Nhà Nguyễn chính thức đặt bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa vào năm bao nhiều

Thuyền chiến thời Nguyễn. Tranh vẽ của Nguyễn Thứ, họa sĩ cung đình thời Nguyễn

Đó là những dòng ngắn gọn của sự kiện vua Gia Long tuyên bố chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816 được ghi nhận trong sách Đại Nam thực lục.

Nhân chứng đầu tiên

Trong khi đó, nhiều tư liệu do người phương Tây biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19 đã ghi nhận việc này như một sự tuyên bố chiếm hữu chính thức của vua Gia Long, kèm theo đó là những miêu tả về địa lý - tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa, điểm lược quá trình khai phá và chiếm hữu của người Việt đối với quần đảo này và bình luận về mục đích sáp nhập Hoàng Sa vào lãnh thổ Việt Nam của vua Gia Long.

Vua Gia Long chỉ sai cử đội Hoàng Sa cùng với thủy quân của triều đình ra Hoàng Sa để làm việc này, coi đó là một hoạt động thường xuyên, tiếp nối việc khai chiếm Hoàng Sa và Trường Sa từ các thời trước để duy trì sự chiếm hữu của người Việt đối với hai quần đảo này.

Có lẽ vì thế mà sử sách của triều Nguyễn ghi chép sự kiện này khá khiêm tốn. Tuy nhiên theo quan điểm của học giới phương Tây, sự kiện này có một ý nghĩa to lớn.

Ghi chép đầu tiên của người phương Tây về tuyên bố chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa của vua Gia Long vào năm 1816 là của Jean-Baptiste Chaigneau trong cuốn hồi ký Le mémoire sur la Cochinchine, viết vào khoảng trước năm 1820.

Jean-Baptiste Chaigneau [1769 - 1832] là sĩ quan hải quân người Pháp đã phụng sự Nguyễn Ánh từ năm 1796 theo tiến cử của giám mục Pigneau de Béhaine [Bá Đa Lộc].

Ông được Nguyễn Ánh phong chức đại úy hải quân và khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông trở thành một trong ba đại thần người Pháp trong triều đình Gia Long, được giao chỉ huy những chiến hạm thiện chiến nhất của triều Nguyễn đương thời như tàu Long Phi, Phụng Phi và Bằng Phi.

Jean-Baptiste Chaigneau đã ở bên cạnh vua Gia Long trong giai đoạn cuối của công cuộc phục quốc [cuối thế kỷ 18] cho đến những năm cuối của triều Gia Long.

Vì thế, ông là chứng nhân trong sự kiện vua Gia Long sai cử binh thuyền và đội Hoàng Sa đi ra quần đảo Hoàng Sa “để xem xét, đo đạc thủy trình” vào năm 1816. Jean-Baptiste Chaigneau đã khai chiếm nhiều vùng đất mới ở phương Đông để phục vụ lợi ích của nước Pháp, trước khi trở thành cận thần của vua Gia Long.

Có lẽ đó là lý do mà ông hiểu được giá trị và ý nghĩa của việc vua Gia Long sai người ra Hoàng Sa “cắm cờ và long trọng tuyên bố chiếm hữu Hoàng Sa” vào năm 1816.

Ông coi đây là sự tuyên bố chủ quyền chính thức đối với quần đảo Hoàng Sa của vương triều Nguyễn và đã ghi chép sự kiện này trong cuốn hồi ký Le mémoire sur la Cochinchine, xuất bản ở Paris năm 1820.

Có lẽ đây là nguồn sử liệu đầu tiên của phương Tây đề cập sự kiện vua Gia Long tuyên bố chiếm hữu Hoàng Sa vào năm 1816, tạo niềm cảm hứng và cơ sở dữ liệu cho những ghi nhận sự kiện này của học giới phương Tây sau này.

Những hoạt động thực thi chủ quyền

Từ tuyên bố chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa của vua Gia Long năm 1816, hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được tiến hành liên tục và triệt để dưới triều Minh Mạng [1820 - 1841].

Năm 1833, vua Minh Mạng phái người ra Hoàng Sa dựng miếu, lập bia và trồng cây [Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 104, tờ 18b-19a].

Năm 1834, vua Minh Mạng sai giám thành vệ đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng hơn 20 thủy quân đi ra Hoàng Sa vẽ bản đồ [Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 122, tờ 23a].

Mộc bản triều Nguyễn [khắc in sách Đại Nam thực lục chính biên về việc vua Minh Mạng chuẩn tấu của bộ Công, sai thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền ra Hoàng Sa vẽ bản đồ và cắm mốc chủ quyền vào năm 1836

Năm 1835, vua Minh Mạng sai cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ ở giám thành vệ cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định chở vật liệu ra Hoàng Sa dựng miếu, lập bia đá và xây bình phong trước miếu [Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 154, tờ 4a-b].

Đặc biệt, năm 1836, vua Minh Mạng sai Chánh đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ các đảo, hòn, bãi cát... thuộc quần đảo này.

Khi ra đo đạc ở Hoàng Sa, Phạm Hữu Nhật đã mang theo 10 cọc gỗ, trên cọc có khắc dòng chữ Hán [Việt dịch]: “Năm Minh Mạng thứ 17, Bính Thân, Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc, đến đây khắc lưu chữ này” [Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 165, tờ 24b-25a].

Đây là hình thức cắm mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa do Phạm Hữu Nhật thực hiện theo lệnh của vua Minh Mạng.

Những chuyến đi ra Hoàng Sa đo đạc, lập bản đồ từ năm 1834 đến năm 1836 của thủy quân, giám thành vệ và phu thuyền trong đội Hoàng Sa đã cung cấp thông tin, dữ liệu để triều đình Minh Mạng hoàn thành bản đồ chính thức của nước Đại Nam vào năm 1838.

Đó là Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ hành chính đầu tiên của nước ta có sự phân biệt Hoàng Sa với Vạn Lý Trường Sa.

Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời Gia Long cho đến đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 19 thì được tích hợp vào đội thủy quân của triều Nguyễn.

Những “hùng binh Hoàng Sa - Bắc Hải” đã trở thành thủy quân trong quân đội chính quy của triều đình, tham gia vào hoạt động thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới thời Nguyễn.

Về mặt pháp lý, sự kiện tuyên bố chiếm hữu Hoàng Sa năm 1816 dưới triều Gia Long đã góp phần xác lập nội dung: “Chủ quyền bắt nguồn từ sự chính thức chiếm hữu thật sự và thực thi chủ quyền một cách liên tục” suốt thời Nguyễn [trong thế kỷ 19], sau khi các chúa Nguyễn đã xác lập nội dung “Chủ quyền bắt nguồn từ sự sử dụng và chiếm hữu lâu đời một lãnh thổ vô chủ” [trong các thế kỷ 17 - 18].

Đây là hai trong bốn nội dung của nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” đã được đưa ra trong Định ước Berlin ký ngày 26-6-1885 và được tái khẳng định trong Tuyên bố của Viện Pháp luật quốc tế Lausanne năm 1888 về nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế để xem xét giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia trên thế giới sau này.

Kẻ đến sau

Gần 100 năm sau sự kiện vua Gia Long tuyên bố chiếm hữu Hoàng Sa, tháng 5-1909, Tổng đốc Lưỡng Quảng [Trung Quốc] là Trương Nhân Tuấn mới sai thủy sư đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy ba chiếc thuyền đi ra thám thính quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 6-6-1909, Lý Chuẩn cho quân đổ bộ lên đảo Hoàng Sa và tuyên bố “chiếm hữu” quần đảo này, chính thức nhảy vào cuộc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, mà trước đó gần một thế kỷ vua Gia Long đã chính thức tuyên bố chiếm hữu và các thế hệ kế thừa đã thực thi chủ quyền đó một cách liên tục, hòa bình và không có một quốc gia láng giềng nào lên tiếng tranh chấp.

TRẦN ĐỨC ANH SƠN

Đội Hoàng Sa- một tổ chức Nhà nước đầu tiên quản lý trên Biển Đông, là bằng chứng hùng hồn về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Không những vậy, qua nhiệm vụ của Đội Hoàng Sa, càng thấy rõ Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Từ trên không trung [từ vệ tinh, hay máy bay] mọi người đều có thể nhìn thấy lá cờ sao vàng đỏ thắm tại đảo Trường Sa Lớn [Ảnh: Thể thao Văn hoá]

Các chúa và vua nhà Nguyễn đã tỏ rõ ý chí nhà nước của mình, thành lập các đội đi biển có tính nhà nước. Hoạt động này được tiến hành hàng năm và được đặt dưới kỷ luật nhà nước. Theo đó, nhiệm vụ đầu tiên của Đội Hoàng Sa là khai thác các tài nguyên sản vật trên biển.

Bộ sách Phủ Biên tạp lục, viết năm 1776, của Lê Quý Đôn ghi rõ: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền tiểu câu ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến các đảo ấy rồi ở lại đó. Tha hồ kiếm lượm, bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên cùng là kiếm lượm mai đồi mồi, mai hải ba, hải sâm, hột ốc hoa, rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp. Cân và định hạng xong mới cho đem bán riêng các thứ ốc hoa, hải ba, hải sâm, rỗi lĩnh bằng trở về".

Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiệm vụ chính của Đội Hoàng Sa là kiểm soát, bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc. Ông nói: Chức năng chính của Đội Hoàng Sa là kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ vùng biển đảo mà chúa Nguyễn đã khẳng định thuộc chủ quyền của mình. Khi chủ quyền biển, đảo của chúng ta được mở rộng, bản thân Đội Hoàng Sa không quản lý hết được nên chúa Nguyễn đã quyết định mở thêm đội mới, Đội Bắc Hải, một phân viện của Đội Hoàng Sa. Nó cũng có nhiệm vu bảo vệ, quản lý vùng biển, đảo phía Nam như Trường Sa, đảo Côn-Lôn, Phú Quốc…”.

Sách Đại Nam thực lục chính biên [1848] ghi nhận một loạt các hoạt động thuộc về cách ứng xử của nhà nước thông qua các hoạt động của Đội Hoàng Sa.

Năm 1815, 1816, vua Gia Long cử Đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét và đo đạc thuỷ trình. Nhiệm vụ được quy định rất rõ ràng. Đại Nam thực lục chính biến cũng như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi như sau: “Không cứ đảo nào, cửa bể nào thuyền chạy đến, sẽ đo nơi ấy chiều dài, chiều ngang, bề cao, bề rộng, chu vi bao nhiêu, rà bên bờ nước nông hay sâu. Có cát ngầm, đá mỏm hay không, ở tình thế hiểm trở hay bình thường, xem đo tỏ tường vẽ thành đồ bản, chiếu khi khởi hành, do cửa bể nào ra bể, trông phương hướng nào mà lái đến nơi ấy, cứ theo đường thuỷ đã đi khấu tính ước được bao nhiêu dặm đường? Lại ở chốn ấy trông vào bờ bể đối thẳng là tỉnh hạt nào và phương hướng nào? Ước lượng cách bờ bao nhiêu dặm đường? Ghi nói minh bạch trong hoạ đồ để trình lên”.

Các chuyến đi làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng. Chỉ đạo ở trên có Hoàng đế và Bộ Công, thi hành có vệ thuỷ quân là chính, phối hợp với vệ giám thành và tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Chính Vua Minh Mạng đã nhiều lần ra chỉ dụ thưởng phạt. Thường thì dân binh Đội Hoàng Sa luôn được thưởng 1 hay 2 quan tiền và miễn thuế vì sự vất vả và nguy hiểm.

Đến năm Minh Mạng thứ 14 [1833], Vua Minh Mạng chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa dựng bia chủ quyền và từ năm Minh Mạng thứ 17 [1836], cứ hàng năm, cử người ra Hoàng Sa ngoài việc đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ còn cắm cột mốc, dựng bia.

Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, ghi rõ: “Vua Minh Mạng đã y theo lời tâu của Bộ Công sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm mốc dấu. Mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 6 tấc và dày 1 tấc, mặt bia khắc những chữ: “Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân, thuỷ quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh ra Hoàng Sa xem xét, đo đạc, đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, hành động này đánh dấu mốc rất quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nói: Người ta coi đó là đỉnh cao của hoạt động chủ quyền khi cắm lá cờ chủ quyền trên mảnh đất đó. Ngoài việc tuyên bố chủ quyền, khẳng định chủ quyền như vậy, nhà vua còn cho người ra đo đạc thuỷ trình, nghiên cứu, khảo sát, rồi có cả kế hoạch trong việc kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của mình”.

Các vị vua chúa Việt Nam còn rất quan tâm đến việc dựng chùa, miếu mạo và trồng cây tại quần đảo Hoàng Sa. Năm Minh Mạng thứ 16 [1835], Vua Minh Mạng đã cử cai đội thuỷ quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu, sai trồng cây vì cho rằng, gần đây, thuyền buôn thường bị hại nên trồng cây làm dấu để cho tàu thuyền dễ nhận biết mỗi khi qua lại…

Những hoạt động này đều được văn bản hoá như Châu bản của Triều đình nhà Nguyễn cũng như các văn bản khác của chính quyền địa phương hiện đang được lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ có liên quan.

Như vậy, từ đầu thế kỷ XVII thời các chúa Nguyễn đến nửa đầu thế kỷ XIX thời nhà Nguyễn, Đội Hoàng Sa đã làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa. Điều này cho phép khẳng định, Việt Nam đã thụ đắc chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa theo đúng các quy tắc của luật pháp quốc tế áp dụng vào thời điểm đó.

Đáng chú ý, việc khẳng định chủ quyền này không bị bất cứ quốc gia nào phản đối. TS. Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Sa – Trường Sa, Hội Lịch sử Việt Nam cho biết:Đội Hoàng Sa hoạt động như thế có gì trở ngại đâu. Trong Phủ biên tạp lục và chính sử của mình có nói, một cái thuyền của Đội Hoàng Sa, trong khi trôi dạt 2 người vào đảo Hải Nam [Trung Quốc], chính quyền đảo Hải Nam đã hỗ trợ đưa người về mà chính quyền Hải Nam biết rằng là hai người đó đi công tác ở Hoàng Sa như vậy”.

Điều đó được xem là quản lý lãnh thổ một cách hoà bình và không gián đoạn. GS. Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Australia phân tích: "Trung Quốc cho rằng, họ có bằng chứng không thể chối cãi về việc Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước này. Tuy nhiên, những tài liệu về Đội Hoàng Sa cho thấy, chủ quyền về Hoàng Sa mà Trung Quốc từng tuyên bố là vấn đề còn tranh cãi. Trong khi đó, quan điểm của Việt Nam có cơ sở vững chắc. Đội Hoàng Sa có chức năng kinh tế, quốc phòng. Vào thời điểm đó, cách thức để duy trì việc quản lý chủ quyền là thông qua các cuộc thăm viếng thường xuyên để quản lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ đảo. Và Đội Hoàng Sa của Việt Nam đã thực hiện các chức năng này".

Rõ ràng, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã xác lập chủ quyền của mình tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Việc thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hoà bình, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế. Chúng ta đã có đầy đủ các bằng chứng pháp lý và cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh sự thật hiển nhiên này. Vì vậy, mọi tranh chấp chủ quyền với Việt Nam là hành động trái với luật pháp quốc tế./.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề