So sánh việc áp dụng pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế trong thương mại quốc tế

1. Tập quán quốc tế là gì?

Tập quán quốc tế là hình thực biểu hiện các nguyên tắc ứng xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc với mình. Tập quán quốc tế được coi là nguồn của luật quốc tế, tập quán quốc tế được nhìn nhận dưới hai quan điểm: quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại.

Theo quan điểm truyền thống thì một tập quán quốc tế được coi là quy phạm là nguồn của luật quốc tế phải đáp ứng được các điều kiện và các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế:

Thứ nhất, phải là quy tắc xử sự chung, hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện, được áp dụng với tính chất là quy tắc xử sự chung, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao và hàng hải trên biển quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn quan hệ quốc tế đây chỉ là quy tắc xử sự mà chưa phải là quy phạm pháp lý, nhưng lại được các quốc gia tuân thủ và áp dụng một cách tự nguyện.

Thứ hai, quy tắc xử sự được coi là tập quán quốc tế và phải lặp đi, lặp lại nhiều lần, trải qua quá trình dài lâu và được các quốc gia thoả thuận thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình. Kể từ đó tập quán quốc tế trở thành quy phạm pháp lý quốc tế.

Tập quán quốc tế được hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau, lúc đầu được thể hiện thành những quy tắc xử sự chung, do một hay một số quốc gia đưa ra, có thể thông qua tuyên bố của các cơ quan nhà nước hoặc những người lãnh đạo cao nhất của quốc gia, sau đó được các quốc gia cùng áp dụng, cùng thừa nhận và trở thành tập quán pháp lý quốc tế. Quá trình hình thành tập quán pháp lý quốc tế là rất dài lâu và liên tục. Luật quốc tê không chỉ rõ thời gian thời gian cần thiết là bao lâu để hình thành một quy phạm tập quán, trong những thế kỷ trước người ta vẫn thường cho rằng thời gian đó là 50 – 100 năm hoặc nhiều hơn nữa.

Theo quan điểm mới thì trong luật quốc tế hiện đại tồn tại hai loại quy phạm tập quán quốc tế. Trong luật quốc tế hiện đại tồn tại hai loại quy phạm tập quán quốc tế bao gồm:

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Quy phạm thứ nhất mang tính truyền thống, bao gồm các quy tắc xử sự không thành văn, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế quốc tế và được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý ràng buộc mình.

Xem thêm: So sánh giữa Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế

Loại quy phạm thứ hai bao gồm các quy tắc xử sự được ghi nhận, trong một số văn kiện, được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với mình với tư cách là tập quán quốc tế.

Con đường hình thành bao gồm từ thực tiễn sinh hoạt đến việc áp dụng lặp đi lặp lại các quy tắc và thừa nhận pháp lý, thực tiễn thực hiện điều ước quốc tế, thực tiễn thực hiện phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế.

Tập quán quốc tế có thể được hình thành từ thực tiễn hoạt động của chủ thể luật quốc tế cũng như từ sự đồng tình với các nghị quyết mà nội dung nó tuyên bố về sự tồn tại thực tế của quy phạm pháp lý quốc tế. Qua đó sẽ có nhiều cách hình thành khác nhau như : tuyên bố đơn phương của một quốc gia, tuyên bố chung, thông cáo chung, từ phán quyết của toà án quốc tế liên hợp quốc, từ điều ước quốc tế, từ nghị quyết của tổ chức quốc tế [chủ yếu là liên hợp quốc].

1. Giống nhau:

– Cả Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế đều là kết quả trong thống nhất ý chí của các chủ thể. Trong đó, các bên tự do tham gia vào thỏa thuận và đưa ra quan điểm. Các lựa chọn phù hợp được ghi nhận lại và hình thành thỏa thuận chung. Do đó trở thành nguồn chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế. Cũng như trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong giải quyết và hướng dẫn các hoạt động ó tính chất quốc tế. Đặc biệt mang đến hiệu quả trong điều chỉnh quá trình tham gia hợp tác quốc tế của các bên liên quan.

– Tất cả các mục đích trên đều hướng đến những thỏa thuận chung, từ đó xây dựng quyền, nghĩa vụ cho các chủ thể. Từ đó đảm bảo cho lợi ích của các bên xây dựng khi tìm kiếm các hợp tác hay lợi ích từ hợp tác quốc tế. Đặc biệt nhấn mạnh các lợi ích hợp pháp, các quyền lợi pháp lý. Thông qua các ràng buộc nhất định, cũng như cưỡng chế cần thiết.

– Các chủ thể luật Quốc tế đều mong muốn nhấn mạnh lợi ích khi tham gia. Cũng như hướng mối quan hệ quốc tế theo đúng tiến trình tìm kiếm lợi ích của họ. Do đó, đây là những công cụ hiệu quả để điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh. Từ đó, duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể. Đảm bảo hiệu quả và ý nghĩa cho các hoạt động hợp tác quốc tế. Hướng đến xu hướng phát triển cũng như hòa nhập thị trường.

– Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT. Mỗi quy phạm lại là thỏa thuận đã được thông qua và có hiệu lực thi hành. Giúp xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển. Mang đến các lợi thế cho hợp tác, giúp kinh tế thế giới có nhiều thành tựu.

Video liên quan

Chủ Đề