Sau sinh bao lâu thì được dùng sữa tắm

58. Túi muối thảo dược

Thường được dùng kèm với rượu gừng nghệ. Túi muối thảo dược có các công dụng sau:

  • Giữ ấm bụng, đẩy nhanh sản dịch
  • Săn chắc bụng, giảm nhăn
  • Giảm vòng eo sau sinh
  • Giảm đau lưng, giảm mỏi vai gáy cho tất cả mọi người
  • Đặc biệt với phụ nữ bị đau lưng sau sinh nở. Út Em thường để túi muối hâm nóng dưới lưng mỗi đêm do đẻ mổ bị đau lưng nặng, nhất là vùng bị tiêm thuốc tê

59. Gen nịt bụng

Gen nịt bụng hay còn gọi là đai định hình là công cụ hỗ trợ giảm eo khá hiệu quả dành cho các mẹ sau sinh cũng như bạn gái béo bụng thông thường.

Tuy nhiên các mẹ mới sinh không nên dùng gen bụng quá sớm (tối thiểu phải một tháng sau sinh). Các mẹ sinh mổ phải đợi vết thương lành hẳn mới dùng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ thời điểm dùng thích hợp.

60. Size giày thay đổi có đúng không?

CÓ THỂ

Trên nhiều diễn đàn về mẹ và bé, như webtretho, lamchame, nhiều sản phụ tâm sự, sau sinh không còn đi được cỡ giày ngày trước, đa phần là bị tăng số:

76. Mát-xa cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?

Các lợi ích chính của mát-xa cho bé bao gồm:

  • Tăng cường các mối quan hệ
  • Xoa dịu trẻ sơ sinh sau khi trẻ trải qua những liệu pháp gây đau, chẳng hạn như tiêm chủng
  • Giảm đau bụng, táo bón và đau khi mọc răng
  • Cải thiện các vấn đề về giấc ngủ

77. Bỉm cho trẻ

82. Mấy tháng thì trẻ uống được nước

6 THÁNG TUỔI

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho trẻ sơ sinh uống nước trước 6 tháng tuổi là không tốt.

Quá nhiều nước có thể khiến dạ dày của bé bị căng đầy, giảm nhu cầu thèm bú và cản trở việc hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa. Nhấp một ngụm nước nhỏ cũng có thể không gây hại cho trẻ nhỏ nhưng vẫn cần tham khảo lời khuyên của các chuyên gia tư vấn trước khi cho trẻ uống nước trước 6 tháng tuổi.

83. Hát cho bé nghe

Đối với trẻ sơ sinh những bài đồng dao các mẹ ru cho bé sẽ giúp bé cải thiện giấc ngủ, phát triển trí não, nhanh biết nói hơn.

Út Em sưu tầm 50 bài đồng dao ở bài viết này.

84. Trẻ hay vặn mình

Vặn mình là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh trong khoảng 2-3 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có trẻ xuất hiện từ sớm khoảng 10-15 ngày sau sinh.

Khi trẻ sơ sinh vặn mình thường đi kèm với dấu hiệu đỏ mặt và chỉ hai ba phút sau bé sẽ tự hết.

Vì vậy nếu trong giai đoạn này, các mẹ thấy con mình vặn mình đến mức đỏ mặt gay gắt mà nhanh hết, không còn biểu hiện nào khác thì hãy cứ yên tâm nhé.

Tuy nhiên, ở một số trẻ, ngoài việc đỏ mặt khi vặn mình còn kèm theo các dấu hiệu như: khó ngủ và ngủ ít (không đạt đủ ít nhất 15 tiếng một ngày) trong thời gian này, đổ nhiều mồ hôi, bị thức giấc giữa đêm, tóc rụng hình vành khăn, nôn ói và chậmtăng cân

Đây là biểu hiện cho thấy trẻ có thể đang bị thiếu Canxi, các mẹ nên cho trẻ đi khám.

85. Trẻ hay quấy khóc

Bạn có lẽ mơ mộngBé sẽ ngủ suốt đêm chỉ sau một vài tuần, reo vui khi bạn làm những công việc lặt vặt khác và chỉ mè nheo khi em cảm thấy đói.

Nhưng thực tế làThời gian yêu thích của bé để chơi là sau khi ăn lúc 2 giờ sáng. Bé sẽ bực bội nhất vào thời điểm khi bạn phải đi làm. Bạn không thể nghĩ được rằng bé lại có thể quấy khóc dai và lâu như vậy.

Tham khảo bài viết này để giải mã những trận khóc của bé và giúp bé ngoan trở lại mẹ nhé.

86. Thân nhiệt trẻ khi sốt

Theo Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Phương Hòa Bình Phòng khám Đa khoa quốc tế Vinmec Sài Gònthì:

Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn 1 độ C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Cụ thể khi sốt, nhiệt độ trên 38 độ C khi đo ở hậu môn hoặc miệng, trên 37,5 độ C khi đo ở nách.

Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có khi sốt cao nhưng không phải bệnh quá nặng. Ngược lại có trẻ không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là trẻ sơ sinh) lại tiềm ẩn bệnh nặng. Sốt cao khi nhiệt độ 39 độ C. Khi sốt > 41 độ C, cơ thể có nguy cơ co giật và tổn thương não. [14]

87. Xử trí tại nhà khi trẻ bị sốt nhẹ

Bác sĩ Nguyễn Phương Hòa Bình gợi ý:

  • Lau mát và uống thuốc hạ sốt.
  • Uống thêm nước các loại, đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ hoàn toàn thì cần tăng lượng bú vì trong sữa mẹ đã có nước.
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở trong phòng thoáng, thông gió, không đóng kín cửa. [15]

88. Khi nào cần đưa trẻ bị sốt đến bệnh viện?

Bác sĩ Nguyễn Phương Hòa Bình khuyến cáo, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi:

  • Trẻ có các dấu hiệu bất thường như: Không chơi, li bì, khó đánh thức, co giật, thở nhanh, thở khó, thở bất thường, tiêu chảy, phân có nhày máu.
  • Sốt cao khó hạ.
  • Sốt kéo dài trên 2 ngày.
  • Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.
  • Bất cứ một dấu hiệu không bình thường nào. [16]

89. Theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻđến 24 tháng tuổi

bang-chieu-cao-cua-be-gaiBảng chiều cao của trẻ trai từ 0 đến 24 tháng kèm theo phân vị

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh tổng quát về sự phát triển thể chất của trẻ.

Bằng cách so sánh các chỉ số đo của bé cân nặng, chiều dài và chu vi vòng đầu với các chỉ số đo trung bình của những bé cùng tuổi và cùng giới cũng như so sánh với các chỉ số đo trước đó của trẻ, bác sĩ của trẻ có thể kết luận liệu bé của bạn đang có mô hình tăng trưởng khỏe mạnh hay không.

Tuy nhiên các mẹ cũng không nên coi trọng quá các chỉ số.Điều quan trọng nhất đó là trẻ đang phát triển ổn định, cân đối, chứ không phải là trẻ đạt được những con số diệu kỳ nào đó.

90. Kinh nghiệm cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh

Đối với việc cắt tóc máu cho con, các mẹ không nên quá xem trọng việc cắt sớm lấy may, tốt nhất là cứ để cho trẻ có thời gian sống ở thế giới bên ngoài được cứng cáp, thường là sau ít nhất 6 tháng hãy thực hiện cắt tóc máu.

Nếu trường hợp tóc của bé nào mọc quá nhanh và dày, gây cho bé sự khó chịu, nóng bức trong mùa hè thì các mẹ có thể xem xét việc cắt tóc sớm cho trẻ. Nhưng nhớ khi thực hiện việc này, người cắt tóc (có thể là bố mẹ hoặc thợ cắt tóc) phải rất nhẹ nhàng và cẩn thận, lưu ý:

  • Không nên cắt tóc khi bé đang ốm, mới khỏi bệnh hoặc trẻ đang gặp những vấn đề khó chịu
  • Cố gắng hoàn thiện công đoạn cắt tóc càng nhanh càng tốt nhưng tránh nhanh ẩu vì trẻ còn quá nhỏ và hay ngọ nguậy nên rất dễ chạm kéo vào gây xước da đầu bé
  • Có nhiều mẹ nghĩ rằng cắt tóc cho con lúc ngủ là một cách dễ dàng tránh việc trẻ quấy khóc hay ngọ nguậy nhưng nếu chẳng may trẻ thức giấc mà giật mình rất nguy hiểm. Vì vậy, mọi người nên tránh cắt tóc bé lúc ngủ mà hãy chọn khoảng thời gian bé cảm thấy dễ chịu
  • Sau khi cắt tóc xong cho trẻ, cũng như người lớn, chúng ta nên dùng nước ấm tắm lại cho trẻ, tránh để vụn tóc còn vương trên người gây ngứa ngáy cho bé

91. Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh

Dũng cảm lên nào! Cắt móng tay cho con không hề khó đâu. Bố mẹ có thể sử dụng những loại kéo chuyên dụng dành cho bé với mũi kéo tròn.Nhờ vậy mà tránh được việc vô tình làm con bị thương vì bị mũi kéo chọc vào khi bố mẹ đang cắt nhà em đang dũng cái kéo hãng Baby Farlin xuất xứ TAIWAN (Đài Loan) đầu tròn nhỏ nhỏ xinh xinh, dùng tốt các mẹ à kéo này dễ mua thôi ạ.

Hoặc mẹ dùng các loại bấm móng tay được thiết kế để cắt móng tay cho trẻ sơ sinh một số loại được trang bị thêm kính phóng đại, giúp bố mẹ quan sát rõ hơn những móng tay bé xíu của con. Nếu vẫn còn đắn đo, hãy thử dùng giũa móng tay dành cho bé nhé.

Nhiều bố mẹ chia sẻ khi con ngủ là lúc tiện lợi nhất để cắt móng tay cho con (nhưng cũng tuỳ đứa các mẹ à, đứa nào mà hay ngọ nguậy bất ngờ thì không nên dùng cách này).

92. Mẹo giúp trẻ sơ sinh hết trớ

Các mẹ hãy thử những mẹo sau để giúp hạn chế tình trạng nôn trớ cho con nhé, chúng tôi trích đăng 3 trong số 9 mẹo giúp trẻ hết trớ:

  • Khi cho con bú, các mẹ nên giữ con ở tư thế thẳng lưng. Bởi nếu cho ăn khi con đang cuộn tròn trên tay mẹ hoặc ngồi trong xe đẩy, sữa sẽ không thể xuống thẳng dạ dày của con được.
  • Cho con ăn một cách điềm tĩnh. Các mẹ nên cố gắng hạn chế tối đa ồn ào và những yếu tố dễ làm bé sao nhãng khác. Đồng thời, nên tránh để con quá đói trước khi ăn, bởi nếu con bị phân tâm hoặc quá đói dẫn đến ăn quá nhanh, có thể con sẽ nuốt phải nhiều không khí hơn.
  • Nếu con bú bình, mẹ nên chọn núm vú cao su với lỗ không quá nhỏ, điều này giúp tránh tình trạng con vừa khó mút sữa vừa nuốt phải nhiều không khí. Mặt khác, nếu lỗ quá lớn, con dễ bị nghẹn do dòng sữa chảy vào miệng quá nhanh. Cả hai điều này đều khiến con dễ bị trớ ngược sữa ra ngoài. Bố mẹ có thể tham khảo cách chọn bình và núm bình chuẩn tại đây.

93. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt là hiện tượng vô hại của hệ tiêu hóa, hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi thậm chí ở trong bụng mẹ. Thực tế nấc cụt là sự co bóp hoặc co thắt mạnh của cơ hoành (cơ di chuyển lên xuống khi bạn hít một hơi thật sâu). Nấc cụt ít gây đau đớn, và thường không báo hiệu vấn đề gì về sức khỏe, tuy nhiên nấc cụt có thể gây lo ngại đối với trẻ sơ sinh. Sau đây là một số cách giúp trẻ bớt khó chịu khi bị nấc cụt, Út Em trích đăng một phần thông tin:

Tăng số lần cho ăn lên 2 lần và giảm lượng thức ăn đi một nửa.Ăn no quá là nguyên nhân phổ biến của nấc cục. Nếu dạ dày căng lên quá nhanh hoặc chứa quá nhiều, cơ hoành sẽ phải co thắt.Khi cho con bú, hãy cho ăn từ từ, và hãy ngừng bú và cho bé ợ hơi khi bạn chuyển từ bên ngực này sang bên ngực kia. Hoặc, nếu bạn cho bé bú bình, hãy dừng lại khi bé bú được nửa bình, cho bé ợ hơi và vài phút sau đó hãy dừng cho bé ăn.

Hạn chế cho trẻ nuốt hơi.Khi nuốt nhanh quá nhiều sữa, trẻ sơ sinh thường cũng sẽ nuốt phải quá nhiều không khí trong khi ăn, điều này cũng sẽ khiến dạ dày căng lên.

Tổng hợp những phương pháp khi cho trẻ bú. Hãy chắc rằng môi của trẻ mở rộng và ngậm chặt bầu vú mẹ chứ không chỉ đầu vú.

94. Bé bị muỗi đốt, côn trùng cắn thì thoa gì?

Theo bác sĩ Anh Nguyễn:

Việc bé bị muỗi, kiến hoặc côn trùng cắn là chuyện rất hay xảy ra với các bé, da bé cũng rất nhạy cảm với một số hóa chất tiết ra từ vết cắn của côn trùng mà có những biểu hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau.

Có bé thì chỉ ngứa, đỏ bình thường, nhưng có bé sẽ xưng và xuất hiện bội nhiễm hoặc nhiễm trùng cơ hội (gây bệnh lý chốc lỡ), hoặc có bé sẽ nóng sốt (có thể do phản ứng dị ứng diễn ra).

Cách xử lý:

  • Rửa vết cắn bằng nước sạch 3 lần (đổ nhẹ nước lên vùng bị cắn 3 lần). [chỉ áp dụng cho vết cắn không chảy máu]
  • Dùng khăn nhúng nước lạnh đắp lên vết cắn 20 phút để giảm nhẹ xưng và làm bé dễ chịu
  • Cắt ngắn móng tay của bé để bé hạn chế bé gãy gây lỡ và đỏ vết cắn
  • Nếu tình trạng có sưng đỏ và đau cho bé, có thể dùng kem thoa chứa hydrocortisone (1%) hoặc bột nổi pha với 1 ít nước tạo dạng hồ sệt đắp lên vết cắn.
  • Tình trạng không giảm nhẹ sau vài ngày thì nên tư vấn bác sĩ.
  • KHÔNG BÔI DẦU (XANH, DẦU GIÓ) lên vết cắn hoặc đốt
  • Nếu bé bị ong đốt lên miệng hoặc cổ hoặc bị đốt hơn 10 chỗ cũng nên tư vấn bác sĩ.
  • Nếu bé biểu hiện mệt mỏi, sưng đỏ, triệu chứng phức tạp, khó thở gia tăng sau 24 giờ bị đốt, nên tư vấn bác sĩ
  • Đa phần các trường hợp vế cắn sẽ lành sau vài ngày. [41]

95. Sóng WiFi có ảnh hưởng đến não bé không?

CÓ ẢNH HƯỞNG

song-wifi

Theo bác sĩ Anh Nguyễn:

Câu trả lời là có, nhưng tùy loại sóng và độ mạnh yếu của sóng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp các loại sóng phát ra từ các thiết điện tử nằm mục cấp độ 2- về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe. Sóng phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, TV, laptop là mức độ mạnh hơn sóng wifi từ cục phát wifi.

Lời khuyên: gia đình có bé nhỏ dưới 6 tuổi (đặc biệt dưới 3 tuổi) thì nên sử dụng thiết bị internet mạng dây hoặc ít nhất tắt thiết bị wifi vào buổi tối vì thời điểm này não bộ bé phát triển rất nhanh, đặc biệt các bé dưới 3 tuổi. Tối đi ngủ, cha mẹ nên tắt thiết bị 3G và wifi trong điện thoại và laptop, và để xa giường ngủ hơn 1 mét, chếch 1 góc 45-50 độ so với vị trí nằm của bé.

Ngoài ra, các thiết bị điện tử như TV và laptop thì không nên giới thiệu cho bé trước 2 tuổi. Không bao giờ cho các bé cầm chơi hoặc tập sử dụng điện thoại quá sớm (ít nhất là không dưới 6 tuổi). Đó là những lời khuyên của BYT Anh trong việc bảo vệ các bé quá nhỏ trước những tác hại do phơi nhiễm các sóng điện từ. [43]

96. Đồ chơi cho bé từ 3 6 tháng tuổi

Theo bác sĩ Anh Nguyễn:

Ở giai đoạn này, bé bắt đầu tương tác xã hội, chấp nhận nhiều tương tác từ xung quanh, không chỉ từ mẹ bé: như nhìn, nghe, chạm nắm, thích vật có màu sáng, có màu tương phản, thích ngậm và mút ngón tay chân, nâng đầu khi nghe âm thanh. Tất cả những điều này là do sự phát triển của não bộ đang diễn ra.

Những món cho bé có thể cầm nắm, đưa vào miệng: vòng tròn lớn, đồ chơi chất liệu mềm, có nhiều cấu trúc để bé có thể đưa vào miệng cắn, ngậm để khám phá cấu trúc không gian đồ vật.

Những món cho bé nghe (âm thanh không quá chói tai, hoặc quá dài): như truyện đọc cho bé có âm thanh (con bò thì có tiếng umm bò, con heo thì kêu éc éc), vòng có chuông, đồ chơi bóp có tiếng kêu [những con siêu nhân có đèn chớp tắc và tiếng kêu là không phù hợp dễ làm bé mất tương tác xã hội, làm bé thích ném, đập hơn là chơi khám phá các món đồ này)

Những món đồ cho bé nhìn: album ảnh của cha mẹ còn nhỏ, album ảnh của bé, hoặc khuôn mặt các bé khác (chọn album nổi dày như album cưới để bé có thể chạm sờ), hoặc lúc chơi đùa với bé, bạn dùng tấm khăn mỏng che mặt bé, kéo khăn xuống rồi nói mẹ thấy con rồi, bé thích khuôn mặt của bạn; hoặc cho bé cái gương không dễ vỡ để bé có thể nhìn thấy mặt bé. [38]

97. Trẻ bú sữa mẹ đến tháng thứ mấy có thể ăn dặm?

HẾT THÁNG THỨ 6

Bác sĩLê Thị Thu Hà trả lời:

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Và kể từ tháng thứ 7 trở đi nên cho bé ăn dặm vì lúc này nguồn sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho trẻ.

Nếu cho bé dăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của bé chưa thích nghi dễ gây hội chứng kém hấp thụ, bé bị tiêu chảy, đầy bụng và sẽ khó lên cân. Ngược lại nếu cho bé ăn dặm quá muộn thì lượng sữa mẹ lúc này không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ và bé cũng lại không tăng cân.

Ban đầu nên cho bé ăn dặm bột hoặc cháo hơi loãng và sau đó đặc dần, khi bé quen thì tăng dần lượng và chất. Nên thay đổi các loại thực phẩm để tránh hiện tượng chán ăn. [22]

98. Những bài tập hỗ trỡ kỹ năng bò

be-tap-bo

Theo bác sĩ Anh Nguyễn:

Bò là một bước phát triển vận động mới, tạo tiền đề cho việc đứng và đi sau này. Để có thể bò được, bé cần được làm quen và sử dụng tốt cơ lưng, tay, cổ và hông.

Thông thường, nhiều bé sẽ bắt đầu bò từ 7-11 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số bé có thể bắt đầu trễ hơn hoặc không cần qua bước bò. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Một số bé có kích thước lớn hoặc cân nặng to, thường ít vận động hơn hoặc quen cha mẹ hay bồng bế bé, nên việc biết bò sẽ chậm hơn do các cơ chưa đủ cứng cáp để bò.

BÀI TẬP: Để bé tư thế nằm sấp. dùng 2 tay nâng phần dưới của bé. Không nâng quá cao, chỉ nâng lên 1 đoạn ngắn, đủ để đồ dồn 1 tí phần nặng lên phần trên bé, rồi để bé di chuyển phía trước đến món đồ chơi bé thích.

Ngày không quá 3 lần, không quá 10 phút/lần. Nên tập lúc bụng đói (sau ăn ít nhất 2 tiếng), lúc bé chơi đùa

Khi nào bắt đầu tập?

Khi bé quen với việc nằm sấp, thích nâng mông khi nằm sấp, thích ngẩng cố nhìn khi nằm sấp. Thông thường từ tháng 6-7 có thể bé thích các bài tập này hơn. [39]

99. Có nên mua xe tròn tập đi?

KHÔNG NÊN

xe-tron-tap-di

Theo bác sĩ Anh Nguyễn, sử dụng xe tròn tập đi không khuyến khích.

Tại Canada, việc sử dụng xe tròn hay đồ chơi tập đi không nằm trong danh mục hướng dẫn thực hành của các chuyên gia sức khỏe. Các chuyên gia ở Anh cũng không khuyến khích điều này.

Dưới đây là một vài lý do cho việc không khuyến khích sử dụng xe tròn tập đi trong hướng dẫn thực hành cho cha mẹ.

  • Xe tròn tập đi không hỗ trợ bé giữ thăng bằng.
  • Xe tròn tập đi không hỗ trợ cơ lưng.
  • Xe tròn tập đi làm bé không nhìn được bàn chân khi bé đi. Các nghiên cứu trên yếu tố tâm lý cho thấy việc đi của bé cần có sự phối hợp giữa cảm nhận của bàn chân và mắt.
  • Bé thường đứng trên ngón chân khi di chuyển, điều này có thể gây ra các vấn đề bệnh lý vận động bàn chân. Đặc biệt các bé sinh non là không được sử dụng xe tròn tập đi.

Các chuyên gia sức khoẻ chỉ khuyến khích nên tập cho bé phát triển các cơ thông qua các vận động hoặc vui chơi một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp hệ cơ và quá trình tự điều chỉnh cân bằng ở các bé được tốt hơn. [40]

100. Khi nào bé có thể tẩy giun?

ÍT NHẤT TRÊN 2 TUỔI

Theo bác sĩ Anh Nguyễn:

Giun sán là loại kí sinh trùng, thường kí sinh trong ruột gây ảnh hưởng đến tăng trưởng của bé. Trứng giun sán thường lây qua các vật trung gian như phân chó mèo gà và thực phẩm không rữa kĩ. Các bé dưới 6 tháng tuổi ít bị, nhưng từ 6 tháng tuổi trở lên thường vận động nhiều như bò, đi lại quanh nhà, gia tăng nguy cơ mắc trứng giun sán.

SỰ THẬT THUỐC TẨY GIUN: Thuốc tẩy giun hiện nay thường dùng cho nhi khoa là Mebendazole (loại 500mg), loại Albendazole (400mg) và Pyrantel (loại này dùng theo kí, cứ 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng, uống 1 liều duy nhất.)

TUỔI TẨY GIUN: Các bé trên 2 tuổi mới nên tẩy giun. Dưới 2 tuổi, nếu nghi ngờ bị nhiễm giun sán thì nên cho bé đi xét nghiệm phân để chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn bác sĩ, không tự ý mua thuốc về tẩy giun cho bé.

BIỆN PHÁP VỆ SINH PHÒNG NGỪA TÁI NHIỄM GIUN: Lau sàn nhà (khu vực bé hay đi lại) vào mỗi buỗi sáng và ngày lau 2 lần, lau cho 3 ngày. [42]

(Nguyễn Đức Anh tổng hợp Út Em Shop sỡ hữu nội dung)

Chú ý

Thông tin được cung cấp trên trang web này chỉ là các thông tin chung.

Mặc dù hữu ích nhưng nókhông phải là các lời khuyên y tế, và không nên được sử dụng thay thế cho các buổi gặp gỡ tư vấn, điều trị với các chuyên gia y tế có chuyên môn, những người có thể xác định các nhu cầu y tế của riêng bạn.

Tham Khảo

[showhide type=pressrelease]
[1], [6], [8]:Chị em cần kiêng cữ sau sinh như thế nào? CTV Đỗ Đậu Báo VOV. Ảnh bác sĩ Phạm Bá Nha do Đắc Chuyên, báo Công Lý chụp

[2], [3]:Dù mùa lạnh, sản phụ vẫn không nên nằm than Tác giả Huyền Vi Báo Pháp Luật TP.HCM

[4]:Những tiết lộ bất ngờ về việc kiêng cữ sau sinh Báo Sức Khoẻ Đời Sống

[5], [7], [26]:Kiêng khem sau sinh con dao hai lưỡi Lê Anh Báo VnExpress

[9], [10]:Chăm sóc vết mổ sau sinh lời khuyên từ bác sĩ Tạp Chí Bầu

[9]: Ảnh bác sĩ Song Hà của Báo Infonet

[11]:Sau sinh mổ bao nhiêu tháng nên có bầu lại Báo Infonet

[12], [13]:Thực hư về thói quen tắm lá cho trẻ sơ sinh Báo Khám Phá

[14], [15], [16]:Trẻ bị sốt: Khi nào là nguy hiểm? Hà Quyên Báo điện tử Zing

[17]: Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhưng không phải cách duy nhất để nuôi con khôn lớn Tuấn Minh BáoTrí Thức Trẻ

[18]:Phát ốm vì cai sữa cho con không đúng cách Vương Linh Báo Vnexpress

[19]: Cách cho con bú mẹ bầu cần biết Thái Nam Báo Khám Phá

[20], [21], [22]: Đời Sống Báo Vnexpress

[23], [24], [25]:Tư vấn trực tuyến Yêu sau khi làm mẹ Báo Vnexpress

[26], [27]: Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mổ Kim Kim Báo Vnexpress

[28], [45]:Nỗi lo mất dáng của phụ nữ sau sinh Trần Ngoan Báo Vnexpress

[29], [30], [31]:Ăn uống đúng cách cho sản phụ Kim Kim Báo Vnexpress

[32]:Bí tiểu ở sản phụ sau sinh Báo Sức Khoẻ & Đời Sống Báo Vnexpress đăng lại

[33], [34]: Các quan niệm sai lầm về ở cữ sau sinh Báo Sức Khoẻ & Đời Sống Báo Vnexpress đăng lại

[35], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43]: Bác sĩ Anh Nguyễn thường xuyên chia sẽ kiến thức chăm sóc bé tại trang facebook cá nhân, mẹ nên theo dõi để có nhiều kiến thức bổ ích:https://www.facebook.com/anhnguyen.nutrition

[46]:Nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú mẹ đột ngột Lê Phương Báo Vnexpress

Ảnh minh hoạ đầu bài của Babycenter
[/showhide]

Bài liên quan

  • Tác dụng của Rượu gừng nghệ với phụ nữ sau sinhTác dụng của Rượu gừng nghệ với phụ nữ sau sinh
  • Túi muối thảo dược giảm eo sau sinhTúi muối thảo dược giảm eo sau sinh
  • Mách mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinhMách mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi  mẹ cần lưu ý những gì?Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi mẹ cần lưu ý những gì?
  • Cách trữ sữa mẹ: bảo quản và rã đông như thế nào cho đúngCách trữ sữa mẹ: bảo quản và rã đông như thế nào cho đúng
  • Những điều mẹ cần chú ý khi cho trẻ bú bìnhNhững điều mẹ cần chú ý khi cho trẻ bú bình
Túi muối thảo dược chăm sóc mẹ sau sinh