Bài tập tính tiền lương môn pháp luật

Mục lục bài viết

  • 1. Nhận xét về việc giao kết hợp đồng thử việc, giao kết hợp đồng lao động của bệnh viện và T
  • 2. Việc tạm đình chỉ của bệnh viện với T có hợp pháp không?Vì sao?
  • 3. Có thể giao kết hợp đồng lao độngbằng lời nóikhông?
  • 4. Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động theo quy định năm 2021?
  • 5.Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, T và bệnh viện ký HĐLĐ 1 năm từ 8/7/2013 – 7/7/2014sau khi hết hạn HĐLĐ, ngày 11/7/2014, các bên tiến hành ký văn bản thỏa thuận gia hạn HĐLĐ có thời hạn 3 năm [từ 11/7/2014 – 10/7/2017]. Khi hết thời gian gia hạn hợp đồng, các bên không ký hợp đồng lao động mới nhưng T vẫn làm việc cho bệnh viện VJ ngày 11/8/2017, giám đốc bệnh viện ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với t từ ngày 12/8/2017 với lý do chờ giải quyết khiếu nại về thái độ phục vụ của t đói với một nữ bệnh nhân người nhật bản. Trong thời gian tạm đình chỉ công việc, t không được hưởng lương. Ngày 20/9/2017, t nhận được thông báo số 209/2017/vj của bệnh viện về việc chấm dứt hợp đồng lao động sau 45 ngày với lý do: việc khiếu nại của nữ bệnh nhân người nhật bản đối với t sẽ làm mất uy tín của bệnh viện, gây thất thoát doanh thu từ lượng bệnh nhân người nhật đang sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện. Ngày 7/11/2017 bệnh viện VJ ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với t.

Hỏi:

1. Nhận xét về giao kết hợp đồng thử việc, giao kết hợp đồng lao động của bệnh viện VJ và T [3 điểm]

2. Việc tạm đình chỉ của bệnh viện VJ với T có hợp pháp không. Vì sao. [2 điểm]

Người gửi : Nguyễn Thị Thùy Dung

Luật sư trả lời:

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, t và bệnh viện ký hợp đồng lao động 1 năm từ 8/7/2013 – 7/7/2014 sau khi hết hạn hợp đồng lao động, ngày 11/7/2014, các bên tiến hành ký văn bản thỏa thuận gia hạn hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm [từ 11/7/2014 – 10/7/2017]. Khi hết thời gian gia hạn hợp đồng, các bên không ký hợp đồng lao động mới nhưng T vẫn làm việc cho bệnh viện ngày 11/8/2017, giám đốc bệnh viện ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với T từ ngày 12/8/2017 với lý do chờ giải quyết khiếu nại về thái độ phục vụ của T đối với một nữ bệnh nhân người Nhật Bản. Trong thời gian tạm đình chỉ công việc, không được hưởng lương. Ngày 20/9/2017, T nhận được thông báo số 209/2017 của bệnh viện về việc chấm dứt hợp đồng lao động sau 45 ngày với lý do: việc khiếu nại của nữ bệnh nhân người nhật bản đối với T sẽ làm mất uy tín của bệnh viện, gây thất thoát doanh thu từ lượng bệnh nhân người Nhật đang sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện. Ngày 7/11/2017 bệnh viện ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với T. Hỏi:

1.Nhận xét về giao kết hợp đồng thử việc, giao kết hợp đồng lao động của bệnh viện và T[3 điểm]

2.Việc tạm đình chỉ của bệnh viện với T có hợp pháp không. Vì sao? [2 điểm]

Người gửi : Nguyễn Thị Thùy D

>> Xem thêm: Các rủi ro pháp lý khi thông báo chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn khi hợp đồng lao động đã hết thời hạn ?

Luật sư trả lời:

1. Nhận xét về việc giao kết hợp đồng thử việc, giao kết hợp đồng lao động của bệnh viện và T

- Về hợp đồng thử việc: T và bệnh viện đã ký hợp đồng thử việc 3 tháng, mức lương bằng mức lương tối thiểu vùng với vị trí là điều dưỡng viên. Theo quy định của pháp luật hiện hành về thời gian thử việc và mức lương khi thử việc trong bộ luật lao động 2012 như sau:

"Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó."

Như vậy, theo quy định trên thời gian thử việc của T nhiều nhất cũng chỉ là 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Ở đây, hợp đồng thử việc của T là trái với quy định pháp luật, T có quyền yêu cầu bệnh viện bồi thường khoản tiền khi vi phạm thời gian trong hợp đồng thử việc. Mức lương mà T được hưởng là mức lương tối thiểu vùng với vị trí là điều dưỡng viên. Nếu thực tế, mức lương T được hưởng nếu bằng 85% mức lương mà bệnh viện trả cho vị trí điều dưỡng viên trong hợp đồng lao động thì bệnh viện không vi phạm về vấn đề trả lương cho anh T.

- Về hợp đồng lao động:

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, t và bệnh viện ký hợp đồng lao động 1 năm từ 8/7/2013 – 7/7/2014 sau khi hết hạn hợp đồng lao động, ngày 11/7/2014, các bên tiến hành ký văn bản thỏa thuận gia hạn hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm [từ 11/7/2014 – 10/7/2017]. Khi hết thời gian gia hạn hợp đồng, các bên không ký hợp đồng lao động mới nhưng T vẫn làm việc cho bệnh viện.

Theo quy định của Luật lao động 2012 về hợp đồng lao động như sau:

>> Xem thêm: Hợp đồng lao động có thể lập bằng tiếng nước ngoài [tiếng Anh] được không ?

"1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a] Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b] Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c] Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng."

Như vậy, sau khi ký hợp đồng có xác định thời hạn là 1 năm, sau đó bệnh viện được quyền gia hạn hợp đồng lao động là 3 năm. Vậy thời gian T làm việc sau đó kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới, nếu trong thời hạn 30 ngày không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như đã trình bày, T đã làm việc tiếp tục cho đến ngày 11/8/2017. Vậy hợp đồng lao động của T đã tự động trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Việc tạm đình chỉ của bệnh viện với T có hợp pháp không?Vì sao?

Theo quy định của bộ luật lao động 2012, Người sử dụng lao động ra quyết định tạm đình chỉ Người lao động phải có các căn cứ sau đây:

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc

Xét theo quy định trên, Bệnh viện chỉ được tạm đình chỉ công việc với T nếu vụ việc trên có những tình tiết phức tạp, nếu để T làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Và anh T vẫn được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

3. Có thể giao kết hợp đồng lao độngbằng lời nóikhông?

Điều 14 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Như vậy, chỉ có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói trong trường hợphợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng. Nhưng phải lưu ý các trường hợp quy địnhtại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật lao động thì không được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

>> Xem thêm: Người lao động có được rút lại thông pháp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không ?

4. Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động theo quy định năm 2021?

Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019:

Điều 20. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a] Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b] Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

...

Như vậy, theo quy định của Bộ luật lao động 2019 thì hiện nay chỉ có hai loại hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác đinh thời hạn.

5.Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động bao gồm:

- Phân biệt đối xử trong lao động.

- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

>> Xem thêm: Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động có tính ngày nghỉ, lễ, tết không ?

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề