Vì sao nga bị cấm vận

Châu Âu chia rẽ về biện pháp trừng phạt Nga

Sau khi thông qua và áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt chưa từng có nhằm vào Moscow chỉ trong một vài tuần, EU hiện đang chia rẽ về các biện pháp tiếp theo mà liên minh này có thể thực hiện với Nga.

Ảnh minh họa: Reuters

Một số quốc gia, chẳng hạn như Đức, ủng hộ việc tạm dừng trừng phạt để đánh giá tác động của các lệnh trừng phạt trước đó và khắc phục những thiếu sót. Tuy nhiên, những nước khác như Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic lại cảnh báo việc dừng trừng phạt có thể bị coi là EU đã dừng gia tăng sức ép lên Nga nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

"Châu Âu không thể thể hiện sự mệt mỏi khi cuộc chiến ở Ukraine vẫn chưa kết thúc. Chúng ta không thể dừng áp đặt các biện pháp trừng phạt", Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis nói với báo giới ngày 21/3 trong cuộc gặp với những người đồng cấp EU ở Brussles.

Cho tới nay, các nước EU vẫn chưa thể nhất trí về việc liệu có tiến hành động thái mạnh mẽ tiếp theo như cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga hay không, bất chấp lời kêu gọi từ Ba Lan và các nước vùng Baltic.

Cả Mỹ và Pháp đều cho rằng Moscow sẽ đối mặt với các lệnh trừng phạt lớn nếu nếu sử dụng các vũ khí không theo quy ước trong cuộc chiến ở Ukraine. Dù vậy, Cao ủy về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã hạ thấp kỳ vọng các biện pháp trừng phạt mới sẽ được thông qua trong Hội nghị Thượng đỉnh tuần này.

"Các nhà lãnh đạo sẽ một lần nữa cân nhắc về những gì chúng ta có thể tiến hành liên quan đến các lệnh trừng phạt. Tôi không nghĩ sẽ có một quyết định chính thức về gói trừng phạt mới", ông Borrell nói.

Hai nguồn tin thân cận cũng đã nhận định với CNBC rằng EU không thể áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ Nga ngay lập tức mặc dù Mỹ đã quyết định thực hiện lệnh hạn chế trên vào đầu tháng này. Năm 2020, dầu mỏ Nga chiếm 25% lượng dầu mỏ mà châu Âu nhập khẩu.

Trong khi Ba Lan và các nước vùng Baltic ủng hộ mạnh mẽ việc hạn chế mua dầu mỏ Nga thì các quốc gia khác, đáng chú ý nhất là Đức và Hungary lại bày tỏ quan ngại về việc động thái trên sẽ ảnh hưởng tới giá dầu.

"Chỉ có số ít các quốc gia ủng hộ cấm vận dầu mỏ", một quan chức EU giấu tên tiết lộ với CNBC.

Quan chức EU giấu tên thứ hai thì cho rằng: "Việc thảo luận vẫn sẽ tiếp tục nhưng chưa có quyết định nào được đưa ra trong tuần này trừ khi Tổng thống Putin hành động mạnh tay hơn".

Trong khi các nước châu Âu thảo luận về những bước đi tiếp theo, Ủy ban châu Âu đang chuẩn bị gói trừng phạt thứ năm để nó có thể được thông qua nhanh chóng nếu cần thiết.

VOV.VN - Mỹ và Liên minh châu Âu [EU] sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới với Nga và thắt chặt các biện pháp hiện tại sau chuyến công du sắp tới của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Brussels, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho hay.

Vì sao EU chưa thể cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga?

Những biện pháp trừng phạt mà châu Âu có thể áp đặt lên Nga là bổ sung 2 ngân hàng lớn của Nga gồm Sberbank và Gazprombank vào danh sách các tổ chức bị cấm tiếp cận hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Các chính phủ EU cũng đã đưa ra những đề xuất của mình. Ba Lan kêu gọi cấm hoàn toàn các hoạt động thương mại với Nga. Những quốc gia khác như Đan Mạch đang tăng cường đưa ra những hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với việc tàu Nga tiếp cận các cảng biển châu Âu.

