Tên bảng tính chưa được giải quyết

Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn bạn một số cách sửa lỗi #REF! trong Excel. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu cách sửa lỗi #NUM! và lỗi #NULL! trong Excel nhé.

Bài viết liên quan

  • Cách gửi email từ bảng tính Excel bằng Script VBA
  • 10 mẹo và thủ thuật Excel cực kỳ hữu ích mà ai cũng nên biết
  • Top 5 ứng dụng đọc file Excel trên iPhone tốt nhất
  • Cách khoá Sheet Excel
  • Làm sao để chia nhỏ file Excel ?

Ngoài các lỗi như lỗi #N/A hay lỗi ####, lỗi #REF! cũng là lỗi phổ biến trong Excel, tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu một số cách sửa lỗi #REF! trong Excel.

Tên bảng tính chưa được giải quyết

1. Lỗi #REF! trong Excel

Lỗi #REF! Trong Excel xảy ra nếu một tham chiếu không hợp lệ. Trong nhiều trường hợp, lỗi này là do trang tính, các hàng, cột bị xóa hoặc công thức có tham chiếu tương đối bị sao chép sang vị trí khác, trong đó tham chiếu không hợp lệ.

Trong ví dụ dưới đây, công thức trong ô C10 trả về lỗi #REF! khi sao chép công thức vào ô C5:

=SUM(C5:C9) công thức ban đầu trong ô C10

=SUM(#REF) công thức khi được sao chép vào ô E5

2. Ngăn lỗi #REF! xảy ra trong Excel

Cách tốt nhất để ngăn lỗi #REF! xảy ra là trước khi xóa các cột, hàng hoặc trang tính, cần đảm bảo các cột, hàng này không được tham chiếu bởi các công thức trong bảng tính đang làm việc.

Nếu đang sao chép và dán công thức sang ô, cột mới, bạn sẽ phải chuyển đổi tham chiếu ô thành tham chiếu tuyệt đối để ngăn các thay đổi xảy ra trong quá trình sao chép.

3. Cách sửa lỗi #REF! trong Excel

Lỗi #REF trong Excel khó khắc phục hơn so với các lỗi Excel khác vì tham chiếu ô ban đầu đã mất vĩnh viễn. Nếu biết tham chiếu là gì, bạn có thể sửa lỗi bằng tay. Nếu không biết tham chiếu ô là gì, bạn sẽ phải nghiên cứu kỹ bảng tính trước khi sửa lỗi các công thức.

Ngoài ra nếu xóa một cột hoặc ô và thấy xuất hiện lỗi #REF, giải pháp là nên hoàn tác hành động đó ngay lập tức. Sau khi hoàn tác, các lỗi #REF sẽ không còn nữa và được thay thế bằng các công thức ban đầu. Nếu muốn, bạn có thể chỉnh sửa các công thức để loại trừ các cột mà bạn muốn xóa.

Lưu ý: bạn không thể hoàn tác việc xóa một trang tính Excel. Nếu xóa tab bảng tính và thấy hiển thị thông báo lỗi #REF, giải pháp là đóng file lại và mở phiên bản đã lưu cuối cùng. Vì vậy Taimienphi.vn khuyến cáo bạn nên sao lưu bảng tính trước khi xóa một hoặc nhiều sheet khác nhau.

4. Xóa lỗi #REF

Để xóa lỗi #REF khỏi bảng tính, bạn có thể sử dụng chức năng Find và Replace. Sử dụng phím tắt Ctrl + H để mở hộp thoại, sau đó nhập #REF! vào khung Find và khung Replace để trống.

Tên bảng tính chưa được giải quyết

Bạn có thể thực hiện các thay đổi với Find và Replace, hoặc sử dụng Replace All để thay thế tất cả các lỗi #REF cùng lúc.

5. Lỗi #REF! với hàm VLOOKUP

Lỗi #REF! cũng xảy ra với hàm VLOOKUP, khi một cột được chỉ định không chính xác. Trong ảnh màn hình dưới đây, hàm VLOOKUP trả về lỗi #REF! vì không có cột 3 trong phạm vi (phạm vi là B3:C7):

Tên bảng tính chưa được giải quyết

Khi chỉ mục cột được đặt thành giá trị chính xác là 2 thì lỗi #REF! sẽ không còn nữa, hàm VLOOKUP sẽ hoạt động đúng cách:

Tên bảng tính chưa được giải quyết

Lưu ý: nếu hàm INDEX tham chiếu hàng hoặc cột không hợp lệ, nó cũng trả về lỗi #REF.

Lưu ý: bạn cũng có thể thấy lỗi #REF với hàm INDEX khi tham chiếu hàng hoặc cột khôg hợp lệ.

6. Bẫy lỗi #REF! với hàm IFERROR

Trong hầu hết các trường hợp, việc bẫy lỗi #REF! trong một công thức không có ý nghĩa gì, vì lỗi #REF! không phải là lỗi quan trọng. Tuy nhiên, nếu muốn bạn cũng có thể sử dụng hàm IFERROR để bắt lỗi #REF trong trường hợp nếu đang xây dựng các tham chiếu động với hàm INDIRECT.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-sua-loi-ref-trong-excel-46556n.aspx
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách sửa lỗi #REF! trong Excel. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.

Khi làm việc với các ô tính trong Excel, bạn thường thấy những báo lỗi khó hiểu như ####, #REF, #N/A… Nếu không hiểu được ý nghĩa của các lỗi này, bạn sẽ phải mất thời gian để sửa lỗi và làm chậm tốc độ thao tác trên Excel của bạn.

Hãy cùng khám phá và giải mã ý nghĩa của những lỗi thường thấy trong Excel:

1. Lỗi hiển thị: #####

  • Lỗi này thường xuất hiện khi ô tính nằm trong cột quá hẹp, không thể hiện thị hết dữ liệu trong ô. Thông báo lỗi này không ảnh hưởng đến giá trị ô tính mà chỉ gặp vấn đề trong hiển thị kết quả ô.
  • Giải pháp: Thay đổi chiều rộng cột có chứa ô báo lỗi.
  • Lưu ý: Trong một trường hợp ít gặp khác, giá trị trong ô là thời gian hoặc ngày tháng với kết quả âm hoặc giá trị quá lớn để hiển thị được ngày tháng. Khi đó, việc thay đổi độ rộng của cột liên quan không có tác dụng. Bạn chỉ cần thay đổi định dạng ô tính dưới dạng Number để hiện kết quả giá trị số của thời gian hay ngày tháng trong ô tính.

2. Lỗi sai ký tự: #NAME!

  • Đây là lỗi thường gặp khi nhập sai tên hàm, công thức, quên đặt chuỗi văn bản vào dấu kép đôi "" dẫn đến việc Excel không hiểu công thức bạn vừa nhập.
  • Giải pháp: Kiểm tra lại cẩn thận từng ký tự trong công thức từ đầu đến cuối và sửa lại. Ví dụ: =SUN(12,13) | =SUM(A1B2) | =LEN(3hoc) hiển thị lỗi #NAME! được chỉnh tương ứng thành =SUM(12,13) | =SUM(A1:B2) | =LEN("3hoc")
  • Lưu ý: Một số hàm Excel chỉ sử dụng được ở những phiên bản MS Office mới hơn hoặc phải cài đặt thêm thì vẫn hiện lỗi này vì Excel không nhận diện được công thức bạn nhập.

3. Lỗi không tìm thấy dữ liệu: #N/A

  • Lỗi này thường xảy ra khi không tìm thấy hoặc mất dữ liệu, thường gặp khi sử dụng các hàm tìm kiếm VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH…
  • Giải pháp: Kiểm tra lại bảng dữ liệu đối chiếu trong các hàm tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu so sánh trong bảng theo giá trị từ nhỏ đến lớn. Đảm bảo dữ liệu tìm kiếm và đối chiếu phải cùng một kiểu định dạng dữ liệu đồng thời giá trị của dữ liệu tìm kiếm không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất của dữ liệu đối chiếu.

4. Lỗi sai giá trị: #VALUE!

  • Đây là lỗi phổ biến khi nhập giá trị không cùng kiểu dữ liệu (hàm sử dụng số nhưng lại nhập chuỗi văn bản), thừa giá trị (hàm yêu cầu đối số là giá trị nhưng chọn mảng có nhiều hơn 1 giá trị)...
  • Giải pháp: Kiểm tra lại cú pháp hàm để sử dụng đúng từng giá trị tương ứng với đối số của hàm.

5. Lỗi không thể tham chiếu: #REF!

  • Lỗi này thường gặp khi công thức Excel có chứa dữ liệu tham chiếu hoặc liên kết nhưng không thể tìm thấy. Lý do thường là sai liên kết hoặc tham chiếu đến số hàng, cột vượt quá dữ liệu vùng tham chiếu.
  • Giải pháp: Kiểm tra phần dữ liệu tham chiếu hoặc liên kết trong công thức và cập nhật lại.

6. Lỗi số: #NUM!

  • Khi tính toán số trong Excel, khi gặp kết quả quá lớn nằm ngoài khả năng tính toán hoặc giá trị số không phù hợp để sử dụng trong hàm thì Excel sẽ hiện giá trị #NUM!
  • Giải pháp: sử dụng những tính toán với số quá lớn và chú ý điều kiện sử dụng số (số nguyên, số âm hay dương…)

7. Lỗi dữ liệu rỗng: #NULL!

  • Trường hợp bạn chọn không đúng vùng dữ liệu, Excel không thể hiểu chính xác vùng bạn chọn thì kết quả sẽ hiện #NULL!
  • Giải pháp: kiểm tra vùng dữ liệu trong hàm và cập nhật lại. Ví dụ =SUM(A1 B2) cần sửa thành =SUM(A1,B2) hoặc =SUM(A1:B2)

8. Lỗi chia 0: #DIV/0!

  • Lỗi này rất dễ nhận thấy, đó là khi bạn thực hiện phép chia cho 0 hoặc không nhập số chia.
  • Giải pháp: thay đổi số chia khác 0. Ví dụ: =MOD(3,0) phải thay bằng =MOD(3,x) với x là số khác 0.

Nguồn: Tổng hợp từ Internet

Chúc các bạn thao tác thành thạo trên Excel!