ 61 tuổi. Lên ngôi năm 1224 khi đó mới có 6 tuổi, trị vì 01 năm [1224-1225]. Lý Chiêu Hoàng là một trong những Nữ Hoàng của Việt Nam và là vị Vua cuối cùng của triều đại nhà Lý.


Từ năm 1225 thì triều đại nhà Lý chuyển giao sang triều đại nhà Trần.

II. Những sự kiện đặc biệt lớn trong triều đại nhà Lý.

1/ Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư [Ninh Bình] ra Đại la rồi đặt tên là Thăng Long, và thủ đô của nước ta đã tồn tại ở đây 1000 năm cho đến ngày nay. 

2/ Tháng 10 năm 1054 sau khi Lý Thánh Tông lên ngôi đã đặt Quốc hiệu nước ta là ĐẠI VIỆT.

3/ Phật giáo phát triển, các vị vua đều theo Phật. Tạo được một giai đoạn dài thịnh trị nên nhân dân ta được sống trong cảnh thanh bình, no ấm.

4/ Mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu [1070] và Quốc tử giám [1076], tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075 để chọn người hiền tài ra giúp nước. 

5/ Chiến tranh giữ nước.


– Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.
– Năm 1075 nhà Tống Trung Quốc đã tập trung quân ở Châu Khâm và Châu Liêm với ý đồ xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đã đem quân đến tận sào huyệt của giặc và đánh ta ý đồ xâm lăng này.
– Năm 1076 tháng 3, nhà Tống đem 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự chỉ huy của Lý Thường kiệt, quân dân nhà Lý đã lập -Phòng tuyến sông Như Nguyệt và đánh ta đội quân xâm lược này.

6/ Năm 1225 nhà Lý đã chuyển giao quyền cai trị đất nước cho nhà Trần, từ Vua Lý Chiêu Hoàng sang cho Vua Trần Cảnh là một sự chuyển giao quyền lực rất đẹp, hợp thời, hợp thế. Sự chuyển giao quyền lực này đã không để cho ngoại bang có cơ hội xâm lược Đại Việt khi triều đại nhà Lý đã suy tàn, không để xảy ra nội chiến tranh giành quyền lực, cho nên nhân dân đỡ khổ cực lầm than.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, triều thần nhà Lê tôn Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý được thành lập.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nhà lý được thành lập năm 1009, khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế, từ đây nhà Lý chính thức được thành lập.

Nhà Lý là một triều đại trong nền quân chủ Việt Nam. Nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm.Vậy nhà lý được thành lập năm bao nhiêu là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu.

Câu hỏi:

Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?

A. 1008

B. 1009

C. 1010

D. 1011

Đáp án đúng B.

Nhà lý được thành lập năm 1009, khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế, từ đây nhà Lý chính thức được thành lập.

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng do:

Lý Thái Tổ hay Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp [Từ Sơn, Bắc Ninh], mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất [974], mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn.

Lý Công Uẩn lớn lên dưới thời Lê Hoàn, ông phò tá hoàng tử Lê Long Việt. Vào năm 1005, vua Lê Hoàn mất, triều đình Tiền Lê loạn lạc vì các con tranh giành ngôi báu. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, chính là vua Lê Trung Tông. Tuy nhiên chỉ sau 3 ngày, ông bị em trai Lê Long Đĩnh giết hại và giành ngôi.

Trong khi tất cả quan lại đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn ôm xác vua Lê Trung Tông mà khóc. Lê Long Đĩnh không trị tội ông mà còn khen Lý Công Uẩn là người sống trung nghĩa. Lý Công Uẩn tiếp tục được trọng dụng và được phong làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ. Sau đó ông được thăng chức làm Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ.

Năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Đó là vua Lý Thái Tổ. Nhà Tiền Lê chấm dứt, nhà Lý bắt đầu từ đây [năm 1009].

Nhà Lý là một trong những triều đại giữ được chính quyền lâu nhất so với những vương triều trước đây. Đã bao giờ bạn tự hỏi Nhà Lý được thành lập như thế nào chưa? Hãy để GiaiNgo giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé!

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Qua từng thời kỳ nước ta sẽ có một bước tiến nhất định. Một trong những triều đại đánh dấu bước ngoặt hào hùng của dân tộc ta đó chính là triều Lý. Vậy nhà Lý được thành lập như thế nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Nhà Lý được hình thành vào năm nào?

Nhà Lý được thành lập vào tháng 10 Âm lịch năm 1009. Đây là thời điểm Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Từ đó mà triều đại Lý ra đời.


Được tài trợ

Năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Kể từ đây, nước Đại Việt ta như mở ra một kỷ nguyên mới rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nhà Lý đóng đô ở đâu?

Buổi đầu độc lập, nhà Lý đóng đô ở Hoa Lư. Đến tháng 7 âm lịch năm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư [Ninh Bình] về Đại La. Thành Đại La sau này được đổi tên thành Thăng Long [bây giờ là Hà Nội].


Được tài trợ

Các triều đại sau này như nhà Trần, nhà Hậu Lê,… cũng lấy Thăng Long làm kinh đô của đất nước.

Nhà Lý được hình thành trong hoàn cảnh như thế nào?

Sau khi Lê Hoàn mất [năm 1005], Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo khiến cho trong triều, ngoài nội ai ai cũng căm giận.

Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các con còn quá nhỏ. Sau đó các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

Thuở nhỏ Lý Công Uẩn được nhận làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn. Sau này, khi lớn lên Lý Công Uẩn làm quan nhà Lê. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.

Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đang giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư.

Nhận được sự tin tưởng cũng như sự giúp đỡ của Thiền sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn nhanh chóng lên ngôi vua. Từ đó, nhà Lý được thành lập.

Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?

Thời nhà Lý, bộ máy nhà nước được chia thành 02 cấp là ở trung ương và ở địa phương.

Tổ chức chính quyền trung ương:

  • Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
  • Các chức vụ quan trọng đều do những người thân cận nhà vua nắm giữ.
  • Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, quan võ.

Tổ chức chính quyền địa phương:

  • Nhà Lý đã chia nước ta thành 24 lộ, phủ [ở miền núi gọi là châu]. Đặt các chức tri phủ, tri châu.
  • Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý

Để có thể hình dung cụ thể và hiểu hơn về các cấp chính quyền ở thời nhà Lý thì hãy cùng GiaiNgo khám phá sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý nhé!

Qua sơ đồ trên bạn có thể thấy tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý ngày càng chặt chẽ hơn. Không những thế bộ máy còn quy cũ và chặt chẽ hơn. Mọi quyền lực đều nằm trong tay Vua.

Các đời vua nhà Lý

Bây giờ hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu thêm về các đời vua của nhà Lý nhé!

Nhà Lý trải qua 09 đời vua.

  • Lý Thái Tổ [1010 – 1028], tên húy Lý Công Uẩn.
  • Lý Thái Tông [1028 – 1054], tên húy Lý Phật Mã.
  • Lý Thánh Tông [1054 – 1072], tên húy Lý Nhật Tôn.
  • Lý Nhân Tông [1072 -1127], tên húy Lý Càn Đức.
  • Lý Thần Tông [1127 – 1138], tên húy Lý Dương Hoán.
  • Lý Anh Tông [1138 – 1175], tên húy Lý Thiên Tộ.
  • Lý Cao Tông [1175 – 1210], tên húy Lý Long Cán.
  • Lý Huệ Tông[1210 – 1224], tên húy Lý Hạo Sảm.
  • Lý Chiêu Hoàng [1224 – 1225], tên húy Lý Thiên Hinh Nữ.

Nhà Lý chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225. Lúc đó, bà chỉ mới có 7 tuổi.

Ngôi vàng của triều Lý kể từ đây bắt đầu chuyển qua cho nhà Trần. Đây cũng là lý do vì sao đền bát đế ở làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh [quê gốc của dòng họ Lý] không thờ Lý Chiêu Hoàng.

Bạn có thấy lịch sử Việt Nam thú vị không nào? Vậy là chúng ta đã dễ dàng trả lời được câu hỏi Nhà Lý được thành lập như thế nào? Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề