Tại sao khi ngủ dậy đôi khi ta thấy toàn thân mệt mỏi

Cứ mỗi lần bị đau nhức toàn thân khi ngủ dậy đều khiến chúng ta cảm thấy khởi đầu ngày mới thật tồi tệ. Vậy bạn đã biết lí do vì sao khiến bạn rơi vào tình trạng này. Theo dõi những thông tin dưới đây để có câu trả lời bạn nhé.

Cơ thể nhức mỏi sau khi ngủ dậy là điều thường gặp ở tất cả mọi người từ trẻ sơ sinh cho đến người già. Nếu như tình trạng này chỉ thỉnh thoảng mới diễn ra thì có thể không ảnh hưởng lắm đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nếu kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm liền thì đây là cả một vấn đề lớn. Hãy đi khám ngay để biết rõ bệnh tình từ đó tìm cách chữa hợp lý.

Xem ngay:6 bệnh viện chuyên khoa xương khớp tốt nhất ở TP HCM để thăm khám

Nguyên nhân gây đau nhức toàn thân khi ngủ dậy

1. Cơ thể bị chấn thương

Khi đang bị chấn thương thì cơ thể sẽ phản ứng với tình trạng viêm. Điều này có thể dẫn đến đau đớn và khó chịu làm giấc ngủ của bạn vào buổi tối không được ngon giấc. Sáng hôm sau tỉnh dậy thì bạn sẽ thấy toàn thân bị đau nhức, nhất là những vị trí bị viêm, người mệt mỏi, thiếu sức sống.

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được mối quan hệ giữa cơn đau và giấc ngủ rất khăng khít. Ngủ kém khiến cơ thể chúng ta nhạy cảm hơn với cơn đau. Và sự hiện diện của cơn đau khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.

Điều bạn có thể làm để giảm đau nhức toàn thân do nguyên nhân này làkiểm soát cơn đau như một phần và kiên trì điều trị tình trạng bệnh hiện tại.

2. Vấn đề tuổi tác

Khi tuổi đã cao, cơ thể của chúng ta sẽ dần bị lão hóa và suy giảm các chức năng gây nên tình trạng viêm của cơ thể. Viêm toàn thân, viêm cấp thấp là tình trạng hay gặp nhất khi cơ thể lão hóa. Chúng gây nên tình trạng cứng khớp ở người già khi ngủ dậy vào buổi sáng, cảm giác đau âm ỉ kéo dài trong ngày.

Điều mà người bệnh có thể làm là chăm sóc bản thân nhiều hơn về thể chất cũng như tinh thần. Luôn cập nhật tình trạng sức khỏe của mình bằng cách đi khám bác sĩ thường xuyên.

3. Mắc các bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn xảy rakhi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh của cơ thể đối với các tế bào xâm lấn có hại. Hệ thống miễn dịch sẽ gây ra phản ứng viêm gây ra những rối loạn khác nhau cho cơ thể. Một trong những số đó là tình trạngsáng ngủ dậy đau nhức toàn thân. TheoHiệp hội Bệnh tự miễn Mỹ thì có hơn 80 bệnh rối loạn tự miễn đã được xác đinh, bao gồmviêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, bệnh Crohn, bệnh vẩy nến, bệnh viêm ruột, bệnh Celiac,

Với nguyên nhân này thì bạn nên đi khám cụ thể để xác định chính xác căn bệnh mắc phải, sau đó nhờ bác sĩ hướng dẫn cách chữa trị và phòng ngừa.

Nên xem thêm:Nhận biết các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp

4. Chế độ ăn uống chưa thực sự khoa học

Thiếu canxi, sắt hay các loại vitamin C, D, K, trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân khiến nhiều ngườiđau nhức toàn thân khi ngủ dậy. Ngoài ra, thường ăn cácloại thực phẩm kích thích tình trạng viêm bao gồmchất béo và đường trongthực phẩm chiên, thịt đỏ và thịt chế biến, carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt và soda cũng góp phần gia tăng tình trạng này.

Nếu bạnđang trải qua giấc ngủ không ngon, đau, cứng và khó chịu vào buổi sáng, hãy xem xét chế độ ăn uống của mình. Bổ sung thêm các thực phẩm giàucanxi, sắt hay các loại vitamin C, D, K, cho xương khớp trong nguồn thực phẩm nhưcác loại rau, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và cá tự nhiên.

5. Tập thể dục quá nhiều hoặc quá ít

Tập thể dục rất tốt cho cơ thể, tuyệt vời cho sức khỏe cũng như giấc ngủ nếu như áp dụng một cách điều độ, hợp lí. Nhưngnếu bạn tập luyện ít hoặc tập luyện quá thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy cơ thể dễ gặp trục trặc. Đó có thể là cảm giáccơ thể nhức mỏi sau khi ngủ dậy.

TheoViện Y tế Quốc gia và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì mỗi người phải dành ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần để duy trì cơ thể khỏe mạnh.Nghiên cứu cho thấy tập thể dục giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở những người khó ngủ, cũng như giảm một số cơn đau về thể chất trong khi ngủ và giảm mức độ mệt mỏi ban ngày. Hãy luyện tập những bài thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

6. Tư thế ngủ sai cách

Theo BS Huỳnh Bá Lĩnh, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM thì nguyên nhânsáng ngủ dậy đau nhức toàn thân ở nhiều người thường là ngủ sai tư thế. Các thói quennằm co quắp người, vặn vẹo cơ thể, nằm úp, đầu đè lên cánh tay, thườngkhiến cơ bắp, các mạch máu bị chèn ép hay gân cơ căng quá lâu làm sự tuần hoàn máu cũng như cung cấp oxy cho các tế bào cơ kém hẳn đi. Đồng thời lúc này mộtmột lượng lớn axit lactic [thủ phạm gây đau mỏi cơ] được giải phóng. Cơn đau thường gặp nhất là hai bả vai, cánh tayvà cổ, tiếp đến là những nơi có khối cơ dày nhưlưng, hông, sườn.

Chỉ cần bạn thay đổi tư thế ngủ khoa học, ngủ gối kê đầu không quá cao, nằm trên đệm mềm.

7. Tính chất nghề nghiệp

Những người làm công việc văn phòng ít vận động hoặc những người phải làm những công việc nặng khiến cơ bị căng giãn quá mức khiếncác cơ bị thiếu tổng hợp men Adenosin Tri Phosphat. Điều này gián tiếp làm các cơn đau nhức toàn thân xuất hiện vào mỗi sáng ngủ dậy.

Những điều bạn có thể làm được là hạn chế mang vác những đồ vật quá nặng để không làm tổn thương các cơ, hãy chia sẻ công việc này với người khác. Đối với những người ít vận động thì nên cố gắng đi lại thật nhiều.

Trên đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạngđau nhức toàn thân khi ngủ dậy cũng như cách giải quyết theo từng nguyên nhân. Bạn đọc hãy theo dõi thật kĩ để biết cách phòng tránh giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Cảm ơn đã đọc bài viết của chúng tôi!

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

  • Hiện tượng đau nhức toàn thân là bệnh gì, uống thuốc nào mau khỏi?
  • Cảnh giác với hiện tượng đau buốt xương ống chân

Thai phụ nên chú ý tư thế ngủ để không chèn ép cơ và mạch.

Bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết, nguyên nhân đau nhức khi ngủ dậy là nằm ngủ sai tư thế, khiến cơ bắp và các mạch máu bị chèn ép, hay gân cơ căng quá lâu. Lúc này, sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ kém hẳn đi, khiến một lượng lớn axit lactic [thủ phạm gây đau mỏi cơ] được giải phóng. Vị trí đau thường gặp nhất là hai bả vai, cánh tay và cổ, tiếp đến là lưng, hông, sườn - những nơi có khối cơ dày.

Có người đặt câu hỏi: "Tại sao trước đây tôi cũng ngủ như vậy mà không sao, lần này lại bị đau nhức?". Bác sĩ Lĩnh giải thích rằng cơ thể có lúc này lúc khác. Khi cơ thể bị yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn sẽ giảm, khiến việc lưu thông máu và trao đổi oxy giảm sút. Lúc đó, sự chèn ép do tư thế ngủ sẽ như giọt nước làm tràn ly, khiến cơ bắp lâm vào tình trạng thiếu máu quá ngưỡng, không thể tự khắc phục như trước đây.

Các yếu tố thuận lợi gây thiếu máu cơ gồm:

- Thói quen ngồi trước quạt, máy lạnh.

- Đi nắng không đội nón hoặc bị nắng chiếu vào gáy; đi mưa.

- Gội đầu và tắm vào ban đêm.

- Làm những công việc ít vận động [ngồi bàn giấy] hoặc phải ngâm tay chân nhiều trong nước [như giặt quần áo, rửa bát].

- Cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên hoặc có một số bệnh lý nội khoa như thấp khớp, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch.

- Mang thai hoặc mới sinh nở.

- Hút thuốc lá.

Theo bác sĩ Lĩnh, chứng đau nhức khi ngủ dậy hay được bệnh nhân tự điều trị theo các cách sai lầm, chẳng hạn như xoa bóp với các loại dầu nóng, thuốc rượu, kem có chứa mantol, eugenol. Các loại thuốc này có chung đặc điểm là tạo cảm giác nóng trên da. Nó giúp giảm đau tức thời nhưng sau một thời gian ngắn sẽ đau trở lại.

Sai lầm thứ hai là cạo gió, thường được nhiều người ở nông thôn áp dụng với ý nghĩ bị trúng gió, cảm mạo nên mới nhức mình. Việc làm này gây xuất huyết trong cơ bắp, có thể gây tụ máu chèn ép thêm hay tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm đau nhức nặng hơn.

Một số người thấy cứng cổ, cứng lưng lại cố gắng làm các động tác xoay vặn cổ, vặn tay, bẻ lưng. Kết quả đau và cứng nhiều hơn, có người bị cứng cổ luôn.

Các biện pháp phòng ngừa và giảm đau

Xông hơi để làm giãn mạch và giãn cơ; đồng thời kích thích hô hấp để tăng nồng độ oxy trong máu.

Thở oxy nồng độ cao có thể giúp giảm đau nhức.

Việc xoa bóp đúng cách sẽ giúp giãn cơ và tăng cường máu đến cơ bắp, có thể giảm đau, nhưng cần lặp lại nhiều lần trong vài ngày. Nếu chỉ làm một hai lần thì cơn đau sẽ xuất hiện trở lại hoặc không hết hoàn toàn.

Việc dùng thuốc giãn cơ đem lại hiệu quả trong một số trường hợp co thắt nhưng có thể gây tác dụng phụ. Tiêm tê tại chỗ giúp cắt cơn đau tốt, nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây phù nề tại chỗ tiêm.

Nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong vài ngày; bổ sung một số khoáng chất như canxi, kali và các vitamin C, B.

Bác sĩ Lĩnh nhấn mạnh, nguyên tắc phòng ngừa đầu tiên và quan trọng nhất là tránh hết tất cả các yếu tố thuận lợi ảnh hưởng đến việc gây chèn ép hay co thắt mạch máu trong cơ bắp. Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc xoa bóp, chườm nóng trước khi ngủ. Tập thói quen nằm ngủ ở tư thế thoải mái không gây chèn ép bắp thịt.

[Theo Nông Thôn Ngày Nay]

Video liên quan

Chủ Đề