Acid folic ubb mở hộp để được bao lâu

Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai rất quan trọng đối với cả bà mẹ lẫn thai nhi. Đặc biệt việc bổ sung vitamin tổng hợp và các khoáng chất cần thiết là điều bà bầu cần đặc biệt lưu ý.

Mục lục

1. Tại sao cần bổ sung Acid Folic cho bà bầu?

2. Thiếu Acid Folic gây nguy hiểm gì?

3. Khi nào bà bầu nên bổ sung Acid Folic?

4. Bà bầu cần bao nhiêu axit folic mỗi ngày?

5. Bổ sung acid folic từ đâu?

- Thực phẩm giàu acid folic

- Viên uống bổ sung acid folic

6. Nên uống acid folic vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

7. Lưu ý khi bổ sung acid folic cho bà bầu

8. Hỏi đáp về vấn đề bổ sung axit folic 

-------------------------------------

Bổ sung Acid Folic trong quá trình mang thai sẽ giúp các mẹ tránh bị thiếu máu, tránh nguy cơ sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và giảm được nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống.

1. Tại sao cần bổ sung Acid Folic cho bà bầu?

Acid Folic hay còn gọi là vitamin B9 đặc biệt cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào, là một thành phần thiết yếu cho quá trình tạo máu. Do vậy, Acid Folic đã trở thành một chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể và đặc biệt là với bà bầu, có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.

Axit folic cần thiết giúp phòng tránh, bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh.

- Axit folic cần thiết giúp phòng tránh, bảo vệ thai nhi khỏi dị tật ống thần kinh như bệnh nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ. Đây là một dị tật xảy ra ở thai nhi do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ.

- Ngoài ra, axit folic có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân chia các tế bào trong cơ thể bé. Do vậy, cần bổ sung đầy đủ Acid Folic từ trước khi thụ thai mới có thể phòng tránh được khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

- Bổ sung Axit folic đầy đủ  có thể làm giảm nguy cơ mắc các khuyết tật khác như: môi sứt môi, vòm miệng và một số loại khuyết tật tim. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ tiền sản, chứng rối loạn huyết áp nghiêm trọng ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ có thai.

2. Thiếu axit folic sẽ dẫn đến nguy hiểm gì?

- Thiếu axit folic gây nên tình trạng thiếu máu – thiếu máu giống như do thiếu vitamin B12 gây ra.

- Các mẹ bầu thiếu axit folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai

- Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng. Việc bổ sung Acid Folic bằng cách uống thuốc là rất cần thiết.

- Axit Folic khi kết hợp với một số vitamin khác sẽ làm giảm nồng độ của homocystein trong máu, phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch như huyết khối trong động mạch, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim...

Các mẹ bầu cũng lưu ý là việc bổ sung này cần được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn dùng thuốc cho đúng liều, đúng cách, đúng thời điểm đối với từng thể trạng và khả năng hấp thu của từng người, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé sau này.

3. Khi nào bà bầu nên bổ sung Acid Folic?

Các nghiên cứu khoa học đã khuyến cáo rằng phụ nữ nên bổ sung 400mcg Acid Folic ít nhất 3 tháng trước thời điểm dự định có thai sẽ giảm được tới 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ.

Đa số phụ nữ không hề biết mình mang thai cho tới một vài tuần sau đó, cho nên Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên sử dụng 400mcg Acid Folic mỗi ngày. Dị tật bẩm sinh xảy ra trong vòng 7 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Bà bầu cần bố sung đầy đủ Axit Folic.

Vì vậy, việc bổ sung Acid Folic trong những giai đoạn đầu khi bộ não của thai nhi và tủy sống đang hình thành là cực kỳ quan trọng.

4. Bà bầu cần bao nhiêu axit folic mỗi ngày?

Bổ sung axit folic bao nhiêu là đủ là câu hỏi khá nhiều bà mẹ chuẩn bị và đang mang thai rất quan tâm.

Nhu cầu Acid Folic đối với người bình thường là 180 - 200mg [mcg]/ngày, nhưng với phụ nữ mang thai tăng lên 400mg/ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước của tử cung, cần cho sự tổng hợp nhân tế bào và protein, hình thành rau thai, tăng trưởng của bào thai và do tăng thải folat qua nước tiểu trong khi mang thai. Cụ thể hàm lượng Acid folic được bổ sung tương ứng với từng thời kỳ như sau:

- Chuẩn bị mang thai: 400 mcg/ngày - Khi mang thai: 400 – 600 mcg/ngày

- Trong khi cho con bú: 400-500 mcg

Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ mang thai không có kế hoạch trước, vì vậy các tổ chức Y tế hàng đầu thế giới như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC], Hiệp hội phụ sản Hoa Kì [ACOG] và các chuyên gia đều khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và đang mang thai nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày.

Các báo cáo cho thấy phụ nữ bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày, bắt đầu ít nhất một tháng trước khi thụ thai và kéo dài đến hết ba tháng đầu của thai kỳ làm giảm đến 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Một số tổ chức y tế khác, chẳng hạn như Viện Y tế quốc gia Hoa Kì có mức khuyến cáo cao hơn, lên đến 600mcg một ngày trong thời gian có thai và cho con bú. Nhưng bạn cần lưu ý rằng, không bổ sung quá 1000mcg axit folic mỗi ngày vì đã có những nghiên cứu chỉ ra tác hại của việc bổ sung axit folic liều cao kéo dài [tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng tỉ lệ trẻ sinh ra bị tự kỷ…]

5. Bổ sung axit folic từ đâu?

Thực phẩm giàu axit folic [vitamin B9]

Vậy axit folic có trong những thực phẩm nào?

Các loại thực phẩm giàu axit folic.

- MĂNG TÂY: là thức ăn có chứa hàm lượng acid folic cao nhất, khoảng 5 cây măng tây có chứa 1.000mcg acid folic. Nhưng khi nấu măng tây, không nên nấu quá lâu, tránh làm tổn thất nguồn acid folic quý giá.

- RAU CHÂN VỊT: Hàm lượng acid folic của rau chân vịt cũng rất cao, là loại rau nổi bật trong số các loại rau xanh sẫm màu. Loại rau này cũng chứa hàm lượng chất sắt phong phú, là một trong những loại rau lành mạnh thích hợp để các thai phụ ăn nhiều.

- SÚP LƠ: Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg Acid Folic [khoảng ¼ nhu cầu Acid Folic hàng ngày]. Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu calci, vitamin C, chất xơ và sắt. Đối với mẹ: Trong quá trình mang thai, bà bầu cần một lượng máu nhiều hơn bình thường. Thiếu máu liên quan đến việc thiếu sắt và nếu thiếu máu mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không tốt cho cả mẹ lẫn bé yêu.

- NGŨ CỐC: Ngũ cốc chưa qua tinh chế còn giữ nguyên hàm lượng acid folic. Dùng ngũ cốc là món ăn chính, không những có thể tăng lượng hấp thu acid folic, mà còn có thể hấp thu được nhiều chất xơ và một số dưỡng chất khác như các vitamin…

- GAN ĐỘNG VẬT: Gan động vật có chứa acid folic, ngày thường có thể ăn một lượng gan động vật thích hợp, nhưng không nên ăn nhiều, vì gan động vật giàu vitamin A, hấp thu quá nhiều sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

- CÀ CHUA: Một cốc nước ép cà chua có 48mcg Acid Folic. Ngoài ra, cà chua là loại quả giàu vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa. Đối với mẹ: Nước ép cà chua còn giúp cơ thể hấp thu sắt tối đa, nhất là khi bạn đang dùng viên bổ sung sắt. Nếu nước ép cà chua không phải món ăn ưa thích của bạn thì một bát soup cà chua được xem là thay thế hoàn hảo.

- QUẢ BƠ: Các mẹ biết không, một nửa quả bơ cũng đã chứa 90mcg folate. Ngoài ra, bơ còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, sắt, kali và các khoáng chất cần thiết khác. 

Cần lưu ý là acid folic rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao cũng như quá trình chế biến. Khi chế biến, thai phụ không nên ngâm, rửa cũng như nấu quá lâu cũng để tránh thất thoát thành phần acid folic trong nguồn thực phẩm.

 Bổ sung Axit Folic từ các sản phẩm hỗ trợ.

Viên uống bổ sung Acid folic

Có nên bổ sung axit folic bằng các thực phẩm bổ sung?

Trái ngược với các loại vitamin khác, dạng tồn tại của axit folic trong thực phẩm [folate] rất khó hấp thu vào cơ thể và dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến. Vì vậy, kể cả bạn ăn nhiều thực phẩm giàu folate như rau xanh, bơ, đậu Hà Lan…thì cũng không đảm bảo chắc chắn cung cấp đủ axit folic cho thời kì mang thai.

Vì vậy, bổ sung 400-600mcg axit folic từ viên uống tổng hợp axit folic mỗi ngày là cần thiết cho sự phát triển của ống thần kinh thai nhi.

Bà bầu có thể bổ sung axit folic bằng các loại viên uống.

6. Nên uống acid folic vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất? 

Uống axit folic đúng cách như thế nào? là câu hỏi nhiều bà mẹ thắc mắc. Mọi người hãy chú ý:

- Nên uống bổ sung acid folic vào thời điểm giữa hai bữa ăn

Để thuốc được hấp thu tốt nhất, mẹ bầu nên uống bổ sung vào thời điểm giữa hai bữa ăn. Sự góp mặt của vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt, do đó, có thể uống kết hợp viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc các loại nước trái cây.

- Cân bằng dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ để tránh tình trạng táo bón

Khi bổ sung viên sắt – axit folic, nhiều mẹ bầu thường hay gặp tình trạng bị táo bón, vì vậy, nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng thói quen uống đủ nước chính là bí quyết để các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. 

7. Những lưu ý đặc biệt khi bổ sung acid folic bà bầu nhất định phải nhớ

Việc bổ sung axit folic gần như là bắt buộc đối với người thiếu máu, mệt mỏi, axit folic đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai. Điều đáng nói là axit folic rất dễ bị thay đổi tính hiệu dụng khi kết hợp với những loại thuốc khác, vì vậy cẩn thận là điều không thừa khi bổ sung vi chất này.

- Không kết hợp với thuốc chống viêm

Thuốc chống viêm thường được dùng trong việc điều trị chống viêm đau khớp với tác dụng nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, điều đáng ngại là các loại thuốc chống viêm lại làm thay đổi chuyển hoá của axit folic, cụ thể là làm thay đổi hoạt tính của enzym didhydrofolat reductase. Do đó mà folic không thể trở thành một hạt nhân hoạt hoá cần thiết, làm mất đi tác dụng bổ máu và làm giảm tác dụng tổng hợp DNA, kích thích tạo tuỷ xương của loại vitamin này.

Bởi vậy, bạn không nên sử dụng các loại thuốc chống viêm như aspirin, sulphasalazin, sulindac, indomethacin, naproxen, axit salicylic, ibuprofen, piroxicam… khi đang bổ sung acid folic. Nếu việc điều trị với thuốc chống viêm và bổ sung acid folic là bắt buộc, bạn nên uống axit folic trước thuốc chống viêm ít nhất 4 tiếng đồng hồ.

- Cẩn thận với thuốc dạ dày

Axit folic được hấp thu chủ yếu ở trong dạ dày, nhờ các loại acid có trong dạ dày. Nồng độ axit cao trong dạ dày tạo điều kiện cho folic dễ hoà tan và dễ được hấp thu hơn.

Tuy nhiên, trong điều trị các bệnh lý dạ dày, chúng ta phải thường xuyên dùng thuốc chống tiết acid để làm giảm nồng độ acid trong dạ dày. Tác dụng của thuốc sẽ giúp bạn chống lại tình trạng viêm loét nhưng lại vô tình làm giảm hấp thu acid folic.

Nếu như việc sử dụng cùng lúc hai loại thuốc này là bắt buộc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng liều lượng axit folic nạp vào cơ thể, để bù trừ lại phần thiếu hụt do giảm hấp thu mà thuốc trị bệnh dạ dày gây ra.

- Tránh xa thuốc hạ mỡ máu

Nếu bạn là nạn nhân của chứng tăng mỡ máu thì rất có thể bạn sẽ được uống đồng thời hai thứ thuốc là folic và thuốc hạ mỡ máu. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với cholestyramin, một loại thuốc hạ mỡ khá phổ biến, có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol trong máu. Bởi loại thuốc này sẽ làm thay đổi nghiêm trọng khả năng hấp thu của ruột, gây giảm hấp thu nghiêm trọng axit folic.

Các thử nghiệm y khoa cho thấy: Những người sử dùng cholestyramin trên 1 tháng có dấu hiệu thiếu folic. Nếu dùng thuốc kéo dài thì sẽ mắc bệnh thiếu folic thực thụ, ngay cả khi bạn vẫn bổ sung axit folic qua thực phẩm bạn ăn mỗi ngày.

Để đối phó với tình trạng này, chúng tôi khuyên bạn, nếu phải dùng chung, hãy uống viên bổ sung folic trước ít nhất 2-3h đồng hồ rồi mới uống thuốc điều chỉnh mỡ máu. Thêm nữa, bạn không nên dùng thuốc hạ mỡ máu này kéo dài. Giữa các đợt dùng thuốc nên cách nhau khoảng 2 tuần để cơ thể có thời gian bổ sung phần acid folic thiếu hụt từ các loại thực phẩm hoặc các viên uống bổ sung.

- Nói không với rượu

Rượu [không ngoại trừ rượu thuốc] được chứng minh là thủ phạm gây ra sự giảm hấp thu folic trong ruột. Khi đi vào cơ thể, rượu phá huỷ gan nên làm giảm lượng folic dự trữ ở trong gan đồng thời tác động trực tiếp lên axit folic và làm giảm hoạt tính của nó.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm nghiệm và phát hiện, hầu hết những người nghiện rượu 2 năm đều bị thiếu axit folic.. Thí nghiệm trên động vật [khỉ] cho thấy, khi cho một con khỉ uống rượu thường xuyên, trong một thời gian ngắn, con vật này sẽ bị thiếu máu do thiếu axit folic. Lý giải điều này người ta giả thuyết cho rằng rượu đã làm thay đổi hoạt tính các chất bề mặt có tác dụng hấp thu folic.

- Chú ý đến liều lượng

Uống nhiều axit folic có sao không? Chắc chắn rằng bạn cũng đã từng tự đặt ra câu hỏi như vậy.

Mặc dù rất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu dùng quá liều, axit folic có thể gây tăng sinh tế bào và dẫn đến thoái hóa tủy sống bán cấp. Đối với những người có khối u, axit folic cũng làm cho khối u phát triển nhanh hơn.

Thừa axit folic còn có thể gây ra chứng ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục tình trạng dư thừa axit folic , bạn chỉ cần uống thật nhiều nước để lượng axit dư thừa được thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu.

8. Hỏi đáp về vấn đề bổ sung axit folic 

Câu 1: em đang uống vitamin tổng hợp có chứa 400mcg acid folic bác sĩ lại mới kê thêm cho em uống viên sắt 1500mcg acid folic. Cho e hỏi như vậy có bị dư thừa acid folic không ạ? Và bị dư thì có sao không a? [Kim Thoa]

Trả lời:

Chào bạn Kim Thoa,

Theo khuyến cáo, phụ nữ có thai bình thường cần bổ sung 400-800mcg acid folic mỗi ngày [bao gồm từ thuốc và từ thức ăn] là đủ. Acid folic có nhiều trong thực phẩm như: gan động vật, các loại rau lá xanh, sữa bột,... Với một thai kỳ bình thường bạn chỉ cẩn bổ sung 400-500mcg acid folic/ngày là đủ. Bạn chỉ dùng acid folic liều cao khi bạn thuộc một trong các trường hợp sau:

Có tiền sử sinh con bị dị tật ống thần kinh [có thể cần bổ sung thêm 4000-5000mcg axit folic mỗi ngày].

Mắc đột biến gen MTHFR, làm giảm khả năng chuyển hóa folate.

Mang thai song sinh hoặc đa thai.

Phụ nữ có thai bị tiểu đường, béo phì hoặc đang sử dụng thuốc chống động kinh

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp trên thì việc dùng acid liều cao như vậy là không nên, dùng thơi gian dài có thể gặp phải các tác dụng phụ do dư thừa: Tiêu chảy, nổi mẩn, rối loạn giấc ngủ, nôn, đầy bụng, chuột rút, tăng nguy cơ tự kỳ ở trẻ,...

Câu 2: Khi nào tôi nên bắt đầu uống vitamin tổng hợp? [Khánh Ngân].

Trả lời: 

Chào bạn Ngân,

Nếu có thể, hãy bắt đầu uống trước thời điểm bạn dự định mang thai 3 tháng. Trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh, đây là thời điểm quan trọng để bạn bổ sung các dưỡng chất cần thiết để có những quả trứng trưởng thành khoẻ mạnh nhất. Dị tật ống thần kinh bẩm sinh [như tật nứt đốt sống] xảy ra trong 4-6 tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu bạn cho rằng mình đã mang thai mà vẫn chưa bổ sung vitamin từ trước, đừng đợi đến lần khám thai đầu tiên để được kê toa thuốc vì khi đó có thể bạn đã bỏ qua giai đoạn phát triển quan trọng này của thai nhi. Hãy uống bổ sung viên uống acid folic không cần toa ngay.

Câu 3: Loại vitamin và khoáng chất nào là quan trọng nhất và tại sao? [Kim Hiền]

Trả lời

Chào bạn, 

Theo các nghiên cứu đáng tin cậy, có 3 loại dưỡng chất quan trọng nhất cho bà mẹ mang thai là acid folic [vitamin B9], chất sắt và canxi. Acid folic giúp phòng ngừa các dị tật ống thần kinh bẩm sinh, sắt quan trọng cho việc vận chuyển oxy đến thai nhi và phòng chống thiếu máu cho bà mẹ, còn canxi giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.

Câu 4: Cho mình hỏi, nên uống axit folic vào thời điểm nào trong ngày và làm thế nào để hấp thu axit folic một cách tốt nhất? [Hằng My]

Trả lời:

Chào bạn,

Để thuốc được hấp thu tốt nhất, bạn nên uống giữa hai bữa ăn. Sự có mặt của vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt. Do đó, có thể uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây. Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu.

Khi bổ sung viên sắt – axit folic, nhiều phụ nữ thường hay bị táo bón.

Tuy nhiên, bạn có thể chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Câu 5: Em có bầu được 11 tuần rồi mà chưa bổ sung gì, 3 tháng đầu bác sĩ toàn kê cho dùng thuốc nội tiết. Em đang sợ thiếu acid folic. Người ta bảo nên bổ sung acid folic từ trước khi mang thai và cả trong 3 tháng đầu. Mà ăn uống thì không biết có đủ chất hay không? Em lo quá. Giờ em bổ sung có còn kịp không hay em phải hỏi ý kiến bác sĩ ạ. Em cám ơn ạ. [Vân Anh]

Trả lời:

Chào bạn,

Vitamin tổng hợp dùng được suốt thai kì, bạn nên uống luôn, bổ sung muộn vẫn còn hơn không, nếu bạn vẫn ăn uống tốt và con phát triển bình thường thì không cần phải lo lắng quá. Còn về sắt thì bạn nên xét nghiệm máu xem có thiếu không, rồi đến lần khám tới nhờ bác sĩ tư vấn chọn thuốc phù hợp nếu cần nhé.

Câu 6: Tôi có ý định mấy tháng nữa sẽ có em bé. Tôi đọc sách có thấy khuyên rằng nên uống axit folic trước và trong 3 tháng đầu mang thai. Tôi có ra hiệu thuốc để mua về uống nhưng ở hiệu thuốc không có thuốc gì có tên riêng là axit folic. Đa số là những hộp thuốc hỗn hợp vitamin trong đó có axit folic. Nay cho tôi hỏi nếu tôi muốn mua hộp thuốc axit folic đó thì mua ở đâu và có thuốc mang tên axit folic riêng mà không lẫn với các vitamin khác hay không? xin cám ơn! [Thanh Lê]

Trả lời:

Chào bạn,

Trứớc khi chuẩn bị làm mẹ trước hết bạn cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe đầy đủ, bởi vì mẹ khỏe mạnh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần sinh ra trẻ khỏe mạnh. Trong đó việc bổ sung sắt và acid folic trong giai đoan tiền thụ thai và trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung axit folic tuy nhiên thường được kết hợp chung với sắt hoặc vitamin tổng hợp. Nếu bạn muốn mua riêng axit folic bạn có thể tham khảo sản phẩm BE - FOLIC ACID. Be-Folic Acid là một trong những sản phẩm dành cho phụ nữ mang bầu được ưa chuộng tại Mỹ. Be-Folic Acid có chứa 400mcg axit folic được bào chế dạng viên nang mềm giúp tối ưu hóa khả năng hấp thu của acid folic vào cơ thể người phụ nữ. Chính vì vậy, sản phẩm giúp giảm tới 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. 

Hơn nữa khi sử dụng Be-Folic Acid, các bà bầu hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm. 400mcg axit folic trong mỗi viên nang mềm được chiết xuất hoàn toàn từ nguồn nguyên liệu rau củ tự nhiên, đảm bảo về chất lượng từ khâu chọn giống đến chăm sóc, canh tác, trồng trọt, thu hoạch và chế biến. Đặc biệt các nguồn nguyên liệu sạch tuyệt đối không phải là thực phẩm biến đổi Gen, không chứa chất dị ứng rất an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

----------------------------------

Video liên quan

Chủ Đề