Tuy nhiên, những câu hỏi lớn vẫn chưa được trả lời, trong đó có việc liệu gói trừng phạt mới có bao gồm lệnh hạn chế nhập khẩu năng lượng Nga hay không. Brussels đang cân nhắc đến lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ như một bước đi đầu tiên nhằm khiến Nga giảm đi nguồn thu từ năng lượng, song một số quốc gia EU khác lo ngại Nga sẽ phản ứng động thái trên bằng cách cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt sang châu Âu.

Một nhà ngoại giao EU bày tỏ hy vọng vào tháng 6/2022, EU sẽ có đủ nguồn năng lượng thay thế để cân nhắc nghiêm túc đến việc cấm vận dầu mỏ Nga. Mặc dù vẫn chưa có khung thời gian nào được nhất trí nhưng các nước EU đều có những mục tiêu khác nhau. Đức và Hà Lan cho biết EU phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga do đó không thể cắt hoàn toàn những nguồn cung này ngay lập tức.

"Câu hỏi cấm vận dầu mỏ không phải câu hỏi liệu chúng ta muốn hay không mà là câu hỏi chúng ta phụ thuộc vào nó như thế nào. Đức đang nhập khẩu rất nhiều dầu mỏ Nga và cũng có các nước thành viên khác không thể dừng nhập khẩu dầu mỏ trong ngày một ngày hai", Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhận định với báo giới.

Trước đó, điện Kremlin cảnh báo lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga mà một số nước châu Âu đang cân nhắc sẽ có tác động trực tiếp tới tất cả các bên.

Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, lệnh cấm vận dầu mỏ Nga "là quyết định sẽ 'đánh vào' tất cả mọi người”.

"Lệnh cấm này sẽ có tác động vô cùng nghiêm trọng đến thị trường năng lượng thế giới và có tác động rất tiêu cực đến sự cân bằng năng lượng của châu Âu". Ông Peskov cũng cho rằng Mỹ chịu ảnh hưởng bởi lệnh cấm trên ít hơn so với châu Âu.

Ngày 21/3, Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó cũng cảnh báo sẽ ngăn chặn các lệnh trừng phạt liên quan đến năng lượng.

"Chúng tôi sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt có thể gây rủi ro về nguồn cung năng lượng cho Hungary".

Một yếu tố khác cũng đang phủ bóng lên việc ra quyết định của EU là câu hỏi các biện pháp trừng phạt trên sẽ kéo dài bao lâu. Trong khi thời gian và kết quả của cuộc chiến ở Ukraine vẫn chưa rõ thì các nước châu Âu sẽ phải tính tới việc bất kỳ biện pháp trừng phạt nào mà họ thực hiện có thể sẽ có hiệu lực trong một vài năm. Vì thế, đó sẽ là một vấn đề đặc biệt nan giải nếu thực hiện các biện pháp trừng phạt về năng lượng bởi việc này sẽ khiến châu Âu phải trải qua mùa đông lạnh giá đầy khó khăn./.

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến nóng đáng lưu ý trong tình hình chiến sự Nga-Ukraine ngày 22/3/2022.

Cuộc chiến tài chính của Tehran với phương Tây đã bắt đầu cách đây hơn 40 năm, kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 lật đổ Shah Mohammad Reza Pahlavi, người được Mỹ bảo trợ. Ngay lập tức Mỹ áp lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Iran, ngân hàng Mỹ đóng băng các khoản tiền gửi của Iran, áp đặt lệnh cấm mua bán vũ khí và cấm tất cả mặt hàng xuất khẩu của Iran, bao gồm cả thực phẩm, thuốc men.

Sau này, Mỹ từng dỡ bỏ một số lệnh cấm vận, song lại bổ sung thêm các biện pháp trừng phạt với các cáo buộc khác đối với Iran, như: Vi phạm nhân quyền, phát triển chương trình vũ khí hạt nhân, tài trợ khủng bố...

Iran đã bị ngắt khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, bị ngắt kết nối với các ngân hàng phương Tây, bị cấm toàn bộ hoạt động giao dịch thương mại bằng USD, bị từ chối tiếp cận với công nghệ và các nguồn vốn đầu tư.

Khu chợ truyền thống Grand Bazaar tại thủ đô Tehran, Iran. Ảnh: Getty Images

Tài sản của Ngân hàng Trung ương Iran bị đóng băng, ngành sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ sụp đổ, thực phẩm và hàng hóa trong nước tăng giá.Nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Sau vòng trừng phạt đầu tiên vào thập niên 1980, GDP nước này đã sụt giảm 25 điểm phần trăm, lạm phát tăng vọt...

Năm 2015, Tehran đã thực hiện một thỏa thuận với các bên trong nhóm "6 nước": Đổi lại việc Iran đồng ý cắt giảm chương trình hạt nhân, Mỹ và phương Tây cam kết sẽ dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt.Nhưng khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và gia tăng các lệnh trừng phạt.

Tổng cộng, Washington đã áp đặt hơn 950 lệnh trừng phạt đối với Iran, tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế nước này. Vào thời điểm đó, đồng nội tệ của Iran mất giá, lạm phát tăng 60%.Nhưng sự sụp đổ mà Nhà Trắng hy vọng đã không xảy ra.Nền kinh tế Iran đã đối phó và sau một vài năm bắt đầu phát triển.Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Iran đạt 3,1%, năm nay dự báo đạt 2,4%.

Tehran một mặt thích nghi với các lệnh trừng phạt, mặt khác tiếp tục thiết lập các thị trường thay thế nhập khẩu và định hướng lại nền kinh tế. Người Iran, trước làn sóng lạm phát cao và hạn chế rút vốn ra nước ngoài, đã ồ ạt đầu tư vào sản xuất trong nước.Các nhà đầu tư nội địa đã cứu các công ty khỏi phá sản, và 3 năm trước, Sở giao dịch chứng khoán Tehran đã trở thành thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhất thế giới.

Thông qua trung gian từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất [UAE] và Thổ Nhĩ Kỳ, Iran có được nguồn cung sản phẩm từ các nhà sản xuất phương Tây, từng bước thay thế các ứng dụng mạng xã hội của phương Tây bằng các đối tác địa phương: Cloob thay vì Facebook, Aparat thay vì YouTube.

Iran đã không rơi vào trì trệ.Theo chỉ số phát triển con người, từ năm 2005 đến 2019, Tehran đã tăng 28 bậc, đứng thứ 70 trên thế giới; tuổi thọ trung bình tăng 7 năm, lên 77 tuổi.Iran chuyển hướng xuất khẩu dầu sang Trung Quốc.

Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại chính của Tehran, tiếp theo là UAE, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.Qua Trung Quốc, Iran đã có thể tiếp cận với công nghệ.Tiền mã hóa trở thành một phần của hệ thống tài chính quốc gia Iran. Trong nhiều thập kỷ gánh chịu các lệnh trừng phạt, Iran đã nhiều lần chứng minh rằng có trở ngại thì cũng có cách để vượt qua.

Nga hiện cũng đang trong tình trạng tương tự với Iran những năm qua. Tuy nhiên, với bài học nhãn tiền từ Iran, Nga hy vọng có thể tránh được viễn cảnh siêu lạm phát và sự sụp đổ của đồng ruble.Mười năm trước, GDP của Iran là 600 tỷ USD, còn của Nga là 1,5 nghìn tỷ USD. Nga có dự trữ ngoại tệ và nguồn thu từ thuế lớn hơn Iran nhiều, song lại ít phụ thuộc hơn Iran vào dầu mỏ.

Kể từ năm 2014, một số ngành công nghiệp của Nga đã được định hướng đầu tư vào nội địa thay thế nhập khẩu, một hệ thống thanh toán tương tự như SWIFT cũng được vận hành, Ngân hàng Trung ương Nga đã rút một phần đáng kể tài sản dự trữ từ các nước phương Tây.

Bài học từ Iran cho thấy tất cả hệ thống hỗ trợ hoạt động kinh tế nên có đối tác trong nước-đây là cách dịch chuyển cơ sở công nghiệp sang mảng dự phòng. Nga đã có hệ thống thanh toán riêng, mạng xã hội riêng và các cửa hàng trực tuyến thay thế các ứng dụng phổ biến của phương Tây.

Nga và Iran là hai quốc gia khác biệt về nhiều mặt: Vị thế kinh tế, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu... nên cũng sẽ có những cách thức ứng xử khác nhau.Chưa kể, nền kinh tế Nga đã hội nhập sâu rộng với toàn cầu đến mức bất kỳ đòn nào giáng vào nó cũng sẽ tác động lập tức tới thị trường toàn cầu. Điều này được thấy rõtrong những ngày qua,mức giá tăng vọt của nhiên liệu, lúa mì và phân bón-những lĩnh vực Nga dẫn đầu.

HÀ PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề