Vườn quốc gia côn đảo phân bố ở đâu

Nằm ở phía Đông Nam tỉnh BR-VT, Vườn Quốc gia Côn Đảo (VQGCĐ) trong khu vực quần đảo Côn Sơn có gần 6.000ha trên cạn và 14.000ha đất ngập nước cùng các hệ sinh thái: Rạn san hô, rừng ngập mặn, cỏ biển... được bảo tồn khá nguyên vẹn. Vùng nước nông ven đảo cũng là nơi phân bố nhiều loài động vật quý, như: rùa biển, cá heo, bò biển (dugong)...

Vườn quốc gia côn đảo phân bố ở đâu
Lực lượng kiểm lâm VQGCĐ thả 2 cá thể rùa quý hiếm về tự nhiên tại khu vực biển Vịnh Đầm Tre (huyện Côn Đảo).

Năm 1993, VQGCĐ được thành lập theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay VQGCĐ đã phát triển, xứng đáng với chức năng, nhiệm vụ của một đơn vị quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, biển, bảo tồn đa dạng sinh học, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Côn Đảo nói riêng và tỉnh BR-VT nói chung và đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của cả nước.

Theo ông Trần Đình Huệ, Phó Giám đốc VQGCĐ, nơi đây có thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, từ những loài sống trên cạn đến những loài sống dưới nước, hơn 370 loài thân gỗ, hơn 100 loài cây dây leo, hơn 200 loài thảo mộc có lợi, cùng với 30 loại hoa phong lan khác nhau phân bố rải rác trên đảo. Tài nguyên thực vật rừng đã thống kê, xác định 1.077 loài thực vật bậc cao, trong đó có 44 loài được tìm thấy ở Côn Đảo lần đầu tiên và 11 loài được các nhà khoa học lấy tên Côn Sơn đặt cho, như: dầu Côn Sơn, bui Côn Sơn, đọt dành Côn Sơn,... Hệ động vật rừng có 160 loài, trong đó 29 loài thú, 85 loài chim, 38 loài bò sát và 8 loài ếch. Có 3 loài động vật đặc hữu của Côn Đảo là: sóc đen, thạch sùng và khỉ đuôi dài. Tài nguyên đa dạng sinh học biển rất phong phú, đa dạng, với 1.725 loài sinh vật biển. Sự cách ly về địa lý là yếu tố tạo nên sự đa dạng về các hệ sinh thái, phong phú về thành phần loài và tính đặc hữu cao tại Côn Đảo. 

Vườn quốc gia côn đảo phân bố ở đâu
Lực lượng kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo thả rùa con về tự nhiên tại hòn Bảy Cạnh (huyện Côn Đảo).

Về đa dạng sinh thái, vùng nước nông Côn Đảo có cả rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Trong đó, rạn san hô quần cư là khá phổ biến, có thể tìm thấy ở hầu hết vùng ven đảo. Cỏ biển tuy không phân bố rộng nhưng tập trung trên diện tích lớn, khoảng trên 200ha. Đa dạng sinh thái tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài sinh vật quý hiếm. 

Hiện nay, Côn Đảo là vùng có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam, với 2 loài thường gặp là đồi mồi và tráng đông. Có 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa, trong đó có đến 4 bãi được ghi nhận là có 1.000 rùa mẹ lên đẻ hàng năm. Côn Đảo cũng là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển (dugong) có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.

Từ năm 1995 đến nay, thực hiện dự án Cứu hộ rùa biển do Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) hỗ trợ, VQGCĐ đã cứu hộ hơn 21.000 tổ trứng rùa biển, có 1,5 triệu rùa con đã nở và thả về biển, tỷ lệ trứng nở trên 80%, đeo thẻ theo dõi đặc tính sinh học hơn 2.000 cá thể rùa trưởng thành. Năm 2009, VQGCĐ được Trung tâm sách kỷ lục quốc gia Việt Nam xác lập kỷ lục là nơi ấp thả về thiên nhiên nhiều rùa biển nhất Việt Nam; xác lập kỷ lục là nơi duy nhất ở tỉnh BR-VT có đầy đủ các dạng sinh thái.

Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, VQGCĐ được ngân hàng thế giới đưa vào danh sách các vùng ưu tiên cao nhất trong hệ thống các khu bảo tồn biển toàn cầu. Năm 2013, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận VQGCĐ là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế thứ 2.203 của thế giới và Khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam, thỏa mãn 5 tiêu chí theo công ước Ramsar, gồm: mẫu chuẩn về sự độc đáo, hiếm và đại diện cho một kiểu đất ngập nước tự nhiên ở vùng biển phía Đông - Nam của Việt Nam và của khu vực; là nơi phân bố của các loài cực kỳ nguy cấp và các quần xã sinh thái đang bị đe dọa; đóng vai trò hỗ trợ cho các loài động, thực vật có ý nghĩa trong việc duy trì đa dạng sinh học quan trọng tại Việt Nam và của khu vực; hỗ trợ cho các loài động, thực vật đang trong giai đoạn quyết định vòng đời, là nơi trú ẩn cho các loài này khi chúng gặp điều kiện nguy hiểm; là nơi cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật thủy sinh, là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và đường di cư mà nhờ đó các loài động vật này có thể sinh sôi, nảy nở tại khu vực biển phía Đông - Nam của Việt Nam và của khu vực.

MAI NGỌC

;

Vườn quốc gia Côn Đảo là khu bảo tồn nằm ở phía Bắc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Được thành lập vào năm 1993, với diện tích 150,43 km², đây là nơi có hệ động thực vật vô cùng phong phú.

Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi bảo tồn thiên nhiên và tìm hiểu về sinh thực động vật. Mọi người cùng tham quan nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường Vườn quốc gia nói riêng và Côn Đảo nói chung, để sau này luôn có một Côn Đảo trong sạch đẹp cho con người và các loại sinh vật sinh sôi.

Vườn quốc gia côn đảo phân bố ở đâu

Cổng vào Vườn quốc gia Côn Đảo và phòng vé sát bên lối vào

Hệ động thực vật đặc trưng của Vườn Quốc gia Côn Đảo là các loài sinh vật biển, trong đó đặc sắc nhất là hệ thống san hô và đặc biệt là rùa biển.

Vườn quốc gia côn đảo phân bố ở đâu

Vé tham quan Vườn quốc gia Côn Đảo có giá 60.000đ/ người

Năm 2006, một phái đoàn đại diện cho UNESCO Việt Nam đã đến thăm khu vực vườn quốc gia này để khảo sát và đánh giá cao sự đa dạng sinh học của hệ thống tự nhiên nơi đây.

UNESCO tại Việt Nam cho rằng VQG Côn Đảo đủ điều kiện để trình và công nhận là di sản hỗn hợp thiên nhiên, văn hóa.

Tips: Đi bộ xuyên rừng quốc gia Côn Đảo theo đường bê tông hướng tây bắc sẽ đến được Bãi Bàng, đoạn cuối hơi dốc, bãi nhiều đá, đẹp, không thích hợp để tắm.

Bãi Bàng có bờ biển đá đẹp, san hô gần bờ. Tuy không có bãi cát dài như các bãi tắm khác nhưng là điểm ngắm san hô gần bờ đẹp nhất ở Côn Đảo.

Dù đường đi trong rừng đã được lát đá hoàn chỉnh, dễ đi nhưng phải mất hơn một giờ để đến đây. Rất đáng để tốn công vì bãi biển tuyệt đẹp; cát trắng, sỏi tròn, nước trong, thường là không có người.

Vườn quốc gia côn đảo phân bố ở đâu

Cảnh Suối Bãi Bàng – Thác Hoài Dương và Bãi Bàng nhìn ra Hòn Tre Nhỏ

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Văn hóa – Thông tin và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu lập hồ sơ để sớm trình UNESCO.

Thành phần thực vật Côn Đảo tương đối phong phú và đa dạng với khoảng 882 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó thân gỗ có 371 phong lan 30 loài tồn t ại, dây leo có 103 loài và 202 loài thảo mộc,…

Vườn quốc gia côn đảo phân bố ở đâu

Đường đi đá hộc len lõi đi sâu vào trong Vườn quốc gia Côn Đảo

Tại Vườn quốc gia Côn Đảo có 44 loài thực vật lần đầu tiên được tìm thấy trên thế giới, có 11 loài đầu t iên được các nhà khoa học đặt tên gắn liền với Côn Sơn.

Vườn quốc gia côn đảo phân bố ở đâu

Ngã ba chia ra lối đi xuống Bãi Bàng và Bãi Đất Thắm

Đặc biệt có loài lát hoa, găng néo được xếp vào danh mục quý hiếm cần bảo tồn nghiêm ngặt.

Ghi nhận hệ động vậy ở rừng Côn Đảo tính đến hôm nay là 144 loài, với lớp thú có 28 loài, lớp chim chiếm 69 loài, 39 loài bò sát và 8 loài lưỡng cư và một số động vật đặc hữu cũng đang sinh sống tại Côn Đảo như thạch sùng, chuột hưu, sóc đen, sóc mun.

Vườn quốc gia Côn Đảo còn có nhiều loài đặc hữu có xương sống là hệ động vật trên cạn mang tính độc đáo của vùng đảo xa đất liền.

Vườn quốc gia côn đảo phân bố ở đâu

Có rất nhiều loài động vật được trưng bày ở Vườn quốc gia Côn Đảo

Hệ sinh thái biển trong Vườn quốc gia Côn Đảo cũng rất đa dạng và phong phú với 1321 loài sinh vật biển đã thống kê được, trong đó loài thực vật ngập mặn có đến 23 loài tồn tại, 127 loài rong biển, 7 loài cỏ biển, 157 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 219 loài san hô đủ loại hình và kiểu dáng, 5 loài bò sát biển …, và đặc biệt có đến 37 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ cần được bảo tồn nghiêm ngặt.

Hệ sinh thái Côn Đảo có nhiều loài thú biển quý hiếm như cá cúi, cá nược, cá voi xanh… và nhiều loài có giá trị kinh tế cao như rong biển, thủy hải sản như tôm hùm đỏ, ốc vú nàng…

Đặc biệt hơn để thuận lợi phát triển du lịch Côn Đảo, đây chính là bãi đẻ trứng của loài rùa biển.

Nên đi Vườn quốc gia Côn Đảo thời gian nào?

Nên đi vào lúc trời nắng, hạn chế trời mưa, đường rất trơn và dốc, nguy hiểm.

Địa điểm thật sự tuyệt vời khi tới Côn Đảo. Sau khi khám phá thoải mái biển đã đời bạn có thể tiếp tục khán phá rừng tại Côn Đảo. Phí vào cổng 60k, bạn có thể tha hồ ngao du trong rừng, ngắm nghía thiên nhiên tuyệt vời. Từ vườn quốc gia còn có thể tới được 3 bãi biển tuyệt đẹp bên trong. Các bãi biển trải dài, cát trắng và nước yên ả. 

Lưu ý: 

  • Trong rừng có nhiều khỉ, nên cẩn thận làm theo các bảng chỉ dẫn của nhân viên vườn.
  • Đi bộ lên tới ngã 3, bắt đầu đi bộ là sóng yếu, lên thêm tý nữa là mất sóng luôn, bám sát đoàn kẻo lạc.

Làm gì ở Vườn quốc gia Côn Đảo?

Đến Vườn quốc gia Côn Đảo đi bộ, trekking các cung đường đẹp khám phá rừng nhiệt đới chắc chắn sẽ mang lại cảm giác rất tuyệt vời, ngoài ra bạn còn được xem các mẫu sinh vật biển đang được bảo tổn tại đây ở nhà lưu niệm gần khu vực mua vé.

Chiêm ngưỡng thảm thực vật với vô vàn loại cây rừng quý hiếm, thưởng thức không khí trong lành mát mẻ dưới những tán cây rừng cổ thụ rợp bóng mát.

Lưu ý: Khi đi thăm quan Vườn Quốc Gia Côn Đảo

  • Phải có người hướng dẫn đi Rừng
  • Trang bị nước suối mang theo, ít nhất mỗi người 2 chai 500ml.
  • Giày thể thao, chống trơn trượt.
  • Thuốc chống muỗi, thuốc thoa khi bị côn trùng đốt.

Kinh nghiệm của người đi trước!

Vườn quốc gia Côn Đảo đường đi đã được làm bậc thang và lát đá nên dễ đi, tận hưởng thiên nhiên trong lành. Có nhiều nhánh rẽ để đi đến Bãi Ông Đụng, Bãi Bàng, Bãi Đất Thắm…

Nên chọn 1 hướng để đi trong 1 buổi vì những chỗ này cách xa nhau. Mang theo nước và đồ ăn vặt vì dọc các đường rừng không có ai bán gì, điện thoại có đoạn sẽ mất sóng và hầu như có cũng rất yếu.

Nên đi 2 người trở lên và về trước 4h chiều vì trong rừng tối khá nhanh. Mình đi mùa khô nên cũng dễ đi, mua mưa sẽ có suối chảy dọc đường có thể lầy lội. Vé vào cổng 60k.

Đến với Côn Đảo để được tham quan và khám phá hết những điều thú vị tại Vườn quốc gia Côn Đảo này bạn nhé!

Có thể bạn sẽ thích

Côn ĐảoVườn Quốc Gia Côn Đảo