Vì sao gọi là tử cấm thành

Niên đại Vĩnh Lạc năm thứ tư đến năm thứ 18, nhà Minh, Minh Thành Tổ bắt đầu xây dựng Cố Cung. Theo dòng lịch sử, có tới 24 hoàng đế hai triều đại Minh, Thanh chấp chính ở đây.

Vì sao gọi là tử cấm thành

(Ảnh: thegioinhadat.com.vn)

Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia, có tường đỏ ngói vàng, long lanh rực rỡ. Vì sao người đời gọi cung điện hoàng gia này là Tử Cấm Thành? Lý giải cho câu hỏi này có ba cách khác nhau: Cách giải thích thứ nhất: Điều này có liên quan đến điển cố “Từ Khí Đông Lai" (khí màu tím đến từ phía Đông). Theo truyền thuyết Lão Tử ra khỏi cửa ải Hàm Cốc, có khí màu tím đến từ phía Đông. Quan giữ thành vừa nhìn thấy hiện tượng này bỗng Lão Tử cưỡi trâu xanh từ từ đi đến. Quan giữ thành biết đó là thánh nhân, liền nhờ Lão Tử viết sách. Đó là sách “Đạo Đức Kinh" nổi tiếng trong thiên hạ. Từ đó, khí màu tím mang hàm nghĩa cát tường, báo hiệu thánh hiền, bậc đế vương, của quý xuất hiện. Bài thơ “Thu Hưng” của Đỗ Phủ có viết:

“Tây vọng Dao Trì giáng Vương Mẫu.

Đông lai tử khí mãn Hãm quan".

Từ đó, người xưa gọi khí cát tường là “tử vân" (màu tím). Chỗ ở của “tiên” trong truyền thuyết gọi là “tử hải”, gọi thần tiên là “tử hoàng”, gọi con đường nhỏ ngoại thành thành Đông Kinh là "tử mạch". Khí màu tím từ phía Đông đến, tượng trưng cho cát tường. Điều đó cho thấy chữ "Tử” trong Tử Cấm Thành" có nguồn gốc (xuất xứ) rất cụ thể. Nơi hoàng đế ở phòng bị nghiêm ngặt, thường dân không được phép đến gần, vì vậy gọi là “Tử Cấm Thành".

Vì sao gọi là tử cấm thành

Ngự lộ khắc đá rồng mây ở Điện Thái Hoà (Ảnh: thegioinhadat.com.vn)

Cách giải thích thứ hai cho rằng, xuất xứ của “Tử Cấm Thành” có liên quan đến mê tín và truyền thuyết.

Hoàng đế tự coi mình là thiên tử, tức con của Thượng đế. Thiên cung là nơi Thượng đế ở cũng là nơi thiên tử trú ngụ.Sách “Quảng Nhã. Thích Thiên” có nói “Thiên cung” còn gọi là “Tử cung” (cung màu tím). Vì vậy, cung điện của hoàng đế ở được gọi là “Tử cung". "Tử cung" cũng gọi là “Tử Vi cung”.  Sách “Hậu Hán Thư” viết: “Trời có cung Tử Vi, là nơi ở của thượng đế, vua lập cung điện cũng gọi như vậy”. Sách “Nghệ Văn Loại Tụ” lại ghi: “Hoàng khung thuỳ tượng, dĩ thị đế vương, Tử Vi chi tắc, hoằng đán di quang” (Nơi ở của hoàng đế phải nguy nga tráng lệ để tỏ uy nghiêm. Nguyên tắc của sao Tử Vi cũng toả sáng khắp nơi).

Cách giải thích thứ ba, xuất xứ của từ “Tử Cấm Thành” có liên quan với học thuyết “Hoàng Viên" (chòm sao) cổ đại. Thời cổ các sao trên trời được các nhà thiên văn chia làm tam viên, 28 tinh tú và các chòm sao khác. “Tam viên” chỉ “Thái Vi Viên”, “Thiên Thị Viên”, “Tử Vi Tinh Viên”. Tử Vi Tinh Viên đại diện cho thiên tử, ở giữa tam viên. Sao Tử Vi Chính là sao Bắc Đẩu xung quanh có rất nhiều sao bao bọc bảo vệ. Thời cổ có thuyết “Thái bình thiên tử ngồi chính giữa, thanh tình quan viên tứ hải phân”

Người xưa coi Thiên tử là chòm sao Tử Vi, vì vậy chòm sao Tử Vi trở thành đất của hoàng cực (hoàng gia), gọi cung điện hoàng đế là “tử cực", “tử cấm", “tử viên”. Cách nói “Tử cấm" đã có từ đời nhà Đường.

Vì sao gọi là tử cấm thành

Điện Thái Hoà trong Cố cung (Ảnh: thegioinhadat.com.vn)

Cố Cung Bắc Kinh rộng 1087 mẫu, chiều dài Nam Bắc 961m,chiều rộng Đông Tây là 753m, chu vi dài 3,5km, có hơn 9000 gian phòng khác nhau trong các cung điện. Tường bao quanh Cố Cung cao hơn 10m. Gọi thành hoàng đế ở là Tử Cấm Thành không những trang nghiêm mà còn có hàm nghĩa “Thành của Thiên tử” (con trời). Khảo sát các công trình kiến trúc trong Cố Cung cho biết điện Thái Hòa tượng trưng cho sự vĩ đại và cao cả của "trời" ở chính giữa Cố Cung và là nơi cao nhất trong Cố Cung. Hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh tượng trưng cho trời và đất liên kết chặt chẽ với nhau. Hai cổng Nhật Tinh và Nguyệt Hoa ở hai bên cung Càn Thanh, Khôn Ninh tượng trưng cho Mặt trời và Mặt trăng. 6 cung Đông Tây tượng trưng 12 tinh tú và các tổ hợp kiến trúc khác biểu thị các vì sao trên bầu trời. Quần thể kiến trúc mang tính tượng trưng này bao bọc hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh biểu thị thiên tử “nhận mệnh trời”- và tính uy nghiêm của Hoàng đế.

(Nguồn Bí ẩn kiến trúc thế giới)

Ít ai biết rằng, "tử" trong Tử Cấm Thành còn mang ý nghĩa từ thành ngữ "tử khí đông lai".

  • Lạc vào "khu rừng đom đóm" kỳ ảo ở Hàn Quốc, đặc biệt nhất là hiện tượng chỉ xuất hiện cuối tháng 6
  • Mẹ già rong ruổi khắp nơi tìm con gái thất lạc 24 năm, cuối cùng đoàn tụ trong nước mắt nhờ một lần hỏi đường
  • Khách sạn giữ kỷ lục Guinness thế giới với hơn 1.300 năm tuổi, bước vào bên trong là không muốn về

Tử Cấm Thành là Hoàng cung của hai triều đại Minh - Thanh (Trung Quốc). Ấn tượng đầu tiên của những ai đến đây tận mắt chiêm ngưỡng hoặc nhìn thấy trên tranh ảnh về Tử Cấm Thành là tường đỏ ngói vàng.

Tử Cấm Thành, hay chính là Cố cung ngày nay có hơn 9.000 căn phòng lớn nhỏ, được bao bọc trong bức tường đỏ rực cao hơn 10 mét.

Khắp nơi trong Cố cung đâu đâu cũng có sắc đỏ chói mắt, vậy tại sao lại gọi là "Tử Cấm Thành"?

Vì sao gọi là tử cấm thành

Vì sao gọi là tử cấm thành

Trong tiếng Trung Quốc, "tử" trong Tử Cấm Thành là màu tím. Nhiều người thắc mắc tại sao không dùng chữ "xích" hay "hồng" (cùng có ý nghĩa màu đỏ) để đặt tên, mà lại dùng chữ "tử" mang màu sắc không hề liên quan như vậy!

  • Vì sao gọi là tử cấm thành

    Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ Trung Quốc

Theo nghiên cứu, "tử" trong Tử Cấm Thành ở đây không chỉ màu sắc, mà chính là quyền uy và sự trang nghiêm.

Tử Cấm Thành có nghĩa là cấm địa của Hoàng cung. Màu tím tượng trưng cho tinh tú, ánh sáng của vì sao trên trời, chứ không phải màu tím đơn thuần như mọi người vẫn nghĩ.

Vậy tại sao tường thành trong Cố cung hầu hết đều mang màu đỏ? Vì màu đỏ hài hòa với vàng kim - màu của Hoàng gia Trung Quốc xưa. Tất cả phối lên một kinh thành xa hoa, tráng lệ, nổi bật nhất vùng đất kinh đô, đồng thời cũng không kém phần trang nghiêm, khiến người ta phải run sợ và khuất phục.

Vì sao gọi là tử cấm thành

Vì sao gọi là tử cấm thành

Ít ai biết rằng, "tử" trong Tử Cấm Thành còn mang ý nghĩa từ thành ngữ "tử khí đông lai".

Cách nói "tử khí đông lai" là thành ngữ xuất phát từ truyền thuyết về Lão Tử trước lúc đi qua Hàm Cốc quan, hay còn gọi là đèo Hàm Cốc. Khi đó, Doãn Hỉ nhìn thấy có luồng khí màu tím (tử khí) xuất hiện từ phía đông, biết rằng sẽ có thánh nhân qua đèo. Quả nhiên, Lão Tử cưỡi trâu xuất hiện ở phía đông. Người xưa cho rằng đây chính là dấu hiệu của vận may, cát tường. Từ đó người ta sử dụng "tử khí đông lai" để nói về sự may mắn.

Hàm Cốc quan là một đèo quan ải chiến lược, giữa tuyến đường chia tách thung lũng sông Hoàng Hà và Vị Hà - cái nôi của nền văn minh Trung Quốc và là nơi có kinh đô lâu đời qua nhiều đời Hoàng đế, Tây An. Nó nằm ở bờ phía nam sông Hoàng Hà, về phía đông của Ngạc Nhĩ Đa Tư ở đầu Đồng quan, Thiểm Tây.

Vì sao gọi là tử cấm thành

Vì sao gọi là tử cấm thành

Đồng thời, "tử" trong Tử Cấm Thành cũng là biểu tượng của sự trân quý, địa vị cao nhất của Hoàng cung.

Được biết, nguyên liệu có thành phần màu tím thời bấy giờ vô cùng đắt đỏ. Để nhuộm màu tím cho vải vóc phải qua nhiều công đoạn xử lý khó khăn. Chính vì vậy, không phải ai cũng mua và mặc được quần áo màu tím. Thời bấy giờ, rất nhiều quan thần cấp cao lựa chọn màu tím vì nó tượng trưng cho địa vị cao sang, quyền quý và giàu có.

Do đó, cái tên Tử Cấm Thành không có ý nghĩa xuất phát từ màu sắc đơn thuần, cũng không vì thấy màu đẹp nên mới dùng đặt tên, mà hoàn toàn vì ngụ ý sâu xa hơn. Điều này thể hiện sự uyên bác, thâm sâu trong tư tưởng và kiến thức văn tự của người Trung Quốc xưa.

Sự hiện diện của Tử Cấm Thành là quyền lực tối thượng của Hoàng gia triều Minh - Thanh. Quy tắc vô cùng nghiêm ngặt nên bách tính thường dân khó có thể tiếp cận Hoàng cung. Chỉ một số văn võ đại quan có thể ra vào cung để thượng triều, bàn việc chính sự trọng đại.

(Nguồn: Sohu)

https://afamily.vn/giai-ma-ten-goi-tu-cam-thanh-cua-co-cung-tuong-do-ngoi-vang-nhung-lai-dung-chu-tu-mang-y-nghia-mau-tim-20220627131132536.chn