Tiểu đường ăn được bánh giò không

Tiểu đường kiêng ăn gì là tốt nhất? Cùng tìm hiểu nhé!

Show

Vai trò của chất bột đường đối với người mắc bệnh tiểu đường?

Chất bột đường, chất đạm và chất béo là những chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trong số ba loại trên, chất bột đường có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu chất bột đường bao gồm tinh bột, đường và vẫn có một lượng chất xơ nhất định. Tinh bột và đường các loại bị phân hủy thành đường hoặc glucose và hấp thu vào máu. Khi người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ quá nhiều bột đường cùng một lúc, lượng đường trong máu có thể tăng lên ở mức nguy hiểm cao.

Dù chất xơ không làm tăng lượng đường trong máu nhưng hàm lượng của nó trong thực phẩm giàu chất bột đường là rất thấp.

Đường huyết cao theo thời gian có thể hủy hoại dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, gây ra nhiều biến chứng như bệnh tim, bệnh thận, võng mạc tiểu đường và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.

Duy trì lượng bột đường vừa phải và ổn định có thể giúp ngăn ngừa đường huyết tăng và giảm đáng kể các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì thế, điều quan trọng là cần tránh các loại thực phẩm được liệt kê dưới đây.

11 thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường

1. Thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường: Đồ uống có đường

Rất nhiều người thắc mắc uống nhiều nước ngọt hoặc ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không. Dù đường không phải là thủ phạm trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường nhưng nó sẽ trực tiếp kéo đường huyết lên cao một cách nhanh chóng.

Đồ uống có đường là sự lựa chọn tệ nhất cho người mắc bệnh tiểu đường. Đầu tiên, chúng có hàm lượng bột đường rất cao. Chẳng hạn như một lon soda 354ml chứa tới 38g bột đường; trà chanh đá ngọt cũng chứa 36g bột đường.

Ngoài ra, chúng còn chứa đường fructose, chất có liên quan chặt chẽ đến sự đề kháng insulin và bệnh tiểu đường. Thực tế, các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường như gan nhiễm mỡ.

Hơn nữa, lượng đường fructose cao trong đồ uống có đường có thể dẫn đến những thay đổi trong việc trao đổi chất làm béo bụng và tăng mỡ máu.

Trong một nghiên cứu về người thừa cân và béo phì, việc tiêu thụ 25% calo từ thức uống chứa nhiều đường fructose dẫn đến tăng đề kháng insulin và béo bụng, tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn và có nguy cơ mắc bệnh về tim. Vì vậy, nước ngọt đứng đầu bảng trong các thực phẩm cần tránh khi bị tiểu đường.

Để giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật, hãy uống nước lọc hay trà không đường thay vì các loại đồ uống có đường.

2. Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa công nghiệp cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Chúng được tạo ra bằng cách thêm hydrogen vào các axit béo chưa bão hòa để làm cho chúng ổn định hơn. Chất béo chuyển hóa có trong bơ thực vật, bơ đậu phộng, bơ mứt các loại, kem. Ngoài ra, các nhà sản xuất thực phẩm thường thêm chúng vào bánh quy và các loại bánh nướng khác để giúp kéo dài thời hạn sử dụng.

Dù chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng lại liên quan đến việc gia tăng viêm nhiễm, kháng insulin và làm giảm HDL – cholesterol tốt, đồng thời làm tổn thương động mạch. Những tác động này đặc biệt đáng quan ngại với người bị bệnh tiểu đường vì họ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.

May mắn là chất béo chuyển hóa đã bị cấm dùng ở hầu hết các quốc gia. Khi mua đồ, bạn tránh chọn sản phẩm có cụm từ “hydro hóa một phần” (partially hydrogenated) trong danh sách thành phần, hạn chế ăn đồ hộp, đồ chế biến sẵn có sử dụng dầu mỡ tái chế.

3. Bánh mì trắng, mì ống và cơm

Bánh mì trắng, cơm trắng và mì ống là các loại thực phẩm có hàm lượng bột đường cao.

Ăn bánh mì, bánh mì nướng và các loại thực phẩm làm từ bột mì đã qua tinh chế khác cho thấy sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Những thực phẩm chế biến này chứa ít chất xơ, làm chậm sự hấp thu đường vào máu.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng mì ống không chứa gluten cũng có khả năng làm tăng đường huyết.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy một bữa ăn có chứa bánh mì nướng với hàm lượng bột đường cao không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn làm giảm chức năng não bộ ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn tâm lý.

Trong một nghiên cứu khác, việc thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì nhiều chất xơ có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn hiệu quả trong việc giảm cholesterol và huyết áp. Vì vậy, tiểu đường ăn bánh mì được không thì đáp án là có nhưng nên là bánh mì đen.

Tin mới

Top 15 Cách Chữa Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc Đơn Giản Tại Nhà

Mổ Sỏi Thận Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm?

Thận Yếu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Suy Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên nhân bệnh tổ đỉa có thể gặp và cách điều trị bệnh tận gốc

Tìm hiểu những triệu chứng bệnh tổ đỉa và cách xử lý hiệu quả cho người bệnh

Vảy Nến Thể Mảng Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Chính Xác?

Vảy Nến Ở Trẻ Em Là Gì? Hướng Dẫn Cách Trị Bệnh Dứt Điểm Cho Trẻ

 Vảy Nến Ở Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh Á Vảy Nến Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Trong dịp Tết người Việt Nam, bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trên bàn thờ, mâm cỗ. Nhưng bánh chưng là loại đồ ăn làm từ đồ nếp, người bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không? Bệnh tiểu đường có nên ăn các loại bánh từ đồ nếp khác như bánh tẻ, bánh nếp không?

Bánh chưng là món ăn mang lại nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe như chất béo, đạm, đường, vitamin (nhân thịt),…

Bánh chưng làm từ gạo nếp thơm dẻo, đậu xanh ngọt bùi, thịt mỡ, dưa hành béo ngậy và được gói ngoài bằng lá dong xanh mướt. Những thành phần của bánh chưng có tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh hiệu quả. Như đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, mịn da. Hành tím giúp trị cảm cúm, nhức mỏi, viêm nhiễm đường ruột,…

Bánh chưng bổ sung nguồn năng lượng dồi dào nhưng không vì thế mà mọi người có thể ăn không kiểm soát. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng đây là loại bánh nhiều người cần phải kiêng bởi một số thành phần trong bánh chưng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Bệnh nhân tiểu đường là loại bệnh cần kiểm soát lượng đường máu vì thế việc ăn uống là điều quan trọng mà bệnh nhân cần quan tâm. “Bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không?” là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc. Sau đây chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp.

Tiểu đường ăn được bánh giò không
Bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng, bánh tẻ, bánh nếp không? (ảnh: Internet)

Tiểu đường ăn được bánh giò không
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!

2. Bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không?

Bánh chưng chứa rất nhiều tinh bột, thành phần chính là gạo nếp; đây là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI = 85), ảnh hưởng không tốt cho người tiểu đường.

Do đó, giải đáp câu hỏi “Người bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không?” như sau: Bánh chưng là loại thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế, đặc biệt trong dịp Tết.

Người tiểu đường nếu ăn vượt quá khẩu phần bánh chưng sẽ rất dễ bị đường huyết sau ăn tăng cao. Trong thời gian dài nếu lượng đường huyết luôn duy trì ở trạng thái cao có thể dễ dàng gặp các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh và chất lượng cuộc sống. Vì thế, trong dịp Tết, người tiểu đường nên hạn chế ăn bánh chưng, nếu ăn thì nên ăn một chút, cân đối tinh bột và các chất dinh dưỡng khác.

Ngoài ra có một lý do khác nữa lý giải việc người tiểu đường nên hạn chế ăn bánh chưng. Đó là do cách chế biến của bánh chưng. Bởi vì, khi tinh bột càng được nấu kỹ thì khả năng hấp thu đường càng nhanh, mà bánh chưng thường được nấu chín trong vòng 8-12 giờ. Thêm nữa, nhân bánh chưng thường được làm bằng thịt có nhiều mỡ là loại thực phẩm người tiểu đường nên hạn chế.

Những người bệnh tiểu đường bị béo phì, biến chứng thận, hoặc bị tiểu đường kèm cao huyết áp và biến chứng bệnh tim mạch thì càng phải hạn chế ăn bánh chưng, nên ăn càng ít càng tốt, do bánh chưng còn ảnh hưởng trực tiếp tới những loại bệnh trên.

Tiểu đường ăn được bánh giò không
Bánh chưng là loại bánh truyền thống của người Việt Nam – Người bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không? (ảnh: Internet)

3. Bệnh tiểu đường có ăn nên ăn bánh tẻ, bánh nếp không?

Bánh tẻ, bánh nếp cũng là loại bánh được làm từ gạo và người tiểu đường nên hạn chế ăn để tránh ảnh hưởng đến lượng đường huyết.

3.1 Bánh tẻ – bệnh tiểu đường có ăn được không?

Bánh tẻ là loại bánh phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc bộ, làm từ gạo tẻ với thịt lợn vai, mộc nhĩ, lá chuối (một số nơi gói bằng lá dong). Đây cũng là loại bánh thường được cúng vào ngày rằm, ngày giỗ, Tết Nguyên đán, nhưng có vùng cũng làm bánh tẻ bán quanh năm nên loại bánh này khá phổ biến đối với mọi người. Người bệnh tiểu đường ăn bánh tẻ nên ăn ở mức vừa phải, do loại bánh này có thành phần tinh bột cao. Bệnh nhân có thể dẫn đến tăng đường huyết sau ăn nếu ăn quá khẩu phần cho phép.

3.2 Bánh nếp là gì? Người bệnh tiểu đường có nên ăn bánh nếp không?

Bánh nếp là tên thường gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi loại bánh này là bánh ít.

Có nhiều công thức làm bánh nếp, làm bánh nếp nhân thịt mỡ, thịt tôm, hay bánh nếp chay nhân đậu xanh mặn, đậu xanh ngọt,…Ăn loại bánh này cũng ảnh hưởng không tốt tới lượng đường máu ở bệnh nhân tiểu đường. Người tiểu đường có thể lựa chọn bánh nếp nhân mặn hay nhân ngọt nhưng phải chú ý khi ăn cả 2 loại. Tốt nhất, có thể trực tiếp gói bánh để giảm bớt lượng đường hay lượng thịt mỡ trong bánh.

Tiểu đường ăn được bánh giò không
Bệnh tiểu đường có nên ăn bánh tẻ, bánh nếp không? (ảnh: Internet)

4. Một số lưu ý khi người tiểu đường ăn bánh chưng, bánh tẻ, bánh nếp

– Chỉ ăn khoảng 100-150g bánh trong mỗi lần ăn và ăn cách nhau ít nhất 8 giờ. Ăn kèm với các loại rau xanh để giảm khả năng hấp thụ đường.

– Thay thế thực đơn tương đương: Nếu người tiểu đường lựa chọn ăn bánh thì nên giảm lượng tinh bột tương đương hấp thụ hàng ngày. Ví dụ ăn khẩu phần bánh chưng thì cắt bỏ lượng cơm tương đương. Ăn 1 góc nhỏ bánh chưng, nghĩa là 1/8 chiếc bánh có giá trị dinh dưỡng tương đương khi ăn 1 bát cơm đầy kèm thức ăn.

– Chú ý đo lượng đường huyết trước và sau khi ăn để xem lượng đường huyết có tăng nhiều không? Nếu tăng thì người bệnh nên hạn chế bớt phần bánh cho lần ăn kế tiếp.

Tiểu đường ăn được bánh giò không
Một số lưu ý khi người tiểu đường ăn các loại bánh (ảnh: Internet)

5. Những món ăn truyền thống bệnh tiểu đường nên chú ý ngày Tết

Những món ăn truyền thống khác trong ngày Tết mà bệnh nhân tiểu đường cần chú ý như:

– Món ăn có nhiều mỡ

Đối với người bệnh tiểu đường, ăn thịt mỡ tác động xấu tới sức khỏe vì thế nên hạn chế ăn.

+ Giò tai (giò thủ), thịt kho tàu, thịt đông là những món ăn nhiều mỡ

+ Lạp xưởng: một cây lạp xưởng tương đương 50g thịt nạc, nhưng khi chế biến lạp xưởng thường cho mỡ và quá nhiều muối, không tốt cho người bệnh tiểu đường. Vì thế người tiểu đường ăn lạp xưởng không được ăn quá 1/2 cây.

+ Đối với giò nạc, chả lụa  người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 50-100g/ 1 lần ăn.

+ Nem rán cũng là món ăn truyền thống trong ngày Tết mà bệnh tiểu đường nên hạn chế.

Trong dịp Tết, với tất cả các món ăn kể trên, người bệnh tiểu đường nên chỉ ăn 1-2 lần với khẩu phần cho phép. Thay vào đó, bệnh nhân có thể lựa chọn một số món ăn khác không kém phần hấp dẫn lại khá an toàn với sức khỏe tiểu đường hơn như: giò bò, cá chép om,…

Tiểu đường ăn được bánh giò không
Hạn chế những món ăn nhiều mỡ (ảnh: Internet)

– Món ăn vặt làm từ đường

Các loại bánh mứt cổ truyền thường được bày biện vào dịp Tết để cả nhà sum họp và thưởng thức. Tuy nhiên, đây là món ăn vặt chứa nhiều đường nên người bệnh nên hạn chế.

Tiểu đường ăn được bánh giò không
Vào ngày Tết, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn những món ăn vặt như mứt (ảnh: Internet)

>> Món ăn vặt cho người tiểu đường

– Các món canh hầm

Món canh măng hầm xương, chân giò ninh thường không có lợi cho người tiểu đường cao tuổi. Người bệnh tiểu đường không nên dùng những loại nước dùng có váng mỡ, có thể uống nước gà luộc. Bệnh nhân uống nước gà luộc khoảng 15 phút trước khi ăn thì lượng đường trong máu sau bữa ăn có thể giảm 1/3 so với bình thường.

Tiểu đường ăn được bánh giò không
Món hầm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng không tốt cho sức khỏe tiểu đường (ảnh: Internet)

>> Cùng tìm hiểu: Bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Những chú ý khi ăn thịt gà.

– Củ kiệu, dưa hành

Các loại dưa muối ăn kèm thức ăn chính trong bữa ăn dịp Tết thường chứa rất nhiều đường và muối. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên hạn chế những thực phẩm này. Người bệnh chỉ nên ăn thưởng thức một chút, ăn mỗi bữa không quá một muỗng.

Tiểu đường ăn được bánh giò không
Củ kiệu, dưa hành là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết, nhưng người tiểu đường phải chú ý khi ăn những thực phẩm này (ảnh: Internet)

– Rượu

Bệnh tiểu đường uống rượu mạnh có thể gây hạ đường huyết đột ngột nếu uống nhiều mà lại không ăn đủ. Thay vào đó, bệnh nhân có thể uống từ 1-2 ly rượu nhẹ, hoặc uống ít hơn 200ml rượu vang.

Tiểu đường ăn được bánh giò không
Bệnh tiểu đường nên uống rượu chừng mực, nên uống rượu nhẹ, tầm 200ml rượu vang (ảnh: Internet)

Bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng không? Thường là câu hỏi của nhiều người bệnh tiểu đường trong dịp Tết gần kề. Người bệnh tiểu đường nên chú ý ăn bánh chưng, bánh nếp, bánh tẻ chừng mực vì đây là những loại thực phẩm có thể làm tăng cao lượng đường trong máu. Càng trong dịp lễ Tết người bệnh tiểu đường càng phải chú trọng trong việc ăn uống hơn để tránh lượng đường trong máu tăng cao và ảnh hưởng xấu tới bệnh tiểu đường, duy trì tình trạng khỏe mạnh.

Bạn đang xem bài viết: “Bệnh tiểu đường có ăn được bánh chưng, bánh tẻ, bánh nếp không?” tại Chuyên mục: “Ngân hàng câu hỏi“.

https://kienthuctieuduong.vn/