Ở bán cầu Bắc mùa nào trong Nam có ngày dài hơn đêm giải thích tại sao có hiện tượng đó

 Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau

  nguyenvanlap on Fri Sep 28, 2012 6:55 pm

 1. 1.1. Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày và đêm trong các ngày 21/3, 22/6; 23/9 và 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và vòng cực.- Ở xích đạo : tất cả các ngày trên đều có giờ chiếu sáng là 12h. Do trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, nên ngày và đêm dài bằng nhau.- Ở các chí tuyến Bắc, Nam và vòng cực:+ Ngày 21/3 và 23/9 đều có giờ chiếu sáng trong ngày là 12h. do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng như nhau [12giờ], ngày và đêm dài bằng nhau.+ Ngày 22/6 và ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau:Ngày 22/6 Ở chí tuyến Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm. Ở chí tuyến Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày. Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày. Nguyên nhân : ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng – tối, nên có hiện tượng ngày dài 24h. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng – tối nên có hiện tượng đêm dài 24h.Ngày 22/12 : hiện tượng chênh lệch ngày và đêm diễn ra hoàn toàn ngược lại với ngày 22/61.2. Hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa.Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. - Từ ngày 22/3 đến ngày 23/9 : bán cầu Bắc hướng về phía Mặt trời, vòng phân chia sáng – tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam. Phần diện tích được chiếu sáng lớn hơn phần bị khuất trong bóng tối. Vì thế nên ngày dài hơn đêm. Vào ngày Hạ chí [22/6], Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12h trưa tại chí tuyến Bắc, tất cả các địa điểm ở BBC có ngày dài nhất trong năm.- Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 : bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời, tại mọi địa điểm đều có đêm dài hơn ngày. Càng gần cực Bắc, đêm càng dài, ngày càng ngắn. Ngày Đông chí [22/12], ở vĩ tuyến 66033’B, đêm dài 24h, không có ngày1.3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất theo vĩ độ

Độ dài ngày – đêm có sự thay đổi khi đi từ xích đạo về cực. Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngăn lại. Mùa đông ngược lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn và cực sẽ có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

Dựa vào hình 25, cho biết:

+ Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A', B' ở nửa cầu Nam vào các ngày 22-6 và 22-12

+ Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và 22-12 ở địa điểm C nằm trên đường Xích Đạo

Dựa vào hình 25, cho biết:

+ Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài ngày, đêm của các điểm D và D' ở vĩ tuyến 66o33' Bắc và Nam của hai nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33' Bắc và Nam là những đường gì?

+ Vào các ngày 22-6 và 22-12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

Do trục Trái Đất nghiêng một góc 66'33'' so với mặt phẳng quĩ đạo và không đổi phương nên tùy vị trí Trái Đất trên quĩ đạo mà ngày , đêm ở hai bán cầu dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ . Mùa theo dương lịch và độ dài ngày , đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau . Mùa xuân ngày dài hơn đêm . Song , ngày càng dài và đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc . Riêng ngày 21-3 thời gian ngày bằng thời gian đêm . Mùa hạ : ngày vẫn dài hơn đêm , nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần , đâm càng dài dần . Ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất , ban đêm ngắn nhất trong năm . Mùa thu : ngày ngắn hơn đêm . Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn , đêm càng dài . Riêng ngày 23-9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm . Mùa đông : ngày vẫn ngắn hơn đêm . Khi Mặt trời càng gần Xích đạo thì ngày dài dần , đêm ngắn dần . Ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất , thời gian ban đêm dài nhất trong năm .

Nếu không còn câu hỏi gì thì đánh giá 5 sao cho anh với. Cảm thấy a làm tốt có thể tặng xu cho a nha để a có động lực giải hay hơn nữa. Cảm ơn em nhiều ❤️

có thể giải thích ngắn gọn cho e đc ko ạ

giải thích ngắn gọn sao em

Page 2

“Vì sao có ban ngày ban đêm? Như ta đã biết đó là vì Trái Đất tự quay quanh trục của mình. Vì tự quay, khiến cho các vùng trên Trái Đất có nửa ngày hướng về phía Mặt Trời, nửa ngày nằm về phía bị che khuất. Lúc hướng về phía Mặt Trời đó là ban ngày, lúc Mặt Trời bị che khuất đó là ban đêm.

Kinh nghiệm cuộc sống cho ta biết: ban ngày và ban đêm dài ngắn khác nhau. Mùa hè ngày dài đêm ngắn, mùa đông ngày ngắn đêm dài. Vì sao lại như thế?

Nguyên là Trái Đất mà ta sinh sống không những tự quay mà còn quay quanh Mặt Trời. Trục Trái Đất tự quay và quỹ đạo quay quanh Mặt Trời không vuông góc với nhau mà luôn giữ một góc nghiêng 66o 33 phút. Trái Đất giống như một tên nô bộc trung thành, luôn gập lưng quay quanh Mặt Trời. Chính về thế mà gây ra sự biến đổi bốn mùa và ngày đêm dài ngắn khác nhau. Khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, vị trí tương đối của nó đối với Mặt Trời phát sinh biến đổi, nên vị trí ánh nắng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Trái Đất cũng luôn phát sinh biến đổi.

Trong một năm Mặt Trời chiếu thẳng xuống Nam, Bắc bán cầu thay đổi trong khoảng 23o 27’. Ta gọi 23o 27’ của vĩ độ Nam là chí tuyến Nam, còn 23o 27’ vĩ độ Bắc là chí tuyến Bắc. Khi Mặt Trời chiếu thẳng vào điểm gần chí tuyến Nam thì Mặt Trời lại chiếu xiên trên Bắc bán cầu, khi đó ánh nắng Mặt Trời trên Bắc bán cầu rất ít, do đó Bắc bán cầu rơi vào mùa đông. Vì Bắc bán cầu thời gian được Mặt Trời chiếu ít, còn phần Trái Đất không nhận được ánh nắng Mặt Trời thời gian dài, nên tạo ra mùa đông ngày ngắn đêm dài. Ngược lại khi Mặt Trời chiếu thẳng vào gần chí tuyến Bắc thì ánh nắng Mặt Trời chiếu thẳng xuống Bắc bán cầu, nên Bắc bán cầu nhận được ánh nắng Mặt Trời nhiều, do đó Bắc bán cầu đi vào mùa hạ. Khi đó thời gian Bắc bán cầu nhận được Mặt Trời dài hơn, còn thời gian không được chiếu sáng ngắn hơn, cho nên tạo ra mùa hè ngày dài đêm ngắn. Ngày mà Mặt Trời chiếu thẳng vào chí tuyến Bắc gọi là ngày hạ chí, đó chính là hôm ở Bắc bán cầu ngày dài nhất, đêm ngắn nhất. Sau ngày hạ chí điểm chiếu thẳng của Mặt Trời từ chí tuyến Bắc chuyển dần về phía Nam, ban ngày ngắn dần và thời tiết lạnh dần. Đến ngày đông chí Mặt Trời chiếu thẳng xuống chí tuyến Nam, đó là ngày mà Bắc bán cầu ban ngày ngắn nhất, ban đêm dài nhất trong 1 năm.

Vì ánh sáng chiếu thẳng xuống mặt đất di chuyển giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, cho nên trong một năm ánh sáng chiếu thẳng góc của Mặt Trời có hai lần đi qua đường xích đạo, lần thứ nhất vào mùa xuân gọi là ngày xuân phân, lần thứ hai vào mùa thu gọi là ngày thu phân. Cả hai ngày này đều có đặc điểm chung là tất cả các nơi trên thế giới đều có ngày và đêm dài như nhau.

Ngoài ra thời gian dài ngắn của ban ngày và ban đêm ở những vùng khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ ngày hạ chí thời gian ban ngày ở Tiên Đầu Quảng Đông là 13 giờ 30 phút, ở Bắc Kinh là 15 giờ, ở thị trấn Hắc Hà tỉnh Hắc Long Giang dài đến 16 giờ 18 phút; ngày đông chí thời gian ban ngày ở Tiên Đầu là 10 giờ 36 phút, ở Bắc Kinh là 9 giờ 16 phút, còn ở thị trấn Hắc Hà chỉ ngắn 8 giờ. Qua đó có thể thấy mùa hè càng đi lên phía Bắc ngày càng dài; ngược lại mùa đông càng đi lên phía Bắc ngày càng ngắn.”

Twitter Facebook LinkedIn

Video liên quan

Chủ Đề