Coca-cola thâm nhập thị trường trung quốc

Sau khi giành độc lập từ tay đế quốc Anh vào năm 1947, Thủ tướng Jawaharlal Nehru thành lập một bộ máy chính trị ở Ấn Độ đề cao giá trị dân tộc.
Là quốc gia có dân số lớn thứ hai thế giới, Ấn Độ ngay lập tức trở thành miếng bánh mà các tập đoàn đa quốc gia thòm thèm. Chỉ hai năm sau khi Ấn Độ giành được độc lập, Tập Đoàn Pure Drinks hợp tác với Coca-Cola để mang nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu này vào thị trường Ấn Độ mới mở cửa và đầy tiềm năng. Thương hiệu toàn cầu này ngay lập tức tạo được chỗ đứng trong thị trường. Người Ấn Độ coi Coca-cola là một thức uống giải khát “mặc định”, từ các khu đô thị sầm uất đến những vùng xa xôi.

Coca-cola từng có mặt trên mọi ngóc ngách của Ấn Độ trước khi phải tạm rút lui. Không chấp nhận việc đất nước dần phụ thuộc vào các nhãn hiệu nước ngoài, chính quyền Ấn Độ đương thời ban hành một bộ luật kinh doanh yêu cầu các tập đoàn quốc tế phải giao nộp ít nhất 60% cổ phần cho các đối tác Ấn Độ. Không những thế, các nhãn hiệu này còn buộc phải “chia sẻ” bí mật thương mại cho đối tác sở tại.
Đối mặt với những yêu cầu trên, Coca-Cola cùng với IBM, Mobil, Kodak, và hơn 54 tập đoàn đa quốc gia khác lần lượt rời khỏi Ấn Độ.

Thương hiệu nổi địa “thừa nước đục thả câu”

Coca-cola ra đi để lại một thị trường trống trải và đầy tiềm năng. Tập đoàn Parle ngay lập tức tung ra Thums Up và RimZim để thay thế cho Coke, cộng với Limca và Citra để thế chỗ Sprite. Không chỉ có Parle, Pure Drinks cũng tận dụng mạng lưới phân phối sẵn có của mình để quảng bá cho Campa Cola với slogan “Hương vị tuyệt vời của người Ấn”. Những thương hiệu nội địa nhanh chóng tìm được thành công khi đối mặt với một thị trường “vườn không nhà trống”.

Thương hiệu nội địa “thừa nước đục thả câu”

Sự trở lại của gã khổng lồ

Đến cuối những năm 1980, Ấn Độ dần tháo dỡ những bộ luật hà khắc để phát triển kinh tế. Đặc biệt khi Liên Xô tan rã khiến Ấn Độ mất luôn thế lực chống lưng lớn nhất, buộc phải mở cửa thị trường để vực dậy nền kinh tế. Coca-cola ngay lập tức có kế hoạch cho sự trở lại. Coca-Cola trở lại như một “cơn bão” làm xáo động cả ngành giải khát. Sau khi mạnh tay “mua đứt” Parle, Coca-Cola lập tức “kết liễu” Gold Spot và RimZim để dọn đường cho sự trở lại của Coca-cola, Fanta và Sprite. Coca-cola ngay lập tức nắm trong tay 60% thị phần mà tập đoàn Parle đang sở hữu, cùng với toàn bộ hệ thống phân phối, đối tác, nhà xưởng.

Sự trở lại của Coca-cola. Nhu cầu thưởng thức Coca-cola tăng vọt ngay trong năm đó, các cửa tiệm giải khát luôn đông kín người. Khách hàng còn chấp nhận mua Coca-cola không lạnh chỉ để một lần thưởng thức hương vị quen thuộc ngày nào.

Theo cafef

———————–
Các tín hiệu thương mại được đăng tải trên trang ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ một cách thường xuyên, nhà đầu tư cũng có thể truy cập theo liên kết bên dưới.
Nhận tin thị trường: //bit.ly/2Ig5aDZ
Website: www.invest7979.com
Hotline: Gọi *7979 hoặc 028.3622.6602 
Đầu tư là sinh lời.

hàng hóa thông tin thị trường

Tác giả Daniel Shane dẫn lời Benjamin Cavender, chuyên gia phân tích tại hãng tư vấn China Market Research Group ở Thượng Hải, cho rằng thị hiếu người tiêu dùng Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. Bởi vậy, đối với những thương hiệu lớn của phương Tây hiện nay, chỉ có mặt tại thị trường Trung Quốc thôi là chưa đủ.

Coca-Colalà một trong những thương hiệu hàng đầu đang phải cố gắng thích nghi với thực tế mới tại quốc gia đông dân nhất thế giới. “Chúng tôi đã thấy sự thay đổi lớn lao trong mô hình tiêu dùng ở Trung Quốc”, Curtis Ferguson, Giám đốc điều hành phụ trách thị trường Trung Quốc của Coca-Colanói với phóng viênCNN.

Một trong những cửa hàng cà phê Starbucks tại Trung Quốc. Ảnh:CNN.

Ông Curtis Ferguson cho biết, chỉ trong vòng 6 tháng qua, Coca-Cola đã cho ra đời hơn 30 loại đồ uống mới, nâng tổng số sản phẩm đồ uống mà hãng này có tại Trung Quốc lên 275, bao gồm từ các loại coke thông dụng tới những thức uống lạ lẫm hơn như hương vị đậu vàng, táo và thậm chí là trà dành riêng cho thị trường Trung Quốc.

Đây rõ ràng là một thay đổi lớn với Coca-Cola, bởi trước đây hãng này thường chỉ tiếp cận thị trường chủ yếu dựa vào sức mạnh thương hiệu.

CEO phụ trách thị trường Trung Quốc của Coca-Cola cũng nhận định rằng, giờ đây, các doanh nghiệp phương Tây không đủ sức để coi các thương hiệu của mình là bất khả xâm phạm tại Trung Quốc.

Tương tự, thương hiệu cà phê danh tiếng thế giới Starbucks cũng đang “gặp khó” tại Trung Quốc khi người dân nước này thay đổi thói quen tiêu dùng. Hiện Starbucks có khoảng 3.000 cửa hàng cà phê tại Trung Quốc và vẫn là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê đứng đầu thị trường. Thế nhưng chỉ vài tuần sau khi công bố các kế hoạch mở rộng thị trường cấp tốc, doanh thu của hãng này trong tháng 6 vừa qua đã đột ngột giảm sút.

Cây bút Daniel Shane cho rằng, một phần nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do Starbucks phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các đối thủ giàu tiềm lực ở địa phương, điển hình như Luckin Coffee. Cách đây chưa đầy một năm, Luckin Coffee khai trương cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc, nhưng hiện nay doanh nghiệp này đã sở hữu hơn 500 cửa hàng. Đáng chú ý, rất nhiều khách hàng của Luckin Coffee thường đặt mua cà phê qua mạng. Thực tế cũng cho thấy ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc chuyển sang mua đồ ăn thức uống thông qua các ứng dụng trực tuyến, chẳng hạn như Meituan Dianping.

“Starbucks luôn chậm trễ trong việc áp dụng công nghệ mới. Khách hàng cảm thấy quá mệt mỏi khi phải xếp hàng chờ đợi để mua cà phê”, chuyên gia phân tích Benjamin Cavender nhận định.

Trước tình hình này, dường như Starbucks đang cố gắng chuyển hướng. Tháng 8 vừa qua, Starbucks đã bắt tay với Alibaba, hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, để bắt đầu cung cấp các dịch vụ giao cà phê.

Trong khi đó, các nhà sản xuất xe hơitoàn cầu cũng đang phải vật lộn để bắt kịp sự thay đổi tại Trung Quốc, nơi được coi là thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Các hãng xe phương Tây hiện đang bị đe dọa bởi tốc độ phát triển nhanh chóng của các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc. Francois Provost, Chủ tịch hãng xe Renaulttại châu Á-Thái Bình Dương cho biết, hãng này đang phải cạnh tranh với cả các doanh nghiệp truyền thống lẫn các đối thủ mới nổi tại Trung Quốc.

Ở lĩnh vực công nghệ, trong hai năm qua, thương hiệu Apple đình đám thế giới cũng đã đánh mất thị phần vào tay các hãng công nghệ Trung Quốc. Giới phân tích ước tính, doanh số bán hàng của iPhone tại Trung Quốc chiếm chưa tới 10%, trong khi tại Mỹ là khoảng 40%.Và hiện Apple đang phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ tại Trung Quốc như Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi.

Mo Jia, nhà nghiên cứu tại hãng Canalys cũng cho rằng, Apple đã trượt dốc khá nhiều tại thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây bởi sự đổi mới công nghệ mạnh mẽ từ các thương hiệu nội địa.

TRUNG DŨNG

Video liên quan

Chủ Đề