Tuyến lệ nằm ở đâu

Nước mắt được sản xuất bởi tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Các tuyến lệ chính nằm ở góc phần tư trên ngoài của hốc mắt và tạo ra nước mắt theo "phản xạ" khi mắt bị kích thích hoặc cảm xúc. Các tuyến lệ phụ nằm rải rác dọc theo kết mạc của mi mắt và tạo ra nước mắt nền [nghỉ ngơi] để giữ ẩm cho mắt. Nước mắt chảy ra qua hệ thống dẫn lệ [lệ đạo], bắt đầu từ điểm lệ trên và dưới [hai lỗ nhỏ ở góc trong của mí mắt]. Điểm lệ là lỗ mở của lệ quản, dẫn lưu nước mắt vào ống lệ quản chung và sau đó đổ vào túi lệ. Nước mắt tiếp tục chảy qua ống lệ mũi để vào mũi. Van Hasner, một nắp niêm mạc ở đầu xa của ống lệ mũi, ngăn không khí đi vào túi lệ khi xì mũi; van Hasner được gọi là "màng Hasner" nếu nó chưa mở. Nước mắt được nuốt sau khi đi từ mũi vào họng sau.

Ở một số trẻ sơ sinh, các lỗ mở vào ống lệ chưa hình thành đúng cách. Điều này gây ra tắc nghẽn và nước mắt không có chỗ để thoát ra ngoài. Có tới 6% trẻ sơ sinh bị tắc ống dẫn lệ. Tình trạng này được gọi là bệnh viêm túi lệ hoặc tắc nghẽn ống dẫn lệ bẩm sinh, có nghĩa là nó xuất hiện ngay từ khi mới sinh. Ống dẫn lệ bị tắc có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. 
May mắn thay, gần như tất cả các ống dẫn lệ bị tắc đều tự mở ra, thường là khi trẻ được 1 tuổi. Chúng thường không ảnh hưởng đến thị lực của em bé hoặc gây ra bất kỳ vấn đề nào về mắt lâu dài.

Nguyên nhân gây tắc lệ đạo

- Tắc ống lệ mũi bẩm sinh: thường gặp ở khoảng 6% trẻ sơ sinh đến 12 – 20 tuần tuổi. Nguyên nhân thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu xa của ống lệ mũi [van Hasner] còn màng tắc, hoặc do biến dạng ống xương của ống lệ mũi.
- Không có điểm lệ hoặc hẹp điểm lệ nằm ở góc trong của mặt [là điểm khởi đầu của lệ đạo].
- Rò túi lệ mũi bẩm sinh

Một số nguyên nhân hiếm gặp khác:

- Bất thường vùng xương hàm mặt cũng làm tăng khả năng mắc phải tắc lệ đạo, gặp trong hội chứng Down.
- Polyp mũi làm tắc nghẽn đường thoát nước mắt của ống lệ mũi có thể là nguyên nhân gây tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh.
- Khối U: bất kỳ một khối u nào có khả năng gây chèn ép ống dẫn nước mắt đều là nguyên nhân của tắc lệ đạo.

Biểu hiện tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh

-Trẻ hay bị chảy nước mắt sống và ghèn mắt. Hiện tượng chảy nước mắt sẽ nhiều hơn khi trời lạnh, có gió hoặc nắng… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mi mắt. - Mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc do đọng nước mắt ở khe mi, ngấn đầy nước mắt, thậm chí nước mắt rơi thành giọt. - Trẻ hay dụi mắt, đỏ da bờ mi. - Viêm kết mạc [mắt đỏ] kéo dài và tái đi tái lại.

- Khám ấn túi lệ có thể gây trào ngược nước mắt và / hoặc dịch nhầy lên mắt qua điểm lệ.


Chẩn đoán tắc ống dẫn lệ ở trẻ sơ sinh 

Chẩn đoán thường dựa vào khai thác tiền sử và khám đơn thuần. 

Chảy nước mắt có thể không liên tục. Cha mẹ có thể nhận thấy nước mắt trào ra khi trẻ ở trong môi trường kích thích tiết nhiều nước mắt hơn [ví dụ như gió hoặc lạnh] hoặc do sưng niêm mạc mũi khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu các triệu chứng không liên tục và không có dấu hiệu chảy nước mắt bất thường tại thời điểm khám, test biến mất thuốc nhuộm có thể được thực hiện để giúp xác định chẩn đoán. Test được thực hiện như sau: 

● Nhỏ một giọt thuốc tê tại chỗ vào mắt [hoặc sử dụng một giọt huỳnh quang có chứa thuốc gây tê tại chỗ].  ● Nhỏ một giọt nước muối nhuộm huỳnh quang vào cùng đồ dưới của mỗi mắt bệnh nhân.  ● Lau sạch phần nước mắt thừa trên mí mắt.  ● Quan sát bệnh nhân trong năm phút. Không nên dụi mắt; nước mắt chảy ra má không được lau. 

● Sau năm phút, kiểm tra mắt. Tất cả huỳnh quang sẽ chảy vào mũi trong vòng 5 phút nếu hệ thống lệ đạo không bị tắc nghẽn. 

Việc kiểm tra là bình thường nếu phần lớn thuốc nhuộm hết trong vòng 5 phút và bất thường nếu một lượng lớn thuốc nhuộm vẫn còn hoặc đã chảy ra trên mí mắt dưới và xuống má. 

