Tác hại của bệnh béo phì là gì

Thừa cân béo phì đang thực sự trở thành nỗi quan ngại của y học, bởi tuổi của người mắc thừa cân béo phì ngày càng trẻ hóa và béo phì mức độ nặng ngày càng gia tăng. Đồng thời, béo phì còn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe và gánh nặng bệnh tật mà nó gây ra.

Béo phì vì sao, ai dễ bị?

Thừa cân béo phì có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dấu hiệu dễ nhận thấy của béo phì là gia tăng trọng lượng và tích tụ mỡ khắp cơ thể, đặc biệt tại vùng eo, bụng, đùi... Nguyên nhân chính của thừa cân béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Các chất dinh dưỡng được cung cấp quá nhiều mà sự tiêu hao lại quá ít dẫn đến tình trạng tích lũy mỡ. Người có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì bao gồm: người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt, bia rượu, người sống tĩnh tại, tuổi trung niên, phụ nữ sau sinh, trong gia đình có nhiều người bị béo phì, dân cư đô thị. Môi trường làm việc văn phòng tĩnh tại, ít vận động hoặc lười tập luyện cũng là nguyên nhân của béo phì. Những người hoạt động thể lực thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lối sống, hoạt động giảm đi nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều cho nên bị béo phì...

Béo phì gia tăng áp lực lên xương khớp.

Béo phì là nguyên nhân của nhiều bệnh

Béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp... Hậu quả của béo phì là sức khỏe kém, năng suất lao động giảm và chất lượng cuộc sống không thoải mái. Cùng với việc làm mất đi vẻ thẩm mỹ, người bị tăng cân và đang gặp tình trạng thừa cân béo phì sẽ có tỷ lệ bệnh tật cao hơn ở người bình thường, đặc biệt là các bệnh mạn tính không lây nguy hiểm.

Tác động tâm lý từ ngoại hình quá khổ: Thừa cân béo phì khiến cơ thể trở nên quá khổ, vì vậy chủ nhân luôn có cảm giác tự ti, cho rằng mình không hấp dẫn khi mất đi sự thon thả và những đường cong. Người thừa cân béo phì thường mất tự tin trong giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông, căng thẳng, kém  linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày... làm giảm sút hiệu quả công việc...

Bệnh xương khớp: Người thừa cân béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Khớp gối, cột sống tổn thương sớm nhất. Người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh gout.

Bệnh lý tim mạch: Người béo phì thường đi kèm với bệnh rối loạn lipid máu hay thường gọi là bệnh mỡ trong máu hoặc cholesterol cao. Khi cholesterol cao gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Mặt khác, ở người béo phì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể và lâu dài gây quá tải cho tim do đó ở người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch. Hiện tại, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên nhân, trong đó rất nhiều ca là biến chứng của bệnh béo phì.

Bệnh tiểu đường: Bệnh béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường týp 2 do gây đề kháng insulin [ hormon điều hòa đường huyết và đưa nhanh glucose vào tế bào để sử dụng] nên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đái tháo đường týp 2 ở người béo phì.

Người thừa cân béo phì dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa: Do béo phì làm cho lượng mỡ dư bám vào các quai ruột gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các chất thải độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa dễ sinh bệnh ung thư đại tràng. Lượng mỡ dư tích tụ ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh xơ gan... Rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.

Béo phì gây suy giảm trí nhớ: Trẻ thừa cân béo phì thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường. Người lớn bị béo phì có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với người bình thường.

Bệnh lý đường hô hấp: Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do “mỡ bám”, người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều.

Rối loạn nội tiết do thừa cân béo phì: Phụ nữ béo phì thường bị rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Nếu có thai nguy cơ đẻ khó, con dễ bị rối loạn chuyển hóa. Nam giới béo phì thường yếu sinh lý, nguy cơ vô sinh.

Béo phì và nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa béo phì và ung thư như: thực quản, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư gan mật và ung thư tuyến tiền liệt.

Giảm cân thế nào cho đúng?

Để giảm tác hại của thừa cân béo phì lên gánh nặng bệnh tật, mục tiêu giảm cân là cần thiết, tuy nhiên với mỗi người cụ thể cần lựa chọn cho mình biện pháp phù hợp. Thông thường sau khi phát hiện các bệnh do béo phì gây ra, họ mới tiến hành luyện tập với tâm lý rất nóng vội muốn giảm cân, dễ dẫn đến tập quá sức. Nhiều người cao tuổi vừa béo phì vừa bị đái tháo đường vừa tăng huyết áp tập luyện vài giờ trong ngày, trong khi chỉ định của bác sĩ chỉ là đi bộ bước nhỏ 30 phút mỗi ngày. Hậu quả có thể là hạ đường huyết, tụt huyết áp đột ngột và có thể ngất xỉu, thậm chí đột quỵ. Tâm lý sợ bệnh tật còn khiến người béo phì có thể bị stress, dẫn đến hiệu quả tập luyện không như mong muốn và có thể mắc thêm chứng trầm cảm. Giảm cân từ việc thay đổi lối sống, tập luyện [chọn môn thể thao phù hợp: đi bộ, chơi cầu lông, đạp xe...] phải diễn ra từ từ và cần sự kiên nhẫn của người bệnh.

Thay đổi chế độ ăn cũng là cách tốt để giảm cân. Thực đơn giảm cân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, trên cơ sở tăng cường chất xơ, uống nhiều nước... Ăn ngủ điều độ giúp tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đồng thời hạn chế được việc cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu của cơ thể. Đặc biệt, người bệnh không tự ý dùng thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc sẽ tác động xấu lên các hệ cơ quan khác của cơ thể, rất nguy hiểm.


BS. HẠNH NGUYỄN

Mặc dù mối liên hệ sinh học giữa béo phì và trầm cảm vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các cơ chế liên hệ có thể bao gồm kích hoạt viêm, thay đổi trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận, kháng insulin và các ảnh hưởng từ yếu tố xã hội hoặc văn hóa.

Có bằng chứng cho rằng mối quan hệ giữa béo phì và trầm cảm là mối quan hệ 2 chiều. Một phân tích tổng hợp của 15 nghiên cứu dài hạn theo dõi 58.000 người tham gia trong 28 năm cho thấy những người béo phì khi bắt đầu nghiên cứu có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn 55% vào cuối giai đoạn theo dõi. Mặt khác, những người bị trầm cảm khi bắt đầu nghiên cứu có nguy cơ bị béo phì cao hơn 58%.

5. Béo phì làm suy giảm chức năng sinh sản

Béo phì có thể ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của sinh sản, từ hoạt động tình dục đến thụ thai.

Béo phì có thể khiến phụ nữ khó mang thai hơn. Không những thế, béo phì còn làm tăng nguy cơ sẩy thai, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nó cũng làm tăng nhẹ khả năng dị tật bẩm sinh ở trẻ. Một thử nghiệm nhỏ cho thấy rằng giảm cân vừa phải giúp cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ béo phì.

Chức năng tình dục và khả năng sinh sản của nam giới cũng bị ảnh hưởng bởi cân nặng. Tỷ lệ mắc chứng rối loạn cương dương tăng lên khi chỉ số BMI tăng. Tỷ lệ số lượng tinh trùng thấp và khả năng di chuyển của tinh trùng kém tăng theo BMI, tương ứng từ 5,3% và 4,5% ở nam giới cân nặng bình thường lên 15,6% và 13,3% ở nam giới béo phì.

6. Tác hại của bệnh béo phì gây cản trở hô hấp

Cân nặng quá mức làm suy giảm chức năng hô hấp thông qua các con đường cơ học và trao đổi chất.

Sự tích tụ mỡ bụng có thể hạn chế sự di chuyển của cơ hoành, cản trở sự giãn nở của phổi.

Sự tích tụ của chất béo nội tạng có thể làm giảm tính linh hoạt của thành ngực, sức mạnh của cơ hô hấp và hẹp đường thở trong phổi.

Cytokine được tạo ra bởi tình trạng viêm mức độ thấp kèm theo béo phì cũng có thể cản trở chức năng phổi.

Hen suyễn và tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ là hai bệnh hô hấp phổ biến có liên quan đến béo phì. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy giảm cân có thể hữu ích khi điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.

7. Béo phì làm suy giảm trí nhớ và chức năng nhận thức

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ. Một phân tích tổng hợp của 10 nghiên cứu bao gồm gần 42.000 đối tượng được theo dõi trong 3 đến 36 năm đã chứng minh mối liên hệ giữa BMI và bệnh Alzheimer. So với ở mức cân nặng bình thường, những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn 42%.

Nêu tác hại của béo phì

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Những người bị bệnh béo phì họ ăn uống như thế nào? Bệnh béo phì có tác hại xấu đến cơ thể ra sao?

Béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, …

Tác hại của béo phì, thừa cân gây nên những bệnh gì và hậu quả nghiêm trọng như thế nào cho sức khỏe? Tìm hiểu ngay để kịp thời phòng tránh và điều trị sớm nhất qua bài viết sau đây. Béo phì hiện nay là căn bệnh chiếm tỉ lệ mắc phải rất cao đấy.

Béo phì là căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Không chỉ là tình trạng thừa mỡ tích tụ trên các cơ quan của cơ thể, béo phì còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Những tác hại của béo phì phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

1. Tác hại của béo phì ảnh hưởng gì tới chất lượng cuộc sống?

1.1. Tác hại của béo phì gây mất tự tin trong cuộc sống

Béo phì khiến cơ thể trở nên kém linh hoạt, từ đó khiến những người béo phì vận động khó khăn hơn những người bình thường trong mọi hoạt động.

Không những thế, vì sự mất cân đối về ngoại hình, rất nhiều người béo phì cảm thấy tự ti trong giao tiếp, không dám xuất hiện và phát biểu trước đám đông. Tác hại của béo phì sẽ ảnh hưởng tới việc khó kết bạn hơn.

1.2. Người béo phì dễ dẫn đến sa sút tinh thần

Một báo cáo nghiên cứu y khoa kéo dài 24 năm tại Thụy Điển đã chỉ ra rằng không thể bỏ qua tình trạng béo phì ở phụ nữ, những phụ nữ có cân nặng vượt quá mức bình thường sẽ có trí thông minh không đạt yêu cầu.

Đối với những phụ nữ thừa cân 60%, họ sẽ bị giảm trí thông minh với mỗi kg mỡ tăng lên. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng béo phì cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ ở phụ nữ cao tuổi. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người béo phì sẽ sản xuất quá nhiều hormone cortisone trong cơ thể, có thể gây tổn thương mô não.

Người béo phì rất dễ bị sa sút tinh thần

1.3. Tác hại của béo phì gây trở ngại về tâm lý

Theo một thống kê, có tới 67% người bị béo phì cảm thấy xấu hổ khi phải tới phòng khám và gặp bác sĩ. Nhiều bệnh nhân béo phì thậm chí không muốn gặp bác sĩ ngay cả khi cảm thấy không khỏe. Thêm vào đó, 50% bác sĩ cho biết bệnh nhân béo thiếu ý chí và không tuân theo việc điều trị.

Không những thế, thanh thiếu niên béo phì thường là đối tượng bị những học sinh khác, thậm chí là chính những người trong gia đình bắt nạt. Tác hại của béo phì và bị trêu chọc thời gian dài gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của người béo phì, thậm chí gây nên bệnh trầm cảm và rất nhiều trường hợp đã tự tử vì không chịu nổi sự kỳ thị và bắt nạt của những người xung quanh.

2. Tác hại của béo phì đến sức khỏe

Không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống, béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sau đây:

2.1. Béo phì dễ gây đau nửa đầu

Một cuộc nghiên cứu diễn ra với sự tham gia của khoảng 4.000 người đã cho thấy:

  • Chỉ số BMI [chỉ số khối cơ thể] càng cao thì nguy cơ mắc bệnh đau nửa đầu càng cao. 
  • Phụ nữ trên 50 tuổi bị béo phì mắc chứng đau nửa đầu trầm trọng nhất trong các nhóm tuổi.

2.2. Tác hại của béo phì gây rối loạn giấc ngủ

Béo phì dẫn đến bệnh gì? Theo một cuộc khảo sát ở Mỹ thì có tới 80% người trưởng thành béo phì gặp rối loạn về giấc ngủ. 

  • Người béo phì ngủ ít dưới 5 tiếng mỗi đêm gây tăng cân nhanh hơn so với người ngủ đủ 7 tiếng. 
  • Thiếu ngủ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim. 
  • Đặc biệt nghiêm trọng hơn, khi người béo phì nằm, chất béo sẽ tăng lên quanh vùng cổ, gây chèn ép đường hô hấp. Tác hại của béo phì nhẹ có thể gây giảm chất lượng giấc ngủ, nặng hơn là chứng ngưng thở khi ngủ.

2.3. Béo phì dễ dẫn đến ung thư

Thừa cân béo phì gây những hậu quả gì? Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất mà thừa cân gây nên là các căn bệnh ung thư. 

  • Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, 34.000 nam giới và 50.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư nguyên nhân do béo phì gây nên mỗi năm.
  • Theo tạp chí The Lancet công bố, 41% bệnh nhân ung thư tử cung liên quan tới béo phì.
  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy 10% các vấn đề về ung thư, mật, gan, thận, ruột kết do trọng lượng cơ thể thừa cân.

2.4. Phụ nữ béo phì ảnh hưởng tới sinh sản

Tiến sĩ Marc Bessler, Bệnh viện New York Presbyterian cho biết tác hại của béo phì là làm giảm khả năng sinh sản. Đây có thể là kết quả của việc thay đổi hormon do các mô mỡ sản xuất. Nhiều trường hợp phụ nữ có thể mang thai sau khi nỗ lực giảm cân và điều trị béo phì.

Thêm vào đó, sản phụ béo phì rất khó sinh mổ. Lượng thuốc gây mê, gây tê phải tăng lên nhiều lần so với sản phụ bình thường. Thành bụng quá dày cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc mổ để lấy em bé ra ngoài. Vết khâu sau khi mổ cũng phải nhiều lớp hơn, lâu lành và dễ nhiễm trùng hơn. 

Phụ nữ bị béo phì dễ giảm khả năng thụ thai

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng cho biết, bà bầu béo phì, đặc biệt là bà bầu có chỉ số BMI trên 35 kg/m2 có nguy cơ sinh non cao hơn. Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết, lượng chất béo dư thừa quá nhiều trong cơ thể làm nóng và suy yếu tử cung. Từ đó, dẫn tới việc sinh non và trẻ sơ sinh gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. 

2.5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não

Trước hết, tác hại của béo phì là dễ bị xơ vữa động mạch lớn, mạch máu não cứng và dễ vỡ dưới tác động của huyết áp cao, gây xuất huyết não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thứ hai, yếu tố ức chế kích hoạt tiêu sợi huyết mô trong máu của người béo phì cũng cao hơn người bình thường. Yếu tố này gây khó tan huyết khối một khi đã hình thành nên người béo phì dễ bị nhồi máu não.

Chất béo tích tụ quá nhiều ở thành mạch vành gây hẹp và xơ cứng lòng mạch, dễ mắc bệnh mạch vành và các cơn đau thắt ngực. Đồng thời người béo phì làm tăng gánh nặng cho tim bơm máu và dẫn đến suy tim.

2.6. Tác hại của béo phì là ảnh hưởng đến chức năng hô hấp

Béo phì làm dày mỡ ở thành ngực và khoang bụng, giảm dung tích sống của phổi, ảnh hưởng đến chức năng thông khí bình thường của phổi. Và vì không đủ thông khí, nó có thể gây ra đa hồng cầu và gây thuyên tắc mạch máu.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể xảy ra tăng áp động mạch phổi, to tim và suy tim nhồi máu. Do sự tích tụ của chất béo, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển của các lông mao trong khí quản, khiến nó không thể thực hiện các chức năng bình thường.

2.7. Tăng nguy cơ mắc sỏi mật, bệnh gút, gan nhiễm mỡ

Đôi khi ăn quá no và đôi khi đói đi kèm với béo phì là điểm chung của bệnh sỏi đường mật và bệnh gút. So với người bình thường, người béo phì có hàm lượng cholesterol trong axit mật nhiều hơn khả năng hòa tan trong mật nên người béo phì dễ bị sỏi cholesterol với tỷ lệ cao.

Tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ là tác hại của béo phì

Theo thống kê, 30% người béo phì bị sỏi mật được tìm thấy trong quá trình phẫu thuật, trong khi người không béo phì chỉ chiếm 5%. Đa số bệnh nhân gút là những người béo phì, quen với chế độ ăn nhiều đạm. Những người béo phì thường đồng thời bị gan nhiễm mỡ. Theo thống kê, tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ ở những người béo phì lên tới 50%, con số này cao hơn rất nhiều so với những người không béo phì.

3. Làm cách nào để giảm nguy cơ béo phì?

Cùng với những tác hại của béo phì, chúng tôi sẽ chỉ bạn những cách để khắc phục tình trạng này, cùng tham khảo nhé.

3.1. Chú ý đến khẩu phần ăn

Khi bạn ăn nhiều calo hơn mức cơ thể cần, lượng dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Kiểm soát cân nặng là một trong những điều quan trọng nhất để duy trì cân nặng. Điều này đúng ngay cả đối với những thực phẩm lành mạnh. Cho dù đó là bánh pizza pepperoni hay cơm gạo lứt với đậu phụ và rau, ăn nhiều hơn cũng sẽ khiến bạn tăng cân. Chú ý đến cảm giác của bản thân bạn khi ăn và hãy dừng lại mỗi khi bạn no chính là một cách để tránh việc ăn quá nhiều.

Ngoài ra, bạn nên làm quen với diện mạo thực sự của khẩu phần được khuyến nghị. Thông thường, chúng nhỏ hơn bạn nghĩ.

Một chiến lược khác là lấp đầy đĩa của bạn với trái cây và rau để bạn có thể cắt giảm lượng calo. Ví dụ, thay vì cắt bát mỳ Ý thành nhiều miếng lớn, hãy cắt đôi và thêm nhiều rau xanh để đĩa lớn hơn.

3.2. Ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm giàu chất xơ

Theo một nghiên cứu thì chỉ cần ăn một chế độ ăn giàu chất xơ [xấp xỉ 10 gam mỗi ngày] là đủ để giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình. Thực phẩm giàu chất xơ cần thời gian tiêu hóa lâu hơn, nó có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng cảm giác no. Bạn càng cảm thấy hài lòng sau khi ăn, bạn càng ít muốn ăn vặt sau đó.

Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, và thậm chí cả các loại hạt và hạt đều là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Tuy nhiên, theo một phân tích trên tạp chí "PLOS Medicine" được xuất bản vào tháng 9 năm 2015, về cân nặng, các sản phẩm giàu chất xơ như quả mọng, táo, lê và các loại rau không chứa tinh bột là những lựa chọn đặc biệt tốt để giảm cân. Chúng không chỉ cung cấp nhiều chất xơ mà còn có hàm lượng calo rất thấp.

3.3. Giảm lượng đường, bột mì tinh chế và đồ ăn nhẹ

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2016, bạn càng ăn nhiều đồ ăn vặt, bạn càng dễ bị béo phì.

Không chỉ bánh quy, bánh quy giòn, khoai tây chiên và thực phẩm nướng có hàm lượng calo rất cao. Mà thực tế là chúng có hàm lượng chất xơ thấp, giàu carbohydrate tinh chế trong thời gian ngắn có nghĩa là chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn và khiến bạn ăn lại sau khi cảm thấy đói bụng. 

Giảm ăn các thức ăn chứa nhiều đường

3.4. Ngừng uống soda [ngay cả soda giảm cân]

Đại học Harvard cho biết, uống một loại đồ uống ngọt như soda, nước hoa quả hoặc trà ngọt mỗi ngày có thể tăng 2,5 kg cân nặng mỗi năm. Điều này là do đồ uống có nhiều đường. Nhưng chúng sẽ không thực sự khiến bạn no, do đó bạn sẽ không thể bù đắp lượng calo đó bằng cách ăn ít hơn.

3.5. Giảm thời gian sử dụng thiết bị thông minh

Thời gian sử dụng máy tính hoặc TV càng lâu, bạn càng có nhiều khả năng bị thừa cân. Ngồi trước màn hình điện tử càng lâu thì chúng sẽ gửi tín hiệu hướng dẫn cơ thể bạn tích trữ chất béo thay vì đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Nó cũng có thể khiến bạn ăn vặt nhiều hơn.

3.6. Di chuyển, vận động nhiều hơn

Nói đến việc giảm thời gian sử dụng thiết bị, bạn nên tìm cách kết hợp nhiều hoạt động hơn vào các hoạt động cả ngày của mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cần tăng cường vận động một giờ mỗi ngày để giảm cân. Bạn càng di chuyển nhiều, bạn càng thúc đẩy cơ thể giảm mỡ thừa tốt hơn.

3.7. Tận dụng tối đa thức ăn ở nhà

Các nhà hàng có xu hướng thêm nhiều chất béo, muối và đường vào thực phẩm và họ cung cấp nhiều khẩu phần hơn, dẫn đến hàm lượng calo cao hơn. Nấu ăn ở nhà cho phép bạn kiểm soát tốt hơn lượng thực phẩm cung cấp cho bạn. Trên thực tế, những người ăn ở nhà năm lần một tuần hoặc nhiều hơn, khả năng thừa cân giảm 28%.

Không cần phải tránh ăn ngoài. Nhưng bạn nên tiết kiệm các bữa ăn tại nhà hàng vào những dịp đặc biệt và áp dụng các chiến lược có thể giúp bạn tránh ăn quá nhiều. Xây dựng thói quen gọi các món ăn kèm rau trong bữa ăn, sau đó chỉ ăn một nửa món chính, và mang nửa còn lại về nhà.

4. Tại sao tập thể hình mỗi ngày mà vẫn không thể giảm cân?

Có rất nhiều lý do khiến bạn dù đã cố tập gym hằng ngày nhưng cân nặng không hề thuyên giảm như:

4.1. Ăn nhiều hơn

Nhiều người tăng cảm giác thèm ăn sau khi tập thể dục, đặc biệt là những người tập thể dục ban đêm và phụ nữ. Khi lượng calo nạp vào lớn hơn lượng tiêu hao thì không thể giảm mỡ được.

Càng ăn nhiều hơn

4.2. Mục đích tập thể dục sai

Nếu mục đích của việc tập thể hình là giảm cân, thì các chương trình bench press, squat và các chương trình kích thích tăng cơ khác là không phù hợp. Vì các bài tập này sẽ làm tăng diện tích cơ cắt ngang và trọng lượng cơ, dẫn đến tăng tổng trọng lượng cơ thể. Nên chọn một số bài tập có sức mạnh nhỏ, chẳng hạn như các bài tập gập người với tạ hoặc các bài tập không trọng lượng [chống đẩy, gập bụng,…] để kích thích các nhóm cơ nhỏ. Từ đó giảm tác động lên vùng cơ chéo và tránh căng cơ quá mức, tăng khối lượng ảo khiến bạn tưởng rằng bạn không thể giảm cân.

4.3. Tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi bị giảm

Giảm béo sai cách sẽ gây ra tác dụng phụ, đó là tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi bắt đầu giảm xuống. Khi cơ bắp mất đi nhanh hơn mỡ, cơ bắp sẽ bị teo đi, dẫn đến giảm tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi.

Tác hại của béo phì gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Chính vì vậy, cần lên kế hoạch giảm cân nặng ngày hôm nay bằng một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên như Luyện tập ngay tại nhà với các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ trên máy chạy thể dục, máy chạy bộ điện,...

Người việt chúng ta có câu nói: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" hay "Có sức khoẻ là có tất cả" và một nhà hiền triết đã từng nói: "Thà làm một kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn một ông vua ốm yếu", vì vậy chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục tại nhà mọi lúc cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ ELIP hoặc xe đạp tập, nếu gia đình khá giả bạn hãy cân nhắc một chiếc ghế massage sau một ngày mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Đối với những phụ nữ thừa cân 60%, họ sẽ bị giảm trí thông minh với mỗi kg mỡ tăng lên. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng béo phì cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ ở phụ nữ cao tuổi. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người béo phì sẽ sản xuất quá nhiều hormone cortisone trong cơ thể, có thể gây tổn thương mô não.

Tiến sĩ Marc Bessler, Bệnh viện New York Presbyterian cho biết tác hại của béo phì là làm giảm khả năng sinh sản. Đây có thể là kết quả của việc thay đổi hormon do các mô mỡ sản xuất.

Nhiều trường hợp phụ nữ có thể mang thai sau khi nỗ lực giảm cân và điều trị béo phì.

Bạn phải chú ý đến khẩu phần ăn hằng ngày của mình, không ăn quá nhiều, không ăn đồ ngọt, không uống soda, không ăn nhiều tinh bột, thức ăn giàu calo, thường xuyên vận động, tập thể dục,...

Có thể bạn càng ăn nhiều hơn sau khi tập thể dục hoặc bạn lựa chọn bài tập sai mục đích, sai phương pháp, hoặc cũng có thể là tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi bị giảm,...

Video liên quan

Chủ Đề