Nhân viên kinh doanh có cần bằng đại học không

Nếu bạn có sức khỏe và chịu được việc phải làm theo ca không cố định giờ giấc, nghề nhân viên bảo vệ khá phù hợp với bạn. Các công ty bảo vệ hiện nay vẫn liên tục tuyển dụng vì nhu cầu sử dụng bảo vệ tại các tòa nhà, ngân hàng, siêu thị, shop bán lẻ... hiện nay đang là rất cao.

Đặc thù công việc này là bạn cần có sức khỏe, tính kỷ luật và chịu được việc "thức đêm ngủ ngày". Các công ty bảo vệ chuyên nghiệp hiện nay còn có những khóa huấn luyện võ thuật, nâng cao kỹ năng ứng biến cho nhân viên của họ. Ngoài thu nhập chính thức từ công ty, một số nơi còn có "thu nhập riêng" từ việc gửi, trông giữ xe cho những khách hàng, văn phòng có nhu cầu riêng.

Tính kỷ luật là một yếu tố quan trọng với nhân viên bảo vệ tòa nhà, ngân hàng, tài sản... đặc biệt là ca đêm. Nếu bạn vô kỷ luật, bỏ vị trí đi chơi, nhậu nhẹt, gặp bạn bè... mà tài sản bạn đang bảo vệ xảy ra chuyện, bạn chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm và bồi thường rất nặng. Ngoài ra hồ sơ của bạn cũng sẽ bị đánh giá xấu từ công ty bảo vệ chủ quản, khiến bạn khó xin việc sau này. Lời khuyên là bạn đừng nên bỏ vị trí hoặc uống rượu, bia say khi đang trong ca trực nhé. Nếu muốn ngủ thì tốt nhất là nên luân phiên, người này ngủ thì người kia trực sau đó đổi lại, luôn đảm bảo có người trông coi tài sản.

Công ty sẽ cất nhắc bạn lên đội trưởng hoặc chuyển sang những vị trí trách nhiệm lớn hơn, thu nhập cũng tốt hơn theo thời gian, thậm chí là chuyển bạn về khối văn phòng nếu bạn đủ khả năng. Ngoài ra bạn cũng sẽ có thưởng theo chế độ khi phải đi trực vào những ngày lễ, ngày tết. Tất cả là ở sự phấn đấu của bạn thôi.

Thu nhập dự kiến: 5 - 15 triệu/tháng [tùy công ty, chế độ, thỏa thuận]

Nghề bảo vệ chuyên nghiệp là nghề khá dễ xin mà không cần bằng cấp

Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp

Hạng mục "Bằng cấp tối thiểu" có lẽ ít được các công ty để tâm đến khi đăng tuyển dụng. Nhiều công ty không biết rằng họ đã đặt ra tiêu chuẩn quá cao cho người tìm việc nếu ghi chung chung là "Bằng đại học/Thạc sĩ" và có thể vô tình bỏ qua những ứng viên giỏi cho vị trí cần tuyển dụng.

[Nguồn: CareerBuilder VN]

Quy luật bằng cấp

Bằng cấp thường chỉ đơn giản nhằm xác định năng lực của ứng viên. Thông thường, ứng viên có bằng đại học/thạc sĩ thường được đào tạo kiến thức chuyên ngành và kỹ năng quản lý và tư duy phản biện. Do đó khi tuyển dụng, các công ty sẽ có khuynh hướng chọn ứng viên có bằng cấp cao, đặc biệt là đối tượng mới tốt nghiệp, để phù hợp với các ngành nghề như nhân viên lập kế hoạch và kỹ sư.

Bằng cấp - lợi bất cập hại?

Không phải ngành nào cũng cần bằng cấp cao. Trong ngành báo chí & quảng cáo người lao động sẽ tích lũy nhiều kiến thức trong quá trình làm việc hơn là từ ghế nhà trường nên bằng cấp sẽ chỉ mang tính chất tương đối. Hay chương trình đào tạo của những ngành thiết kế thường lỗi thời và những kiến thức này phải bị đào thải để người lao động tiếp thu kỹ năng mới. Trong trường hợp này, việc chọn ứng viên có bằng cấp hẳn hoi chưa chắc tốt hơn ứng viên chưa từng được đào tạo bài bản.

Tìm ứng viên có kỹ năng thích hợp

Nhà tuyển dụng cần xác định: vị trí tuyển dụng có cần phải yêu cầu bằng cấp đại học/thạc sĩ hay không? Liệu ứng viên có bằng cao đẳng vẫn có thể đảm đương công việc tốt? Ví dụ nhân viên kinh doanh có thể không có bằng cấp chuyên môn cao nhưng lại có khả năng thương thảo nhiều hợp đồng và mang lại lợi nhuận cho công ty.

Nhìn chung, bằng cấp là điểm khởi đầu tốt để phòng nhân sự xét tuyển hồ sơ phỏng vấn, tuy nhiên những yếu tố khác [như bảng yêu cầu công việc rõ ràng, những phẩm chất của ứng viên có thể phù hợp với công ty và cách thức nhận biết những phẩm chất/kỹ năng này từ ứng viên] đóng vai trò quan trọng hơn.

Công việc làm nhân viên kinh doanh có mức thu nhập rất hấp dẫn và môi trường làm việc tại văn phòng thu hút rất nhiều ứng viên. Nhưng không phải ai cũng có thể thành công trên thương trường. Để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu mà TopCV đã tổng hợp được trong bài viết dưới đây.

Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh [Account Executive] hoặc còn được gọi là nhân viên sale là những người đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ là những người nắm rõ thông tin về sản phẩm, tiếp thị, gợi ý những sản phẩm phù hợp, tương thích với các khách hàng và thuyết phục khách mua hàng nhằm đạt mục đích của doanh nghiệp là cung cấp sản phẩm ra thị trường. 

Nhân viên kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bán các sản phẩm đều cần tới nhân viên kinh doanh vì vậy nhu cầu tuyển dụng việc làm nhân viên kinh doanh rất lớn. Nếu bạn muốn tìm hiểu và theo nghề này thì hãy cùng tìm hiểu các công việc cụ thể của một nhân viên kinh doanh ở phần tiếp theo của bài viết. 

Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh làm gì?

Từ tên gọi “nhân viên kinh doanh” nhiều người đã liên tưởng công việc này chỉ các hoạt động bán hàng, đem lại doanh thu, lợi nhuận.. Cách hiểu này tuy không sai nhưng lại chưa phải câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “nhân viên kinh doanh làm những gì”. Trên thực tế, một nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận nhiều đầu việc hơn bên cạnh chuyện bán hàng. cụ thể như sau: 

Nắm bắt mọi thông tin về sản phẩm mình kinh doanh: Nhân viên kinh doanh bắt buộc phải biết tường tận thông tin về sản phẩm mình bán, về đặc điểm, tính chất, công năng, chính sách khách hàng… để có thể thực hiện nghiệp vụ.

  • Tìm hiểu nhu cầu, xu thế thị trường, phân tích đối thủ
  • Tìm kiếm khách hàng mới, hỗ trợ mở rộng tập khách hàng, chăm sóc và duy trì lòng trung thành của khách hàng cũ.
  • Giới thiệu sản phẩm, tư vấn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thuyết phục họ mua hàng
  • Tham gia giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ mình kinh doanh.

Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, các đầu công việc của nhân viên kinh doanh có thể sẽ khác nhau nhưng nhìn chung, các công việc nêu trên là nghiệp vụ cơ bản của họ.

Nhân viên kinh doanh làm những gì?

Trách nhiệm của nhân viên kinh doanh

Tất cả các ngành nghề đều có thước đo để đánh giá hiệu quả công việc mà hiện nay thường được biết đến là KPI [Key Performance Indicator] tức chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Đối với nghề nhân viên kinh doanh, KPI được quy định rất rõ ràng, cụ thể và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Thông thường, một nhân viên kinh doanh sẽ có trách nhiệm hoàn thành các KPI như sau:

  • Đảm bảo doanh số được đề ra của phòng ban
  • Đảm bảo số lượng khách hàng, số lượng cuộc gọi, số lượng đơn hàng bán thành công hàng tháng, hàng quý, hàng năm
  • Nhân viên kinh doanh sẽ được đánh giá cao nếu họ đem về những hợp đồng có giá trị lớn

Nhân viên kinh doanh cần đảm bảo KPI để chứng minh họ có năng lực làm việc. Ở một số công ty nếu nhân viên kinh doanh không đảm bảo KPI trong vòng 3 tháng liên tục thì họ có thể bị đuổi việc. Ngược lại, nếu họ vượt KPI thì sẽ có những chế độ thưởng tương xứng.

Công việc làm nhân viên kinh doanh khá áp lực vì KPI

Lương nhân viên kinh doanh là bao nhiêu?

Nghề nhân viên kinh doanh tuy chịu đựng áp lực lớn về doanh số nhưng vẫn rất hấp dẫn và thu hút nhiều ứng viên nhờ vào mức lương thưởng tương xứng. Nhân viên kinh doanh thường có 2 loại lương là lương cứng hoặc lương cơ bản cố định được nhận hàng tháng và lương mềm hay còn gọi là hoa hồng nhận được từ các hợp đồng ký kết thành công.

Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, mức lương của nhân viên kinh doanh rất khác nhau tuy nhiên, mức trung bình thu nhập của một nhân viên sẽ rơi vào khoảng 7-9 triệu đồng/tháng + tiền hoa hồng. Đây được xem là một mức lương khá cao so với mặt bằng chung của thị trường việc làm. 

Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh thuộc top cao trên thị trường việc làm

Kinh nghiệm tìm việc làm nhân viên kinh doanh

Để tìm việc làm nhân viên kinh doanh bạn có thể truy cập các trang web tuyển dụng. Lưu ý là bạn nên tìm việc tại những trang web tuyển dụng uy tín, tiêu biểu là TopCV. Tại đây bạn có thể tìm thấy rất nhiều vị trí tuyển dụng với mức lương mơ ước. TopCV đã và đang liên kết với các doanh nghiệp hàng đầu đảm bảo giúp bạn tìm được công việc trong mơ. 

Bên cạnh đó, để tìm được việc làm như ý với mức thu nhập cao nhất bạn cần phải liên tục trau dồi các kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Để trở thành một nhân viên kinh doanh, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu về mặt kỹ năng, bằng cấp cũng như thái độ như sau. 

Về mặt kỹ năng, người muốn theo đuổi nghề nhân viên kinh doanh cần trau dồi các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng liên cá nhân bao gồm kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý vấn đề để tiếp xúc, giải quyết các vấn đề liên quan tới khách hàng cũng như truyền đạt thông tin hiệu quả tới khách.
  • Kỹ năng thuyết phục để thuyết phục khách hàng mua hàng thành công
  • Kỹ năng làm việc dưới áp lực, nhân viên kinh doanh chịu áp lực rất lớn về doanh số vì thế bạn cần có khả năng chịu đựng áp lực nếu muốn theo nghề này
Bạn cần đáp ứng khá nhiều yêu cầu về kỹ năng và kiến thức để trở thành nhân viên kinh doanh

Về mặt bằng cấp, kiến thức, ứng viên tốt nghiệp đại học/ cao đẳng trong các trường kinh tế, ngành quản trị kinh doanh, tài chính… sẽ được ưu tiên khi ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh.Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn cho các bạn học trái ngành cơ hội ứng tuyển, bạn có thể bắt đầu từ vị trí thực tập sinh để theo đuổi nghề này nếu học trái chuyên ngành. 

Về mặt thái độ, tính cách, nhân viên kinh doanh phải là người có thái độ cầu tiến, tính cách hòa nhã, thân thiện, kiên nhẫn. 

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh tại hà nội

Cách tạo CV nhân viên kinh doanh

Việc tạo CV hiện nay rất dễ dàng với các công cụ tạo  CV trực tuyến, miễn phí. Tùy vào từng ngành nghề, bạn có thể có những mẫu CV phù hợp. Bạn cũng có thể tạo CV bằng các phần mềm như Word, Power Point, Photoshop… Tuy nhiên hãy đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Đầy đủ các phần: Thông tin cá nhân, Mục tiêu nghề nghiệp, Học vấn, Kinh nghiệm, Chứng chỉ, Hoạt động, Kỹ năng
  • Ngắn gọn, rõ ràng: CV không nên dài quá 2 trang
  • Phần mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh cần thể hiện rõ thái độ cầu tiến, tinh thần đam mê với nghề nghiệp. Vì đây được xem là đặc trưng của một nhân viên kinh doanh giàu tiềm năng.
Mẫu CV chuẩn của TopCV phù hợp với nhiều ngành nghề

Tìm việc làm Nhân viên kinh doanh tại TopCV:

Công việc làm nhân viên kinh doanh khá thu hút lao động vì nhu cầu tuyển dụng liên tục và lương thưởng hấp dẫn kéo theo đó là tỉnh lệ cạnh tranh và đào thải cũng khá gay gắt. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề này không chỉ giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp mà còn giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển nhờ những hiểu biết về ngành nghề. Chúc các bạn luôn thành công trong công việc và có lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn!

Video liên quan

Chủ Đề