Nội dung tính giai cấp của nhà nước được biểu hiện như thế nào

1 – Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

2 – Phân tích tính giai cấp của nhà nước

2.1 – Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tính giai cấp

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì tính giai cấp là thuộc tính cơ bản và không thể thiếu của tất cả các nhà nước.

2.2 – Lý do nhà nước có tính giai cấp

– Nhà nước xuất hiện do nhu cầu bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị của giai cấp thống trị hoặc lực lượng cầm quyền.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật
  • Biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước của các Điều ước đầu tư: Phân tích từ kinh nghiệm của Úc và New Zealand
  • Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
  • Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?
  • Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Bảo vệ môi trường từ góc độ giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước: Kinh nghiệm cho Việt Nam
  • Phân tích khái niệm và đặc trưng của nhà nước
  • Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
  • Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước

– Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, tức là xã hội có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.

– Nhà nước là hình thức tổ chức của xã hội có giai cấp, bởi vì: sau khi trong xã hội đã xuất hiện giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp thì không thể tổ chức theo hình thức thị tộc, bộ lạc được nữa mà phải tổ chức thành nhà nước, với sức mạnh và bộ máy cưỡng chế của nó thì mới đủ khả năng làm dịu xung đột giai cấp trong xã hội hoặc giữ cho xung đột đó ở trong vòng một “trật tự” nhất định, có như vậy, xã hội mới tồn tại và phát triển được.

2.3 – Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước

Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ: nhà nước là bộ máy chuyên chính giai cấp, tức là công cụ để thực hiện, củng cố và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thong trị của lực lượng hoặc giai câp câm quyền trong xã hội trên cả ba lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và tư tưởng.

Sự thống trị xã hội thể hiện chủ yếu ở ba lĩnh vực: Kinh tế, chính trị và tư tưởng, trong đó lĩnh vực tiền đề và giữ vai trò quyết định là kinh tế. Thông thường, giai cấp hoặc lực lượng nắm quyền sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất hoặc tài sản của xã hội sẽ trở thành lực lượng thống trị về kinh tế hay chủ thể của quyền lực kinh tế, có thể bắt lực lượng khác phải phụ thuộc nó về mặt kinh tế hoặc bóc lột các lực lượng khác. Do vậy, sự thống trị về kinh tế tạo ra tiền đề, cơ sở cho sự thống trị giai cấp.

Tuy nhiên, quyền lực kinh tế không đủ khả năng duy trì sự thống trị, vì lực lượng hay giai cấp bị thống trị luôn tìm cách chống lại để thoát ra khỏi sự phụ thuộc. Vì thế, để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, lực lượng thống trị phải dùng bộ máy nhà nước để trấn áp sự phản kháng, sự chống đối của các giai cấp, lực lượng khác và nhà nước trở thành bộ máy cưỡng chế đặc biệt, thành công cụ để bảo vệ lợi ích kinh tế của lực lượng cầm qưyền.

Nhà nước bảo vệ lợi ích kinh tế của lực lượng cầm quyền bằng cách dùng bộ máy bạo lực như quân đội, cảnh sát, toà án… để trấn áp sự phản kháng, chống đối của các lực lượng khác. Đồng thời, nhà nước thể hiện ý chí của mình mà trước tiên là ý chí của lực lượng cầm quyền thông qua pháp luật, thông qua các quy định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện trong xã hội, bắt cả xã hội phải phục tùng ý chí của nó. Vì thế, nhà nước chính là công cụ nằm trong tay lực lượng cầm quyền để bảo vệ lợi ích kinh tế và thực hiện sự thống trị về chính trị trong xã hội.

Sự thống trị của lực lượng cầm quyền, sự tồn tại của nhà nước chỉ lâu dài, chắc chắn khi có sự phục tùng tự giác của các lực lượng khác. Vì thế, nhà nước tổ chức, quản lý và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ sở văn hóa, giáo dục; dùng các phương tiện và cơ sở đó tác động đến đời sống tinh thần của toàn xã hội, nhằm làm cho hệ tư tưởng của giai cấp thống trị giữ địa vị thống trị trong xã hội và nhằm tạo ra sự phục tùng tự giác của các giai cấp, lực lượng khác đối với quyền thống trị của lực lượng cầm quyền, sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhà nước trở thành công cụ xác lập và bảo vệ hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.

Tóm lại, nhà nước là công cụ, là bộ máy đặc biệt nằm trong tay lực lượng cầm quyền để bảo vệ lợi ích kinh tế, để thực hiện sự thống trị về chính trị và thực hiện sự tác động về tư tưởng của lực lượng này đối với toàn xã hội.

2.4 – Sự thay đổi tính giai cấp của nhà nước qua các kiểu nhà nước

Biếu hiện chung là như vậy, song nếu xem xét những biểu hiện cụ thể thì tính giai cấp của nhà nước có sự thay đổi rất lớn qua các kiểu nhà nước. Cụ thể:

– Ở các nhà nước chủ nô, phong kiến, do điều kiện kinh tế, xã hội

và trình độ phát triển của xã hội lúc đó nên các nhà nước này chủ yếu bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô, địa chủ, quý tộc phong kiến, tăng lữ, đàn áp nô lệ, nông dân và những người lao động khác nên tính giai cấp của các nhà nước này thể hiện cực kỳ công khai và rõ rệt.

– Ở nhà nước tư sản, biểu hiện tính giai cấp của nhà nước có sự thay đổi qua các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản. Trong thời kỳ của chủ nghĩa để quốc, khi các nhà nước tư sản chủ yếu bảo vệ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền lũng đoạn nhà nước thì tính giai cấp của nhà nước này cũng thể hiện rõ rệt. Ở giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hiện đại, do sự thay đổi trong điều kiện kinh tế, sự phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật và của nền dân chủ, tính giai cấp của nhà nước có xu hướng thể hiện ít sâu sắc, rõ rệt hơn giai đoạn trước. Trong các chính sách của nhà nước, bên cạnh việc tính đến lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền, của giai cấp tư sản, nhà nước tư sản còn tính đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác, của cả cộng đồng.

– Ở các nhà nước xã hội chủ nghĩa sau này và nhà nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, tính giai cấp của nhà nước thể hiện mờ nhạt, hạn chế hơn nhiều so với tính xã hội. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và những người lao động khác dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, nhà nước là công cụ để thực hiện và bảo vệ sự lãnh đạo của đảng cộng sản, là công cụ chủ yếu để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Tại sao nhà nước có tính xã hội và tính xã hội của nhà nước được thể hiện như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [97.58 KB, 2 trang ]

Nhà nước và Pháp luật đại cương - 17 câu hỏi ôn tập
Họ và tên : Nguyễn Minh Tình
Lớp : K50 KTCT
Câu 4: Tại sao nhà nước có tính xã hội và tính xã hội của nhà nước được thể
hiện như thế nào?
Bản chất của nhà nước được quy định bởi nhiều nhân tố, nhưng có hai nhân tố cơ
bản và quan trọng nhất là cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nó, vì bất kỳ nhà nước nào cũng
được hình thành trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định và nó tồn tại, phát triển được cũng
nhờ vào những cơ sở kinh tế - xã hội ấy. Bản chất của nhà nước biểu hiện ở hai tính chất
cơ bản của nó là tính giai cấp và tính xã hội.
Nhà nước nào cũng mang tính giai cấp vì nó ra đời, tồn tại, phát triển trong xã hội
có giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và do một giai cấp [hoặc liên minh giai cấp]
nắm giữ.
Tính xã hội của nhà nước được thể hiện tập chung trong các hoạt động quản lý kinh
tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, an ninh, trật tự xã hội và các hoạt động
khác. Tính xã hội của Nhà nước là thuộc tính khách quan và phổ biến của mọi Nhà
nước .Nhà nước phải giải quyếtt những công việc chung, giai cấp thống trị không thể quản
lý .Nhà nước nếu không chú ý đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác.
Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, bao gồm: giai cấp thống trị, giai
cấp bị trị và các tầng lớp dân cư khác. Giai cấp thống trị tồn tại trong mối quan hệ với các
giai cấp và tầng lớp khác. Ngoài phục vụ giai cấp thống trị, nhà nước còn giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, đảm bảo trật tự chung, ổn định giá trị chung của xã
hội để xã hội tồn tại và phát triển. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và giai
cấp khác khi lơợiích đó không mâu thuẫn với nhau. Đó chính là tính xã hội của nhà nước.
Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể và mức độ thực hiện vai trò xã hội là khác nhau ở những kiểu
nhà nước khác nhau, và ngay trong một kiểu nhà nước cũng khác nhau ở từng giai đoạn
phát triển và tuỳ điều kiện kinh tế xã hội.
Câu 5: Em hiểu thế nào về nhận định nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước
"nửa" nhà nước?
Nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo tiêu chí nhà nước pháp quyền thực
chất vẫn là chuyên chính của giai cấp công nhân, là kiểu "nhà nước nửa nhà nước" với


những chức năng khác hẳn các nhà nước của giai cấp thống trị bóc lột. Sự thống nhất giữa
lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị - giai cấp công nhân - với lợi ích của quần chúng nhân
dân lao động chiếm đại đa số trong xã hội tạo cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
thực sự trở thành một định chế xã hội hoàn toàn của dân, do dân, vì dân; làm cho đời sống
xã hội dân sự phát triển hài hoà trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân
dân.
Nhà nước XHCN là nhà nước nửa nhà nước vì :
Nhà nước có 2 chức năng là:
Nguyễn Minh Tình – K50 KTCT
Nhà nước và Pháp luật đại cương - 17 câu hỏi ôn tập
1. Bảo vệ giai cấp thống trị, đàn áp phản kháng của các giai cấp khác
2. Tổ chức quản lí XH
Nhà nước là 1 phạm trù lịch sử chỉ ở công cụ bạo lực, trấn áp. Cùng với sự phát
triển của XH công cụ bạo lực trấn áp của nhà nước mất dần đi, chức năng quản lí XH ngày
càng tăng. Đến Nhà nước XHCN thì chức năng bạo lực mất đi, chỉ còn chức năng tổ chức
quản lí XH và tính giai cấp nên mới gọi là nhà nước nửa nhà nước.
Khái niệm " nhà nước là của toàn dân " nếu xét trong chế độ cộng sản là hoàn toàn
đúng . Còn nói với " nhà nước nửa nhà nước " - nói về nhà nước trong XHCN , như chúng
ta thì về mặt pháp luật ý nghĩa đó là đúng , về mặt chính trị thì nhà nước thuộc về mọi
người dân yêu nước , có nhận thức đúng đắn về chế độ và bảo vệ chế độ của mình .
Theo V.I. Lênin, nhà nước chuyên chính vô sản [hay nhà nước xã hội chủ nghĩa]
không còn nguyên nghĩa như nhà nước của chủ nghĩa tư bản, mà là "nhà nước nửa nhà
nước", với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ
và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn.
Câu 13: Tại sao pháp luật có tính giai cấp? Biểu hiện?
Cũng giống như bản chất của nhà nước, bản chất của pháp luật thể hiện trước hết ở
tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị
trong xã hội, nội dung ý chí đó được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp
thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục

đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật là yếu tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan
hệ xã hội nhằm định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật
tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị.
Với ý nghĩa đó pháp luật chính là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp.
Ví dụ: Pháp luật chủ nô là pháp luật của giai cấp chủ nô do giai cấp này đặt ra trước
hết là vì lợi ích của nó. Pháp luật chủ nô quy định công khai quyền lực vô hạn của chủ nô
và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.

Bên cạnh tính giai cấp, không thể coi nhẹ giá trị xã hội to lớn của pháp luật vì trong
cuộc sống hàng ngày các cá nhân và tổ chức có mối quan hệ với nhau rất đa dạng được thể
hiện qua những hành vi xử sự khác nhau. Xã hội thông qua nhà nước ghi nhận những cách
xử sự hợp lý, khách quan được số đông chấp nhận phù hợp với lợi ích của số đông trong
xã hội, cách xử sự này được nhà nước thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật. Giá trị
xã hội của pháp luật còn được thể hiện ở chỗ một quy phạm pháp luật vừa là thước đo của
hành vi con người vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là
công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quá trình xã hội. Ngoài ra pháp luật còn có
tính dân tộc, tính mở.
Nguyễn Minh Tình – K50 KTCT

Bản chất của nhà nước là gì? Liên hệ bản chất của Nhà nước CHXHCN

Nhà nước là cụm từ mà chúng ta vẫn thường được nghe từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đọc trên các báo, internet. Tuy nhiên trên thực tế nhà nước được định nghĩa như thế nào và bản chất của nhà nước là gì vẫn nhiều người chưa giải đáp được. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!

Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong viết luận văn, tiểu luận quản lý nhà nước...bạn có thể sử dụng dịch vụ viết thuê tại Luận Văn 2S để có ngay những bài luận ưng ý một cách nhanh chóng. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi, hãy truy cập: //luanvan2s.com/viet-thue-tieu-luan-thac-si-bid8.html để tìm hiểu dịch vụ tốt nhất hiện nay nhé.

1. Bản chất của nhà nước là gì?

Bản chất là những cái bên trong của sự vật, sự việc, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của sự vật, sự việc đó. Từ đó, chúng ta liên tưởng được bản chất của nhà nước, đó là cốt lõi bên trong gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Bản chất của nhà nước được thể hiện qua hai thuộc tính: Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Bản chất giai cấp của nhà nước

Nhà nước được sinh ra trong xã hội có giai cấp nên bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc.Tính giai cấp của Nhà nướcđược thể hiện qua việc nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội. Nhà nước sinh ra là để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Nhà nước thiết lập nên hệ thống pháp luật, các thiết chế xã hội, chính phủ, tòa án, quân đội… để duy trì trật tự xã hội theo ý muốn của giai cấp thống trị.

Bản chất xã hội của nhà nước

Ngoài bản chất giai cấp thì Nhà nước còn thể hiện bản chất xã hội của mình.Tính xã hội của Nhà nướchay còn được gọi là vai trò kinh tế – xã hội của Nhà nước. Bản chất này được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai… nhằm đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề