Nhận định nào sau đây không đúng về phương pháp điều chế kim loại

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 21: Điều chế kim loại

Câu 1: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Điện phân dung dịch

B. Điện phân nóng chảy

C. Thủy luyện

D. Nhiệt luyện

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế kim loại có tính khử mạnh [kim loại nhóm IA, IIA và Al]

Câu 2: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. khử

B. cho proton

C. bị khử

D. nhận proton

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Điều chế kim loại là quá trình khử ion kim loại thành kim loại

Rn+ + ne → R

Ion kim loại Rn+ đóng vai trò là chất oxi hóa [chất bị khử]

Câu 3: Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?

A. Dùng Zn đẩy AlCl3 ra khỏi muối

B. Dùng CO khử Al2O3

C. Điện phân nóng chảy Al2O3

D. Điện phân dung dịch AlCl3

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Kim loại nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit nhôm

2Al2O3 →dpnc 4Al + 3O2

Câu 4: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Ca và Fe

B. Mg và Zn

C. Na và Cu

D. Fe và Cu

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng chất khử mạnh như H2, CO, C, NH3, Al khử các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

Câu 5: Cho các chất sau đây: NaOH, Na2CO3, NaCl, NaNO3 và Na2SO4. Có bao nhiêu chất điều chế được Na chỉ bằng 1 phản ứng ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Điện phân nóng chảy NaOH và NaCl

4NaOH →dpnc 4Na + O2 + 2H2O

2NaCl →dpnc 2Na + Cl2

Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:

[a] Điện phân MgCl2 nóng chảy

[b] Cho dung dịch Fe[NO3]2 vào dung dịch AgNO3 dư

[c] Nhiệt phân hoàn toàn CaCO3

[d] Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.

[e] Dẫn khí H2 dư đi qua bột CuO nung nóng.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Phản ứng [a], [b], [e] thu được kim loại

Câu 7: Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phản ứng [1]:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Phản ứng [2]: CaCl2 →dpnc Ca + Cl2

Câu 8: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

A. Điện phân nóng chảy MgCl2 

B. Điện phân dung dịch MgSO4

C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg[NO3]2

D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

MgCl2 →dpnc Mg + Cl2

Câu 9: Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?

A. Zn, Mg, Fe      

B. Ni, Cu, Ca

C. Fe, Ni, Zn        

D. Fe, Al, Cu

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học

Câu 10: Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot [cực âm] là

A. Cu2+ + 2e → Cu

B. Cl2 + 2e → 2Cl-         

C. Cu → Cu2+ + 2e

D. 2Cl- → Cl2 +  2e

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ở catot [cực âm] xảy ra quá trình khử ion kim loại hoặc nước.

Cu2+ +2e → Cu

Câu 11: Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Khi điện phân dung dịch Zn[NO3]2 sẽ thu được Zn ở catot.

B. Có thể điều chế Ag bằng cách nhiệt phân AgNO3 khan.

C. Cho một luồng H2 dư qua bột Al2O3 nung nóng sẽ thu được Al.

D. Có thể điều chế đồng bằng cách dùng kẽm để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối,

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

A. Đúng.

Catot [-]: Zn2+ + 2e → Zn

B. Đúng.

2AgNO3 →t° 2Ag + 2NO2 + O2

C. Không đúng. Vì H2 chỉ khử được kim loại hoạt động trung bình, yếu [kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học].

D. Đúng.

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Câu 12: Điện phân một dung dịch chứa đồng thời các cation Mg2+, Fe2+,  Zn2+, Pb2+, Ag+. Thứ tự các kim loại sinh ra ở catot lần lượt là

A. Ag, Fe, Pb, Zn.

B. Ag, Pb, Fe, Zn.

C. Ag, Fe, Pb, Zn, Mg.

D. Ag, Pb, Fe, Zn, Mg.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Ion kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất sẽ bị khử trước

Ag+ > Pb2+ > Fe2+  > Zn2+

Mg2+ không bị khử

Câu 13: Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau:

[1] Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.

[2] Điện phân dung dịch AgNO3.

[3] Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.

[4] Nhiệt phân AgNO3.

Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3 ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

[1] Zn + 2AgNO3 → Zn[NO3]2 + 2Ag

[2] 4AgNO3 + 2 H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2

[3] 2AgNO3 + 2NaOH → Ag2O + H2O + 2NaNO3

 2Ag2O →t° O2 + 4Ag

[4] 2AgNO3 →t° 2Ag + 2NO2 + O2

Câu 14: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

CO khử được oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học

→ Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được Y gồm: MgO, Cu, Al2O3, Fe

Câu 15: Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả hai điện cực [ngay từ lúc mới bắt đầu điện phân]

A. Cu[NO3]2

B. FeCl2

C. K2SO4

D. FeSO4

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Hai ion K+ và SO42- đều không điện phân

Nên nước điệp phân ngay ở cả hai điện cực, sinh ra khí H2 ở catot và khí O2 ở anot

Catot [-]: H2O + 2e → H2 + 2OH-

Anot [+]: 2H2O → O2 + 4e + 4H+

Câu 16: Trong quá trình điện phân dung dịch Pb[NO3]2 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về:

A. Catot và bị oxi hoá.

B. Anot và bị oxi hóa.

C. Catot và bị khử.

D. Anot và bị khử.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Catot: Pb2+ + 2e → Pb

Pb2+ là chất oxi hóa [bị khử]

Câu 17: Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO [ở đktc] là

A. 0,224 lít

B. 0,672 lít

C. 0,075 lít

D. 0,025 lít

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Gọi nNO2 = a mol; nNO = b mol

→ a + b = 0,04  [1]

Xét toàn bộ quá trình chỉ có Al cho e và HNO3 nhận e

Bảo toàn e: 3nAl = nNO2 + 3nNO

 → a + 3b = 3.0,02  [2]

Từ [1] và [2] → a = 0,03;  b = 0,01

→ nNO = b = 0,01

→ VNO = 0,01.22,4 = 0,224 lít

Câu 18: Kim loại M có thể điều chế được bằng tất cả các phương pháp như thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân. Kim loại M là kim loại nào trong các kim loại sau

A. Al

B. Cu

C. Na

D. Mg

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

- Kim loại nhôm chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit nhôm

- Mg và Na chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hiđiroxit hoặc muối halogenua của chúng.

Câu 19: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3,Fe, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO [đktc]. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:

A. 28g.

B. 26g.

C. 24g.

D. 22g.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nCO=5,622,4=0,25mol

nCO2=nCO= 0,25 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit + mCO = m rắn + mCO2

→ 30 + 28.0,25 = m rắn + 0,25.44 

→ m = 26 gam

Câu 20: Cho dần bột sắt vào 50 ml dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu xanh. Lượng mạt sắt đã dùng là

A. 5,6 gam

B. 0,056 gam 

C. 0,56 gam

D. Đáp án khác

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

nCu = 0,05.0,2 = 0,01 mol

Bảo toàn e: ne nhường = ne nhận

→ 2.nFe = 2.nCu

→ nFe = 0,01 mol

→ mFe = 0,56 gam

Câu 21: Cho 0,56 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch gồm AgNO3 0,3M và Cu[NO3]2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 2,16 gam

B. 3,24 gam

C. 1,08 gam

D. 1,62 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nFe = 0,01 mol; 

nAgNO3 = 0,03 mol; 

nCu[NO3]2 = 0,05 mol

Kim loại Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn nên sẽ phản ứng trước

Ta thấy: ne Fe cho tối đa = 0,01.3 = 0,03 mol = ne Ag+ nhận tối đa

→ Fe phản ứng hết với Ag, tạo thành Fe3+ và Ag

→ nAg  = nAgNO3 = 0,03 mol

→ m = 0,03.108 = 3,24 gam

Câu 22: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,48 lít H2 [đktc]. Tính khối lượng Fe thu được?

A. 7 gam

B. 14,4 gam

C. 5,6 gam

D. 28,8 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nH2 = 0,2 mol

phản ứng = nO trong oxit bị mất = 0,2 mol

m oxit = mFe + mO

→ 17,6 = mFe + 0,2.16

→ mFe = 14,4 gam

Câu 23: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Ca

B. Na

C. Ag

D. Fe

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Kim loại đứng trước, không phản ứng với nước đẩy được kim loại đứng sau trong dãy hoạt động hóa học ra khỏi muối.

Câu 24: Cho khí CO [dư] đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm: Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH [dư], khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

A. MgO, Fe, Cu.

B. Mg, Fe, Cu, Al.

C. MgO, Fe3O4, Cu, Al2O3.

D. Mg, FeO, Cu.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thì CO chỉ khử các oxit kim loại sau nhôm:

4CO + Fe3O4 →t° 3Fe + 4CO2

CO + CuO →t° Cu + CO2

Chất rắn Y có chứa Al2O3, MgO, Fe, Cu

Cho chất rắn Y vào dung dịch NaOH dư thì:

Al2O3 + 2NaOH → 2 NaAlO2 + H2O

Phần không tan Z là MgO, Fe và Cu.

Câu 25: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối [với điện cực trơ là]

A. Ca, Zn, Cu

B. Al, Fe, Cr 

C. Ni, Cu, Ag

D. Li, Ag, Sn

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Phương pháp điện phân dung dịch dùng để điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu [đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học]

Câu 26: Điện phân [với cực điện trơ, màng ngăn xốp] dung dịch gồm 0,2 mol Fe2[SO4]3, 0,2 mol CuSO4 và 0,4 mol NaCl. Biết rằng hiệu suất điện phân đạt 100%. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dung dịch hoàn toàn chỉ có màu nâu vàng.

B. Khi khối lượng catot tăng lên 6,4 gam thì đã có 19300 culong chạy qua bình điện phân.

C. Khi có 4,48 lít khí [đktc] thoát ra ở anot thì khối lượng catot không thay đổi.

D. Khi có khí bắt đầu thoát ra ở catot thì đã có 8,96 lít khí [đktc] thoát ra ở anot.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Tại catot sẽ lần lượt xảy ra các quá trình:

[1] Fe3+ + 1e → Fe2+      

[2] Cu2+ + 2e → Cu

[3] Fe2+ + 2e → Fe      

[4] 2H2O + 2e → H2 + 2OH-

Tại anot sẽ lần lượt xảy ra các quá trình:

a] 2Cl- → Cl2 + 2e    

b] 2H2O → 4H+ + O2 + 4e

Trong dung dịch ban đầu có 0,4 mol Fe3+, 0,2 mol Cu2+, 0,4 mol Cl- và các ion khác không tham gia phản ứng điện phân

A. Sai. Khi catot tăng 12,8 gam, tức là Cu2+ vừa hết, phản ứng [2] vừa kết thúc. Khi đó dung dịch chỉ có màu trắng xanh của Fe2+.

B. Sai. Khi khối lượng catot tăng lên 6,4 gam, tức là đã có 0,1 mol Cu2+ bị điện phân. Vậy phản ứng [1] đã xảy ra hết, phản ứng [2] xảy ra một phần

Áp dụng công thức : q = ∑ni ziF

Trong đó ni là số mol chất i [phân tử hoặc ion] bị điện phân, zi là số e của chất i trao đổi ở điện cực

Ta có: q = [0,4.1 + 0,1.2].96500 = 57900 [C]

C. Đúng. Khi có 4,48 lít khí thoát ra ở anot, tức là có 0,2 mol khí thoát ra suy ra phản ứng [a] xảy ra hoàn toàn và vừa đủ. Tại anot có 0,4 mol e trao đổi.

Đông thời tại catot phản ứng [1] xảy ra hoàn toàn và vừa đủ. Chưa có kim loại kết tử trên điện cực.

D. Sai. Khi có khí bắt đầu thoát ra ở catot tức là các phản ứng [1] [2] [3] [4] đã xảy ra hoàn toàn. Số e trao đổi ở catot là 1,4 mol.

Tại anot, phản ứng [a] đã xảy ra hoàn toàn và có 0,4 mol electron đã tiêu thụ trong phản ứng [a], sinh ra 0,2 mol Clo

Số e tiêu thụ cho phản ứng [b] sẽ là 1 mol. Vậy có 0,25 mol khí oxi sinh ra.

Tổng số mol khí sinh ra tại anot trong trường hợp này là 10,08 lít.

Câu 27: Dung dịch X chứa hỗn hợp các muối: NaCl, CuCl2, FeCl3 và ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là

A. Na

B. Cu

C. Fe

D. Zn

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Phương pháp điện phân dung dịch dùng để điều chế kim loại có tính khử trung bình và yếu [đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học]

Ion kim loại nào có tính oxi hóa mạnh nhất sẽ bị khử trước

Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > H+ > Fe2+ > Zn2+ > H2O

Trước khi có khí thoát ra tức là trước khi H2O ở catot điện phân

Kim loại cuối cùng thoát ra là Zn

Câu 28: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

A. AgNO3

B. HNO3

C. Cu[NO3]2

D. Fe[NO3]2

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Ngâm hỗn hợp kim loại Ag và Cu vào dung dịch AgNO3 thì

Cu + 2AgNO3 → Cu[NO3]2 + 2Ag

Lọc bỏ dung dịch thu được chất rắn chứa Ag.

Câu 29: Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,15 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,92 gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 9,425 gam

B. 4,875 gam                 

C. 4,550 gam

D. 14,625 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

nFeCl3 = 0,15 mol

→ mFe tối đa sinh ra = 0,15.56

= 8,4 gam > 3,92 gam

→ chất rắn chỉ có Fe, Zn đã phản ứng hết

nFe sinh ra  = 3,9256 = 0,07 mol

Phương trình phản ứng:

Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

FeCl3 phản ứng với Zn tạo thành Fe [0,07 mol] và FeCl2 [0,15 – 0,07 = 0,08 mol]

Bảo toàn e: 2nZn = 3nFe +nFeCl2

→ nZn = 0,145 mol

→ m = 9,425 gam

Câu 30: Khi có dòng điện một chiều I = 2A qua dung dịch CuCl2 dư trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catot là

A. 40 gam

B. 0,4 gam

C. 0,2 gam

D. 4 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

ne=I.t96500

→ ne = 2.10.6096500 = 12965mol

Catot [-]: Cu2+ + 2e → Cu

→ nCu = ne2

→ mCu = ne2.64 0,4 gam

Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm có đáp án

Trắc nghiệm Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ có đáp án

Trắc nghiệm Nhôm và hợp chất của nhôm có đáp án

Video liên quan

Chủ Đề