Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là gì lớp 9

- Tinh thần yêu nước sôi nổi, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

 

- Thực tiễn đã chứng minh điều đó:

 

     + Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

 

     + Sự hi sinh của các chiến sĩ ngoài mặt trận, của cán bộ công chức, những người phụ nữ, những người cha, người mẹ, của nam nữ công nhân, nông dân, của tầng lớp thanh thiếu niên ở hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.

 

b] Cách cư xử của học trò đối với thầy giáo cũ:

 

- Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn cùng bạn đến mừng sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ.

 

- Cách cư xử của người học trò cũ - Phạm Sư Mạnh thể hiện truyền thông “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

 

c] Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào, như:

 

     + Truyền thống yêu nước;

 

     + Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm;

 

     + Truyền thống đoàn kết;

 

     + Truyền thống nhân nghĩa;

 

     + Truyền thống cần cù lao động;

 

     + Truyền thống hiếu học;

 

     + Truyền thống tôn sư trọng đạo;

 

     + Truyền thống hiếu thảo...

 

- Các truyền thống về văn hoá [các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hoá Việt Nam]

 

- Các truyền thống về nghệ thuật [nghệ thuật tuồng chèo, các làn điệu dân ca..]

 

- Những nghề truyền thống [nghề ươm tơ dệt lụa, nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề khảm trai...]

 

d]  Để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

 

- Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

- Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.


 

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 9

Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

-Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, nhất là khi tổ quốc lâm nguy thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi và mạnh mẽ:

     + Trong quá khứ – các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

     + Sự tiếp nối truyền thống yêu nước: Dũng cảm trong chiến đấu và đảm đang trong lao động sản xuất.

Trả lời:

– Học trò cũ của cụ Chu Văn An tuy làm chức quan to vẫn giữ đúng đạo nghĩa, đến mừng ngày sinh của thầy giáo.

– Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò với thái độ kính cẩn, khiêm tốn, đúng đạo thể hiện sự tri ân đối với thầy giáo cũ.

– Cách cư xử đó thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.

Trả lời:

     + Truyền thống yêu nước.

     + Truyền thống đoàn kết.

     + Truyền thông nhân nghĩa.

     + Truyền thống cần cù , sáng tạo trong lao động.

     + Truyền thống hiếu học.

Trả lời:

– Chúng ta cần tự hào, biết ơn, trân trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành động phá hoại và đánh mất truyền thống dân tộc.

a] Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc;

b] Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa;

c] Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống;

d] Khống tôn trọng những người lao động chân tay;

đ] Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác;

e] Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa;

g] Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc;

h] Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam;

i] Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo;

k] Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật;

l] Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Trả lời:

-Đó là: [a], [c], [e], [g], [h], [i], [l].

Trả lời:

* Lễ hội chùa Côn Sơn

Lễ hội diễn ra theo thời gian hai mùa trong năm: Hội thu: từ 16 – 20/8 âm lịch; Hội xuân: từ 18 – 22/1 âm lịch. Địa điểm tổ chức lễ hội tại xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thông qua lễ hội, nhân dân Hải Dương nhằm suy tôn vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi cùng thiền sư Huyền Quang – Một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm.

* Lễ hội Đền Yết Kiêu

Lễ hội đền Yết Kiêu được tổ chức trong hay ngày là ngày 15/1 và ngày 15/8 [âm lịch] tại thôn Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương với mục đích suy tôn tướng Yết Kiêu – vị danh tướng của Trần Hưng Đạo có tài bơi lặn, đánh giặc.

a] Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá;

b] Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng;

c] Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào;

d] Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển;

đ] Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa;

e] Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

Trả lời:

-Em đồng ý với các ý kiến: [a], [b], [c], [e].

Trả lời:

-Ví dụ: Tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ truyền thống, tham gia quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, cùng chung tay bảo vệ các truyền thống tốt đẹp tại địa phương [tôn sư trọng đạo, Truyền thống nhân nghĩa, Hiếu học; truyền thống anh dũng…]

Trả lời:

– Em không đồng ý với An.

– Vì, Việt Nam có lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, không chỉ có truyền thống đánh giặc ngoại xâm [như ý nghĩ của An].

– Em sẽ nói với An:

     + Nước ta còn nghèo bởi nước ta là một nước nông nghiệp, điểm bắt đầu thấp hơn các nước phương Tây. Tuy nhiên, chúng ta có một tinh thần đoàn kết mạnh mẽ, dũng cảm và luôn phấn đấu không ngừng.

     + Việt Nam có rất nhiều nhân tài và bằng phát minh sáng chế. Nhiều anh chị sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học hàng đầu trên khắp thế giới.

     + Bên cạnh đó chúng ta còn có rất nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Truyền thống đánh giặc chỉ là một trong số những truyền thống cao đẹp đó.

     + Bạn An nên đọc thêm sách, báo và tìm hiểu thêm để thấy hết các truyền thống của dân tộc mình.

