Ở cữ bao lâu thì ăn uống bình thường

Tuy vậy, vẫn có những lời khuyên kiêng cữ sau sinh từ ông bà “chuẩn” khoa học mà mẹ nên ngâm cứu kỹ!

Những câu hỏi về ở cữ, nên và không nên?

Muốn biết bà đẻ kiêng những gì, bạn cần tìm hiểu về ở cữ và lợi ích của nó.

1. Ở cữ là gì?

Ở cữ là thuật ngữ quen thuộc với mọi phụ nữ sau sinh, đây là giai đoạn sản phụ nghỉ ngơi để dần hồi phục sức khỏe. Bà đẻ cần phải ở cữ thì sức khỏe mới nhanh ổn định và có sữa cho con bú. Vậy bà đẻ kiêng những gì?

2. Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không?

Câu trả lời là NÊN. Bởi vì trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”, hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”.

Nói vậy để hiểu quá trình mang thai, sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh [kiêng cữ sau khi sinh].

>>> Bạn có thể quan tâm: Hồi phục sau sinh: Bí quyết chăm sóc dành cho sản phụ

Ở cữ bao lâu? Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?

Tại sao phải ở cữ 3 tháng 10 ngày? Thời xưa, các mẹ phải ở cữ bao lâu? Sau sinh, các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày [3 tháng 10 ngày]. Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa…

Kiêng cữ sau sinh là vấn đề cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe sản phụ

Tại sao phải ở cữ 3 tháng 10 ngày? Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu… Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc ở cữ bao lâu chỉ nên thực hiện trong 1 tháng.

Sau sinh kiêng những gì? Chỉ sau 3–4 ngày sinh xong, mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…

Sau sinh thường ở cữ kiêng những gì?

Sau sinh kiêng những gì? Dưới đây là những kiêng cữ sau sinh thường mẹ cần lưu ý:

1. Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh

Chế độ ăn tháng ở cữ cần đầy đủ chất để giúp mẹ sớm lấy lại năng lượng chăm sóc bé cưng đồng thời gọi sữa về “ồ ạt”. Chất đạm, tinh bột, đường, rau xanh là không thể thiếu nhưng mẹ cũng cần kiêng cữ ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh.

Vì sao? Theo dân gian và y khoa giải thích, nếu ăn quá nhiều thực phẩm dạng này có thể bị lạnh đường huyết sau này. Đặc biệt cần tránh xa rau cải bẹ xanh/cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tiểu buốt sau sinh, nguyên nhân do đâu?

2. Nghỉ ngơi hợp lý, bế ẵm đúng tư thế

Ngồi càng lâu, càng nhiều thì sau này mẹ dễ bị đau lưng hơn. Điều này đã được nhiều mẹ đi trước kiểm chứng. Nếu trẻ sơ sinh quá khó tính, mẹ bế ẵm nhiều thì chỉ khoảng 3 tháng sau sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau lưng sau khi sinh.

Đặc biệt là những khi “trái gió trở trời”, lưng đau buốt đến nỗi không muốn làm bất cứ việc gì. Vì vậy, ngay sau khi xuất viện, mẹ cần ở cử sau sinh đúng cách là chỉ nên ngồi cho bé bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu, còn khi mỏi lưng thì nên nằm xuống.

Tuy nhiên, kiêng cữ sau sinh khoa học là mẹ đừng nằm cả ngày mà cần vận động để tốt cho quá trình tuần hoàn máu, giúp sản dịch còn ứ đọng trong cơ thể dễ dàng thoát ra ngoài, đồng thời cũng giúp tử cung phục hồi tốt hơn. Đặc biệt, những mẹ sinh mổ nên tập đi sau khi được rút ống thông tiểu để tránh tình trạng bí tiểu, dính ruột.

3. Kiêng cữ sau sinh thường: Không làm việc nặng

Trong tháng cữ, tốt nhất là 3 tháng sau sinh không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Lao động nặng quá sớm còn là nguy cơ gây sa tử cung.

Page 2

Còn với chuyện tắm rửa, đây có lẽ là phần khó khăn nhất với các chị em ở những nước nhiệt đới như Việt Nam. Việc không tắm rửa trong nhiều ngày sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu, do đó, bạn cần lau người bằng nước ấm với vài lát gừng lớn.

Tuy nhiên, nếu muốn tắm gội, bạn hoàn toàn có thể thực hiện. Theo các bác sĩ, việc tắm gội sau khi sinh sẽ giúp mẹ loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn trên da, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu sinh thường, mẹ có thể tắm gội sau 1 ngày và sinh mổ là sau 2-3 ngày.

Tốt nhất, mẹ nên tắm gội bằng nước ấm trong môi trường kín gió. Nên gội đầu nhanh trong khoảng 5-7 phút, và sử dụng máy sấy sau khi gội đầu. Không dùng bồn tắm để ngâm người và không nên tắm quá lâu.

2. Kiêng cữ sau khi sinh: Kiêng máy lạnh

Không nên bật máy lạnh hoặc quạt ở cường độ cao vì dễ dẫn đến các bệnh xương khớp hoặc viêm xoang cho chị em khi bắt đầu có tuổi.

Tuy nhiên, nếu trời quá nóng, bạn có thể mở máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải, tránh mở lạnh kẻo bị sốc nhiệt với môi trường bên ngoài.

3. Ăn uống lành mạnh

Bữa ăn của bạn nên có thêm gừng, hạt tiêu đen, dầu mè hoặc rượu nếp sẽ giúp làm nóng cơ thể, tăng cường sức bền, có ích cho quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh.

Phòng của mẹ cần thoáng khí nhưng đủ ấm

Để phục hồi lại phần năng lượng đã mất trong quá trình chuyển dạ và bổ sung thêm dinh dưỡng cho con bú, thực đơn của mẹ sau sinh cần tăng cường một lượng lớn protein và canxi. Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung khoảng 80-100g protein và khoảng 1.000mg canxi. Đặc biệt, nên ăn những loại thực phẩm chín, nóng, hạn chế ăn thức ăn lạnh hoặc đồ nguội để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Chúng ta không thể phủ nhận sự quan trọng của việc kiêng cữ sau sinh, đặc biệt là chế độ ăn uống. Thế nhưng sau sinh ăn kiêng bao lâu để không ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể người mẹ thì không phải ai cũng biết rõ.

Tại sao phụ nữ sau sinh phải ăn kiêng?

– Giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh: Sinh nở không chỉ vắt kiệt sức lực của người mẹ mà nó còn để lại rất nhiều vết thương trên cơ thể họ, cho dù là sinh mổ hay sinh thường. Nếu ăn phải một số đồ ăn không phù hợp, cảm giác đau đớn ở vết thương sẽ càng mạnh mẽ, chúng cũng có thể lâu lành hơn và để lại nhiều vết sẹo xấu xí hơn.

Vượt cạn là một quá trình khó khăn đòi hỏi người mẹ phải có chế độ ăn kiêng sau sinh

– Cung cấp dinh dưỡng cho việc tiết sữa: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh chỉ cần bú mẹ mà không cần uống thêm nước hay bất kỳ một đồ ăn nào khác. Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian đó, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình để có thể “nuôi” cả mẹ và con.

Không biết sau sinh ăn kiêng bao lâu và phải kiêng những gì có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả hai mẹ con sau này.

Sau sinh nên ăn kiêng trong bao lâu?

Chế độ ăn kiêng của người mẹ gồm có 3 giai đoạn: Ăn kiêng khi vừa sinh con, ăn kiêng tốt cho vết thương và ăn kiêng tốt cho sữa mẹ.

Giai đoạn ăn kiêng khi vừa sinh con: Kéo dài từ 1 đến 3 ngày sau sinh

Sinh con là một quá trình “tàn phá khủng khiếp” cơ thể của người phụ nữ. Những ngày đầu sau sinh, cơ thể người phụ nữ rất yếu, sản dịch ra nhiều, đặc biệt với mẹ sinh mổ thì đây là thời gian mà mẹ phải gồng mình chiến đấu với những cơn đau dữ dội.

Nếu không ăn kiêng, mẹ có thể bị táo bón rất nặng, cảm giác đau đớn cũng tăng lên do dạ dày và đường ruột phải hoạt động nhiều. Ngược lại, kiêng khem quá mức lại khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, đôi khi là tạo điều kiện cho nhiều bệnh hậu sản tấn công.

Do đó, trong vòng 1 – 3 ngày đầu sau sinh, tốt nhất mẹ chỉ nên ăn thức ăn mềm như cháo ấm, canh rau, nước ép hoa quả. Những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cứng nên kiêng. 

   >> Sau sinh có ăn được lòng lợn không?

Giai đoạn ăn kiêng tốt cho vết thương: Kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng sau sinh

Mẹ sẽ có một vết thương nhỏ ở tầng sinh môn nếu sinh thường, và một vết rạch lớn hơn ở bụng nếu sinh mổ. Vết rạch tầng sinh môn khá nhẹ nên chỉ mất khoảng vài ngày để khép miệng và 2 tuần để bắt đầu liền sẹo. Còn vết mổ ở bụng do phải khâu nhiều lớp [lớp tử cung, lớp cơ thành bụng, lớp da] nên sẽ mất khoảng 1 tuần để khép miệng, và cần khoảng 3 tuần để hình thành sẹo, thế nhưng người mẹ chỉ thật sự bớt đau khi vết thương đã được khoảng 3 tháng.

Vết rạch do sinh mổ mất rất nhiều thời gian để liền sẹo buộc mẹ phải thực hiện chế độ ăn kiêng sau sinh

Ăn kiêng trong giai đoạn này cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi những thực phẩm không phù hợp không chỉ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, thẩm mỹ [bị sẹo lồi, sẹo thâm] mà nó còn khiến người mẹ phải chịu nhiều đau đớn hơn khi vết thương mãi không lành được.

Lúc này, mẹ có thể ăn được cơm, thịt, hoa quả một cách dễ dàng mà không cần kiêng khem khắt khe như giai đoạn trước. Thế nhưng trong 2 tuần đầu sau sinh [nếu sinh thường] và 3 tháng đầu [nếu sinh mổ], người mẹ vẫn bắt buộc phải tránh những thực phẩm có hại cho vết sẹo.

Tuy nhiên trên thực tế, thời gian ăn kiêng này có thể thay đổi tùy theo cơ địa của từng mẹ. Với những mẹ “da dữ”, vết thương cần mất nhiều thời gian hơn để liền lại, và mẹ cũng mất nhiều thời gian ăn kiêng hơn.

Giai đoạn ăn kiêng tốt cho sữa mẹ: Kéo dài khoảng 24 tháng sau sinh

Điều này có nghĩa là mẹ sau sinh phải ăn kiêng bao lâu? 24 tháng có nghĩa là 2 năm ư? Một khoảng thời gian dài đằng đẵng nếu mẹ đang ngồi đọc bài viết này và tưởng tượng! Thế nhưng, đây là việc làm bắt buộc nếu mẹ muốn đảm bảo luôn đủ sữa cho con bú.

   >> Sau sinh ăn trứng vịt lộn có được không?

Ăn kiêng sau sinh có thể kéo dài đến 24 tháng

Mẹ cần nhớ rằng, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cùng nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, và tiếp tục cho trẻ bú mẹ xen kẽ cho đến khi được 24 tháng tuổi. Thời gian đó, người mẹ phải được bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời tránh xa những đồ ăn có thể làm hại đến sữa mẹ.

Như vậy, với câu hỏi sau sinh ăn kiêng bao lâu, đáp án có thể kéo dài đến 24 tháng. Nghe thì “kinh khủng” vậy thôi, nhưng mẹ hãy yên tâm rằng: Tình mẫu tử thiêng liêng sẽ giúp mẹ vượt qua tất cả!

Nguồn: Mebeaz.com

Video liên quan

Chủ Đề