Cách chữa trị đối với trẻ sơ sinh có tắc lệ đạo

- Nếu không có điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo. - Nếu dò túi lệ thì điều trị bằng phẫu thuật đóng lỗ dò.  - Nếu do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi của trẻ mà có chỉ định điều trị phù hợp. + Trẻ tắc lệ đạo trước 3 tháng tuổi: day [mát-xa] vùng túi lệ, không cần thông vì tỷ lệ tự khỏi rất cao trong thời gian này. Vệ sinh mi mắt bằng nước muối sinh lý, nhỏ tại chỗ nếu có dấu hiệu viêm. + Từ 3 đến 8 tháng tuổi: Có thể bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc và day vùng túi lệ tùy theo tình trạng biến chứng hoặc tiến triển của bệnh. + Sau 8 tháng tuổi: Nên thông lệ đạo vì tỷ lệ tự khỏi của bệnh đã giảm xuống dưới 50%.

+ Sau 1 năm tuổi: Thông lệ đạo vẫn có thể không giải quyết được tình trạng tắc, trẻ nên được phẫu thuật nối thông túi lệ-mũi. 

Cách chăm sóc mắt trong thời gian bé tắc lệ đạo

Trong thời gian trẻ được phát hiện có tắc lệ đạo nhưng bác sĩ chưa có chỉ định can thiệp, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé.  Làm ẩm miếng bông sạch hoặc khăn sạch bằng nước ấm [nước sôi nguội, hoặc nước muối sinh lý] và nhẹ nhàng lau từ bên trong góc mắt ra phần ngoài mắt. Với mỗi lần lau, hãy sử dụng một miếng bông mới hoặc phần khăn mới.

Nếu lông mi bị đóng vảy ghèn, làm sạch bằng miếng bông ẩm bằng cách nhẹ nhàng lau theo hướng xuống và từ trong ra ngoài. Nếu các mí bị dính chặt bởi chất tiết, hãy đặt một miếng bông sạch, ẩm ướt lên mắt đó trong 1-2 phút để chất tiết mềm, ra dễ dàng lấy sạch hơn.

Nếu phát hiện mắt bé sưng đỏ, cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám ngay.

Cách day [mát-xa lệ đạo cho trẻ]: Trước khi tiến hành mát – xa, phải đảm bảo tay đã rửa sạch sẽ, móng tay cắt ngắn. Mát-xa nhẹ nhàng góc mắt cho bé, bắt đầu từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển xuống phía mũi. 

Nên thực hiện mát-xa cho bé từ 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút. Việc mát-xa sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn lệ, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và giải phóng điểm bít tắc.

Nếu có các triệu chứng nhiễm trùng, có thể sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Ban tư vấn chuyên khoa Mắt
 Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

 

Trong sinh lý cơ thể người, các tuyến lệ là các tuyến ngoại tiết hình quả hạnh, với mỗi tuyến cho mỗi mắt, tiết ra lớp nước của màng nước mắt. Chúng nằm ở khu vực phía trên của hốc mắt, trong hố lệ hình thành bởi xương phía trước.[1] Viêm tuyến lệ được gọi là dacryoadenitis. Tuyến lệ tạo ra nước mắt sau đó chảy vào các kênh kết nối với túi lệ. Từ túi đó, nước mắt chảy qua ống lệ vào mũi.

Các nhà giải phẫu học chia tuyến thành hai phần, một thùy/phần trên và một thùy/phần hốc mắt.[2] Thùy trên/thùy vòm mắt nhỏ hơn nằm sát mắt, dọc theo bề mặt bên trong của mí mắt; nếu mí mắt trên bị lật ra, có thể nhìn thấy phần này.

Thùy hốc mắt của tuyến lệ, chứa các ống nội bào mịn nối giữa thùy quỹ đạo và thùy trên.[3] Chúng hợp nhất với nhau để tạo thành ba đến năm ống dẫn chính, nối năm đến bảy ống trong phần thùy trên trước khi chất lỏng tiết ra có thể xâm nhập vào bề mặt của mắt. Nước mắt tiết ra được thu thập trong kết mạc cong của nắp trên, và đi qua bề mặt mắt đến lỗ mí mắt, một lỗ nhỏ được tìm thấy ở góc trong của mí mắt. Những giọt nước mắt này chảy qua ống lệ vào túi lệ, lần lượt đến ống thông mũi họng, và đưa nước mắt chảy vào mũi.[4]

Các tuyến lệ cũng có mặt ở các động vật có vú khác, chẳng hạn như ngựa.

  1. ^ Moore, Keith [2018]. Clinically oriented anatomy. tr. 897–900. ISBN 9781496347213.
  2. ^ Machiele, R [tháng 11 năm 2018]. “Anatomy Head and Neck”. StatPearls [Internet]. PMID 30422509.
  3. ^ Machiele, R [tháng 11 năm 2018]. “Anatomy, Head and Neck, Eye Lacrimal Gland”. StatPearls[Internet]. PMID 30422509.
  4. ^ "eye, human."Encyclopædia Britannica. 2010. Encyclopædia Britannica 2010 Ultimate Reference Suite DVD 2010

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tuyến_lệ&oldid=63437126”

Video liên quan

Chủ Đề