     + Được sống trong xã hội hòa bình và thân thiện, chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện để trưởng thành hơn, cống hiến cho đất nước.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần [những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…] hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lời giải:

Chúng ta có nhiều truyền thống đáng tự hào. Chúng ta không chỉ có truyền thống đánh giặc giỏi mà chúng ta có truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động, truyền thống “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, truyền thống đoàn kết để chống giặc và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống “tôn sư trọng đạo”, truyền thống hiếu thảo, thuỷ chung…

Lời giải:

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

Lời giải:

Quét dọn khu di tích lịch sử, tìm hiểu về các truyền thống của quê hương, vận động các bạn cùng làm chung, xây dựng ý thức mọi người cùng bảo về các truyền thống tại địa phương…

A. Tìm hiểu truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

B. Không thích các kiểu trang phục dân tộc.

C. Tham gia các lễ hội truyền thống.

D. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

E. Lên án, ngăn chặn các hành vi làm tổn hại truyền thống dân tộc.

G. Lấn chiếm, làm hư hại các di tích lịch sử – văn hoá.

H. Làm theo các tấm gương ứng xử thể hiện thuần phong mĩ tục Việt Nam.

G. Cho rằng trong thời đại công nghiệp hoá, lao động chân tay không còn quan trọng nữa.

K. Cúng bái, xem bói để biết trước sự việc sẽ xảy ra và tránh điểu xấu.

L. Thờ cúng tổ tiên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D, E, H, L

A. Lan không thích các kiểu trang phục dân tộc vì cho là đã lỗi thời.

B. Tâm rất thích tìm hiểu về các danh nhân văn hoá của dân tộc và kể cho các bạn nghe.

C. Bình không thích xem các loại hình nghệ thuật dân tộc.

D. Vân cho rằng Việt Nam không có truyền thống nào đáng tự hào, vì là đất nước nghèo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi?

1/ Hãy nêu cảm nghĩ của em trước việc sử dụng trang phục áo dài của một số bạn nữ.

2/ Nếu chứng kiến việc đó, em sẽ góp ý với các bạn như thế nào ?

Lời giải:

1/ Áo dài là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Vì vậy, cần phải được gìn giữ chứ không nên làm nó xấu đi trong hoàn cảnh trên.

2/ Nếu chứng kiến cảnh đó, em sẽ khuyên các bạn không nên làm như vậy, vì sẽ làm xấu đi hình ảnh của áo dài.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào ?

3/ Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó, bởi vì đó là lối sống tiêu cực, không có tự tôn dân tộc.

2/ Em sẽ giải thích và giới thiệu cho accs bạn về nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Sau đó, khuyên các bạn nên tìm hiểu và phát huy.

3/ Tuổi trẻ là thế hệ tương lai của đất nước nên cần: tìm hiểu nền văn hóa, truyền thống dân tộc; không được bị dụ dỗ, lôi kéo vào các phản văn hóa…

Câu hỏi

Theo em, ý kiến trên là đúng hay sai ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không đồng tình với ý kiến trên. Theo em, đó là những hủ tục, gây hao phí, tốn tiền của của xã hội nên cần được chấm dứt.

Lời giải:

Những biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong học sinh: học thói ăn chơi, đua đòi, khinh thường những nét văn hóa của dân tộc, tiếp thu các phản văn hóa; quen lối sống hưởng thụ, cá nhân; ích kỉ.

Các bạn cần chăm tìm hiểu về truyền thống dân tộc, đọc sách, báo viết về thời oanh hùng. Bên cạnh đó, cần cảm thấy tự hào, bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc…

Lời giải:

Em hãy tìm hiểu về các truyền thống: yêu nước, dũng cảm, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đảm đang của người phụ nữ Việt Nam… và kể lại cho các bạn của em nghe.

Lời giải:

– Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

– Phấn đấu là con ngoan, trò giỏi.

– Hăng say lao động.

– Có tình yêu nước chân chính, không để bản thân sa ngã hay bị dụ dỗ, lôi kéo….

Trả lời câu hỏi trang 37 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

Câu chuyện trên nói về truyền thống gì của dân tộc Việt Nam? Truyền thống đó được thể hiện như thế nào?

Lời giải:

Câu chuyện trên gợi nhớ về truyền thống ngày Tết, vừa là Tết về mặt xã hội vừa là Tết để tri ân thầy cô. Truyền thống đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay và rất được trân trọng. Vào các ngày tết, ngoài việc tết ông bà, bố mẹ, thì ngày tết cũng là ngày để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo của mình.

Trả lời câu hỏi trang 38 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Truyền thống hiếu học của dân tộc ta được thể hiện như thế nào trong thông tin trên ?

2/ Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta? Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta ?

Lời giải:

1/ Từ thời Vua Lý Thánh Tông [1023 – 1072] là người đã đặt quốc hiệu Đại Việt, thành lập Văn Miếu [1070] và là vị vua có công khai sáng, đặt nền móng cho nền giáo dục Nho học khoa cử Việt Nam. Thời kì này, Phật phái Thảo đường ra đời, là sự dung hoà đẹp đẽ giữa Nho giáo và Phật giáo. Vua Lý Nhân Tông [1066 – 1127] là người mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đó là khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075, đồng thời cũng là người sáng lập Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta. Và rồi truyền thống đó như một sợi dây chỉ đỏ nối dài đến thế hệ ngày nay.

2/ Để phát huy truyền thống hiếu học của đất nước, em cần:

– Cố gắng học thật tốt, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.

– Biết ước mơ chính đáng và thực hiện ước mơ đó.

– Biết chăm tìm hiểu để tìm ra phương pháp học tập hiệu quả.

– Tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao kĩ năng, thêm hiểu biết về xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề