Nuôi cá cảnh bao lâu thay nước

Thay nước hồ cá là một khâu quan trọng trong quá trình nuôi cá cảnh nói chung và vệ sinh hồ cá cảnh nói riêng. Nước được xem là môi trường sống hàng đầu của cá nên khi thay nước, bạn không chỉ nên tập trung vào kĩ thuật vệ sinh bể cá mà còn nên chú ý đến thời gian thay nước hồ cá sao cho hợp lí. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Khi nào nên thay nước hồ cá?

Việc vệ sinh hồ cá thường xuyên theo định kì là vô cùng cần thiết bởi lẽ hàng ngày cá cảnh sẽ thải ra một lượng amoniac nhất định và nếu không thay nước định kì thì cá sẽ rất dễ bị ngộ độc bởi loại khí này. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng một bộ lọc để giảm bớt lượng amoniac trong nước.

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng một chiếc máy đo độ sạch của nước có bán tại các cửa hàng cá cảnh để đo lượng amoniac trong nước cũng như xem lượng nước trong hồ còn phù hợp với cá hay không. Nếu trong quá trình nuôi bạn phát hiện một số dấu hiệu bất thường ở cá như không chịu ăn, bị mắt đỏ khác thường, không chịu bơi, có những biểu hiện mệt mỏi và bắt đầu xuất hiện một số chấm đen ở vây và sống lưng thì có thể cá của bạn đã bị nhiễm khí amoniac.

Với trường hợp như vậy, bạn cần nên tiến hành thay nước hồ cá ngay và thực hiện các phương pháp chăm sóc cá cảnh kịp thời. Nếu vẫn chưa biết cách xử lí, bạn nên tìm đến các chuyên gia chăm sóc cá cảnh hay các cửa hàng bán cá cảnh để có những lời khuyên đúng về trường hợp mắc bệnh cá của bạn.

Bao lâu mới nên thay nước hồ cá?

Theo lời khuyên từ các chuyên gia về cá cảnh thì thời gian bạn nên thay nước hồ cá là một đến hai lần trong một tuần, đó thời gian thích hợp nhất để bảo đảm cá cảnh của bạn luôn khỏe mạnh. Bạn nên tránh thay nước hồ cá nhiều lần trong một tuần bởi cá cảnh cũng cần có một môi trường sống ổn định và thích nghi với môi trường đó để duy trì cuộc sống của mình.

Trong quá trình thay nước hồ cá bạn cũng nên chú ý một số điểm. Thứ nhất là trước khi bơm nước máy vào trong hồ, bạn nên để riêng nước ra một cái chậu sạch khoảng 2 đến 3 ngày. Mục đích của công đoạn này nhằm để nước bay bớt khí clo, tránh gây ngộ độc cho cá khi thay nước mới. Thứ hai là khi thay nước hồ cá, bạn chỉ nên thay 20 – 30% nước trong hồ, bởi nếu bạn thay hết nước cũ trong hồ vô tình sẽ loại bỏ một số vi sinh vật có lợi cho cá cũng như sẽ dễ khiến cá bị sốc bởi môi trường nước quá mới.

Sau khi đã lấy nước cũ ra khỏi hồ, bạn dần dần đổ nước mới vào trong hồ. Công việc thay nước hồ cá này bạn nên làm theo định kì để đảm bảo cá của bạn sẽ luôn có cuộc sống khỏe mạnh và hạn chế các loại bệnh hay xảy ra ở cá cảnh.

Trên đây là một số gợi ý cho bạn nên bao lâu thì thay nước hồ cá. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ rút ra được cho mình một số kinh nghiệm chăm sóc cá cảnh phù hợp để bảo đảm đàn cá của bạn tránh khỏi các tác nhân gây bệnh và luôn luôn khỏe mạnh. Chúc bạn thành công!

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Ai trong chúng ta khi đọc về bài viết này cũng đều đang tìm hiểu hoặc đã tham gia vào thú vui nuôi cá cảnh. Bạn muốn tìm hiểu chính xác nhất từ thời gian thay nước bể cá định kỳ. Đến các dụng cụ và cách thay làm sao để tốt nhất cho động – thực vật trong bể nuôi của mình. Đảm bảo cho môi trường sống tốt nhất cho cá và hệ thủy sinh.

Bể cá Hoàng Gia sẽ chia sẻ cách thay nước chuẩn nhất cho các bạn. Còn nếu bạn không có thời gian và cũng không muốn vất vả có thể sử dụng dịch vụ vệ sinh bể cá của chúng tôi.

Bao lâu thay nước hồ thủy sinh?

Chắc chắn ai cũng sẽ quan tâm đến vấn đề này. Bạn có thể dựa trên 2 cơ sở để xác định.

  • Dựa trên kinh nghiệm nhìn độ vẩn đục của nước trong bể.
  • Thay định kỳ theo thời gian.

Với việc thay theo kinh nghiệm, tùy thuộc vào đánh giá của mỗi người và các loại cá – đất được bố trí trong bể thủy sinh để thực hiện việc thay nước. Theo chúng tôi, thường dựa trên lượng thải của cá đưa tạo ra trong nước. Hoặc một số yếu tố khác như lá bị héo – lá già, mùn của cây…

Còn với lịch định kỳ thì thông thường, các hồ cá trung bình thay khoảng 2 lần/ tuần. Đây là thời gian thay lý tưởng nhưng cần làm đúng theo các bước và lượng nước thay.

Các dụng cụ cần thiết để thay nước bể cá

Bao nhiêu cũng là đủ, nhưng tối thiểu khi thực hiện thay nước cho hồ cá nên sử dụng các dụng cụ sau đây:

Bơm nước và hút cặn bằng tay

Đây là một dụng cụ mà có lẽ ai cũng đã qua sử dụng. Nó có giá thành rất rẻ và dễ sử dụng.

Cấu tạo của nó rất đơn giản. Bao gồm đường ống dẫn bằng nhựa, đầu ngâm nước có chia khe lọc rác lớn và quả bóp hơi tạo áp suất.

Các thực hiện hút nước và cặn bẩn dưới đáy vô cùng đơn giản. Bạn đưa đầu hình quả chuông có ngăn lọc rác xuống đáy bể, dẫn dây ra ngoài. Đầu có quả bóp đặt ống vào xô – chậu chứa nước thải. Khi đó chỉ cần dùng tay bóp ở quả bóp áp lực là nó đã hút được cặn và nước kèm theo.

Loại bơm máy.

Cấu tạo của loại bơm máy tùy thuộc vào hãng sản xuất. Tuy nhiên, nó vẫn chủ yếu gồm:

  • Đầu lọc ngâm nước
  • Dây dẫn
  • Bơm điện.

Thay vì phải dùng tay để bóp tạo áp lực khi thay nước bể cá định kỳ. Bơm điện sẽ thực hiện việc này. Bạn chỉ cần dùng tay để đưa đầu lọc dưới nước đến những vị trí cần hút cặn hoặc để nó ở mức nước cần hút ra khi chỉ thay nước mà thôi.

Ngoài những dụng cụ này, bạn có thể dùng thêm các loại máy lọc nước bể cá để đảm bảo nguồn nước đưa vào tốt nhất cho môi trường của cá.

Hướng dẫn cách thay nước bể cá định kỳ

Chuẩn bị nước đảm bảo

Nếu chúng ta bơm trực tiếp nước sinh hoạt hàng ngày, sẽ dễ lẫn bên trong còn các chất như clo… Do vậy, để đảm bảo tốt nhất bạn nên hứng nước ra một chiếc chậu hoặc thùng sạch. Để phơi nắng từ 2 đến 3 hôm.

Gặp trời mưa nên hứng nước đó rồi để lắng bẩn dùng rất tốt cho môi trường bên trong của bể.

Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian có thể sử dụng các thiết bị lọc nước.

Bơm nước và hút cặn bể cá

Đây là phần quan trọng nhất trong quá trình thay nước bể cá cảnh, hồ thủy sinh… Bạn cần sử dụng những dụng cụ đã được giới thiệu ở trên để thực hiện nó. Tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý các vấn đề sau đây khi thực hiện hút nước – cặn từ bể ra.

  • Không nên thay hết toàn bộ nước bên trong bể. Chỉ nên thay 1/3 hoặc 2/3 nước có trong bể.
  • Khi hút cặn cần lưu ý tránh áp lực hút mạnh kéo theo đất – sỏi làm vẩn đục nước + lún nền đất.
  • Châm nước mới nên từ từ và nhẹ nhàng. Nước được thả trên bề mặt bể. Như vậy mới không làm nước xối thẳng vào cá – cây thủy sinh hay nền đất.
  • Nếu có hệ thống sưởi bể cần tắt tạm nó đi để tránh bị cháy nổ.

Đây là những lưu ý khi bạn hút hoặc bơm nước thay cho bể mỗi lần. Tránh việc hút sạch nước có trong bể làm mất đi những lợi khuẩn cần thời gian dài mới sinh sôi ra được. Cũng như tránh đi việc chết cá – hệ thủy sinh mỗi khi thay nước.

Làm vệ sinh bể – dọn lá cây

Trong khi thay nước cho bể bất kỳ. Từ bể thủy sinh, bể cá cảnh không hay đến bể hải sản. Bạn đều cần làm vệ sinh và ngắt bỏ những chiếc là già, lá bị bệnh.

Điều này sẽ giúp cho môi trường nước của bạn sạch – trong và đẹp hơn. Đồng thời loại bỏ đi được các mầm bệnh dễ sinh ra khi chứa nhiều tạp chất hay rác thải bên trong.

Khi bạn cần thay hay thêm cây thủy sinh – cá vào bên trong bể. Cũng nên lựa thời gian thay nước này để đưa vào. Như vậy sẽ tốt nhất, ít ảnh hưởng làm cá sợ hãi nhiều lần.

Trong quá trình thay nước bể cá định kỳ mà cần bắt cá ra. Lưu ý các vấn đề về nhiệt độ, đồ chứa sẵn hoặc các loại vợt bắt cá. Tránh việc làm bị thương cá hay làm sức khỏe của cá bị giảm sút do những tác động của con người. Bởi thân nhiệt của chúng ta cao hơn cá rất nhiều. Bắt bằng tay thì nên ngâm tay ở nước trước khi chạm vào cá…

Trên đây là một số hướng dẫn để bạn có thể tự thay nước cho bể cá của mình thường xuyên hơn. Cách này áp dụng cho toàn bộ các loại bể cá. Bạn hãy thử và sẽ thấy hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề