Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm học trường nào

Tên chương trình: Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm

[Quality Management and Food safety]

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ thực phẩm  [Food Science and Technology]

1. Mục tiêu đào tạo

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, phẩm chất như sau:

1.1. Về kiến thức

– Có những hiểu biết cơ bản về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng an ninh; truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản cần thiết về phòng thủ dân sự, kỹ năng quân sự; sẵn sang thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

– Hiểu, phân tích và đánh giá được hệ thống tri thức khoa học về: Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ứng dụng được các tri thức khoa học trên vào thực tiễn đời sống

– Vận dụng được các kiến thức cơ sở về toán, lý, hóa, sinh, trong tính toán và thiết kế các quá trình, thiết bị thường sử dụng trong công nghệ thực phẩm và kiến thức về xã hội, để   phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

– Vận dụng được các kiến thức cơ sở về toán, lý, hóa, sinh, trong tính toán và thiết kế các quá trình, thiết bị thường sử dụng trong công nghệ thực phẩm và kiến thức về xã hội, để   phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

– Phân tích, dự báo và giải thích các biến đổi vật lý, hóa học và hóa sinh diễn ra trong bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, phân biệt được bản chất của các quá trình công nghệ, biến đổi của nguyên liệu trong từng công đoạn của quy trình chế biến; Lựa chọn, tính toán các quá trình và thiết bị cơ học, hóa lý, sinh học và nhiệt học thường được sử dụng trong công nghệ thực phẩm;

–  Phân tích và đánh giá các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh, các quy định, tiêu chuẩn và luật vệ sinh an toàn thực phẩm; vận dụng và lựa chọn các phương pháp phân tích cơ bản và hiện đại trong phân tích chất lượng và an toàn thực phẩm;

– Vận dụng, phân tích tốt các kiến thức chuyên môn sâu về vi sinh vật, độc tố học và kiểm soát ngộ độc thực phẩm, Phân tích rủi ro trong sản xuất, Luật thực phẩm để xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất;

–  Vận dụng tốt kiến thức Dịch tễ học thực phẩm, Bệnh học thực phẩm, Quản lý chuỗi cung ứng, Kỹ thuật kiểm nghiệm và thanh tra an toàn thực phẩm trong kiểm tra, kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm tại cộng đồng.

– Vận dụng các kiến thức cơ sở và chuyên ngành công nghệ thực phẩm, kết hợp với khả năng khai thác, sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại trong việc tổng hợp và phân tích thông tin khoa học, soạn thảo đề cương và thực hiện một đề tài nghiên cứu.

– Hiểu biết cơ bản về kiến thức quản trị, điều hành, marketing, cũng như kiến thức về sinh thái môi trường có liên quan mật thiết đến lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

1.2. Về kỹ năng

– Phân tích, kiểm soát chất lượng nguyên liệu cũng như công nghệ và thiết bị trong chế biến các sản phẩm thực phẩm [sữa, rau quả, ngũ cốc, bánh kẹo, đồ uống có cồn, chè, cà phê, cacao, dầu thực vật…] , đặc biệt trên lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

 – Tham gia và độc lập xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho một quy trình chế biến sản phẩm thực phẩm cụ thể.

– Tham gia và độc lập tính toán các thông số công nghệ, lựa chọn máy và thiết bị, giám sát và kiểm tra các công đoạn của quy trình sản xuất.

– Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án

– Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn sản xuất các sản phẩm thực phẩm ở trong nước và quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Độc lập trong tổng hợp, phân tích thông tin, nghiên cứu và khám phá kiến thức mới thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Thành thạo trong kỹ năng viết, thuyết trình, thảo luận, làm chủ tình huống, cũng như khả năng tổ chức, tổng hợp ý kiến tập thể để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

– Đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm ở quy mô địa phương và vùng miền tại Việt Nam.

– Tóm tắt, giải thích được những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: Kiến thức cơ bản về máy tính và mạng máy tính; Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông [CNTT-TT]; An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng CNTT-TT; Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính; Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT.

– Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm thông dụng trên máy tính: Hệ điều hành; Quản lý tệp và thư mục; Một số phần mềm tiện ích về nén và giải nén tệp, diệt virus, an ninh mạng; Phần mềm soạn thảo văn bản để biên tập nội dung và định dạng văn bản ở mức cơ bản; Phần mềm bảng tính để tạo bảng tính và xử lý dữ liệu trên bảng tính ở mức cơ bản; Phần mềm trình chiếu để tạo một bản thuyết trình đơn giản; Trình duyệt web để xem, tìm kiếm thông tin, tham gia cộng đồng trực tuyến và sử dụng một số dịch vụ trên Internet; Sử dụng được phần mềm để gửi và nhận thư điện tử.

– Trình độ tiếng Anh tối thiểu đạt A2 theo khung tham chiếu chung Châu Âu hoặc tương đương. Sinh viên có thể nghe hiểu các đối thoại đơn giản; nghe hiểu ý chính các thông tin đơn giản trong đời sống xã hội thông thường.Có thể tham gia đối thoại đơn giản; bày tỏ ý kiến một cách hạn chế về các vấn đề văn hóa, xã hội và diễn đạt xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường. Đọc hiểu nội dung chính các tài liệu phổ thông liên quan đến các vấn đề văn hóa, xã hội quen thuộc bằng tiếng Anh.

– Có thể hiểu được các ý chính của một bài báo, báo cáo về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạtxử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;

– Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp kỹ thuật, tham gia xây dựng dự án trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm

– Đề xuất, phân tích và hiện thực hóa ý tưởng tạo sản phẩm mới

1.3. Về phẩm chất đạo đức

       – Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có khả năng thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội và đạo đức nghề nghiệp.

       – Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng thực tiễn sản xuất liên quan đến quản lý chất lượng thực phẩm

1.4. Định hướng nghề nghiệp của người tốt nghiệp sau khi học

Người học sau khi tốt nghiệp cử nhânchuyên ngành quản lí chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm có thể công tác tại các vị trí sau:

+ Chuyên viên, trong bộ phận kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm, phòng, sở… trực thuộc Bộ Y tế;

+ Làm việc tại các phòng quản lí chất lượng [QC: Quality control], giám sát, kiểm tra chất lượng [QA: Quality assurance]; tổ trưởng, quản lí và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh ngiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi;

+ Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về công nghiệp thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, dinh dưỡng, công nghệ sau thu hoạch…;

+ Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến thủy hải sản;

+ Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…

1.5. Định hướng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và quốc tế về công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến thủy hải sản, dinh dưỡng người…

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:  129TC  [Không tính giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng]

4. Ðối tượng tuyển sinh:

Những học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT, trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinh do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

       Theo quyết định số 2397/QĐ-HVN, ngày 13 tháng 08 năm 2015 về Quy định dạy và học đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

6. Thang điểm: Thang điểm 10 sau đó qui đổi thành thang điểm 4

7. Nội dung chương trình [tên và khối lượng các học phần]:

TT

Mã học phần

Tên học phần tiếng việt

Tên tiếng Anh của học phần

Số tín chỉ

Tên học phần
học trước

Bắt buộc

Tự chọn

Thuộc khối
kiến thức

Tổng

Lý thuyết

Thực hành

TỔNG SỐ PHẦN ĐẠI CƯƠNG

34

34

Đại cương

1

ML01001

Nguyên lý cơ bản của CN MLN 1

Principle of Marxism and Leninsm 1

2

2

0

x

2

ML01002

Nguyên lý cơ bản của CN MLN 2

Principle of Marxism and Leninsm 2

3

3

0

Nguyên lý cơ bản của CN MLN 1

x

3

ML01004

Đường lối CM của ĐCSVN

Revolutionary guideline of Vietnamese Commusist Party

3

3

0

Nguyên lý cơ bản của CN MLN 2

x

4

ML01005

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh ideology

2

2

0

x

5

ML01009

Pháp luật đại cương

Introduction to Laws

2

2

0

x

6

SN01032/

SN01034

Tiếng Anh 1/ Tiếng Pháp 1

English 1/ French 1

3

3

0

x

7

SN01033/

SN01035

Tiếng Anh 2/ Tiếng Pháp 2

English 2/ French 2

3

3

0

Tiếng Anh 1/ Tiếng Pháp 1

x

8

TH01011

Toán cao cấp

Higher mathematics

3

2.5

0.5

x

9

TH01007

Xác suất-Thống kê

Probability and Statistics

3

3

0

x

10

TH01002

Vật lý ĐC A1

General physics A1

2

2

0

x

11

MT01001

Hoá học ĐC

Fundamentals of Chemistry

2

1.5

0.5

x

12

TH01009

Tin học ĐC

Introduction to informaticcs

2

1

1

x

13

MT01004

Hoá phân tích

Analytical Chemistry

2

1

1

x

14

SH01001

Sinh học đại cương

General Biology

2

1.5

0.5

x

TỔNG SỐ PHẦN CƠ SỞ NGÀNH

19

19

Cơ sở ngành

15

CP02004

Hóa học thực phẩm

Food Chemistry

3

2

1

Hóa học ĐC

x

16

CP02006

Dinh dưỡng học

Nutrition

2

1.5

0.5

Hóa học thực phẩm

x

17

CP02007

An toàn thực phẩm

Food Safety

2

1.5

0.5

Vi sinh vật đại cương

x

18

CP02001

Vật lý học thực phẩm

Food Physics

2

2

0

x

19

MT02040

Phân tích thực phẩm

Food Analysics

2

1.5

0.5

x

20

CP02015

Kỹ thuật thực phẩm 1

Food Engineering 1

3

3

0

Vật lý học TP

x

21

CP02016

Kỹ thuật thực phẩm 2

Food Engineering 2

2

2

0

Vật lý học TP

x

22

CP02017

Kỹ thuật thực phẩm 3

Food Engineering 3

1

1

0

Vi sinh vật TP

x

23

CP02008

Vi sinh vật đại cương

General Microbiology

2

1.5

0.5

Sinh học ĐC

x

TỔNG SỐ PHẦN CHUYÊN NGÀNH

52

42

10/20.

Chuyên ngành

24

CP02014

Hóa sinh thực phẩm

Food Biochemistry

2

2

0

Hóa học thực phẩm

x

25

CP03007

Vi sinh vật thực phẩm

Food Microbiology

2

1.5

0.5

Vi sinh vật đại cương

x

26

CP03006

Đánh giá cảm quan thực phẩm

Food Sensory evaluation

2

1

1

Xác suất thống kê

x

27

CP03039

Bao gói thực phẩm

Food Packaging

2

1.5

0.5

Hóa học thực phẩm

x

28

CP03052

Phát triển sản phẩm

Product Development

2

1.5

0.5

Hóa học thực phẩm

x

29

CP03034

Độc tố học thực phẩm

Food Toxicology

2

2

0

An toàn thực phẩm

x

30

CP02011

Dịch tễ học dinh dưỡng

Nutritional Epidemiology

2

2

0

Xác suất thống kê

x

31

CP02012

Phân tích rủi ro

Risk analysis

2

2

0

An toàn thực phẩm

x

32

CP03001

Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng

Management System and Quality Assurance

2

2

0

Vi sinh vật TP

x

33

CP03003

Công nghệ sau thu hoạch

Postharvest handling
of agricultural products

3

3

0

x

34

CP02018

Công nghệ chế biến thực phẩm

Food Processing Technology

3

3

0

Kỹ thuật thực phẩm 3

x

35

CP03004

Công nghệ sinh học thực phẩm

Food biotechnology

2

1.5

0.5

Sinh học đại cương

x

36

CP02020

Thực tập kỹ thuật thực phẩm

Food Engineering Practice

1

0

1

Kỹ thuật thực phẩm 3

x

37

CP02019

Đồ án công nghệ chế biến

Design of food processing
technology

1

0

1

Công nghệ chế biến TP

x

38

CP03025

Đồ án chuyên ngành QLCL và ATTP

Project on Quality Management

1

0

1

Hệ thống QL và đảm bảo CL

x

39

CP03036

Kiểm nghiệm thực phẩm

Food testing

3

2.5

0.5

Hóa sinh ĐC

x

40

CP03050

Quản lý chuỗi cung ứng và truy nguyên nguồn gốc thực phẩm

Food supply chain management and traceability

2

1.5

0.5

An toàn thực phẩm

x

41

CP03051

Kỹ thuật thanh tra an toàn thực phẩm

Inspection Techniques in Food safety

2

1

1

An toàn thực phẩm

x

42

CP03023

Luật thực phẩm

Food Legislation

2

1

1

Hệ thống QL và đảm bảo CL

x

43

CP03065

Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Good Agricultural Practices

2

1.5

0.5

Hệ thống QL và đảm bảo CL

x

44

CP03022

Phụ gia thực phẩm

Food Additives

2

2

0

Hóa học ĐC

x

45

CP03069

Marketing thực phẩm

Food marketing

2

1.5

0.5

Marketing căn bản

x

46

CP03015

Vệ sinh công nghiệp

Industrial Hygiene

2

1.5

0.5

Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng

x

47

CP03056

Công nghệ chế biến ngũ cốc

Cereal Processing Technology

2

1.5

0.5

Kỹ thuật thực phẩm 3

x

48

CP03057

Công nghệ chế biến rau quả

Fruits and Vegetables Processing Techonology

2

1.5

0.5

Kỹ thuật thực phẩm 3

x

49

CP03058

Công nghệ chế biến sữa

Milk Processing technology

2

1.5

0.5

Kỹ thuật thực phẩm 3

x

50

CP03028

Công nghê sản xuất đồ uống có cồn

Alcoholic beverages Processing Technology

2

1.5

0.5

Kỹ thuật thực phẩm 3

x

51

CP03020

Công nghệ chế biến chè

Tea Processing Technology

2

1.5

0.5

Hóa học thực phẩm

x

52

CP03054

Công nghệ sản xuất bánh kẹo

Confectionery Processing Technology

2

1.5

0.5

Kỹ thuật thực phẩm 3

x

53

CP03019

Công nghệ sản xuất dầu thực vật

Technology for processing vegetable oil

2

1.5

0.5

Kỹ thuật thực phẩm 3

x

TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

2

2

54

SN03022

Tiếng anh chuyên ngành CNTP

English for Food Science and Technology

2

2

0

x

THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

4

4

55

CP03075

Thực tập nghề nghiệp

Vocational training

4

0

4

x

PHẦN BỔ TRỢ

8

6

2/6.

Bổ trợ

56

MT01008

Sinh thái môi trường

Ecology and Enviroment

2

2

0

x

57

KQ03107

Makerting căn bản 1

Basics of Marketing 1

2

1.5

0.5

x

58

KT01001

Kinh tế Việt Nam

Vietnam Economics

2

2

0

x

59

SN01020

Làm việc theo nhóm

Teamwork

2

1

1

x

60

KQ03212

Quản trị học 1

Principles of Management

2

1.5

0.5

x

61

SN01023

Phương pháp tiếp cận khoa học

Scientific Approach Methodologies

2

1.5

0.5

x

TỔNG SỐ PHẦN THAY THẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

10

10/10.

62

CP03066

Bệnh học thực phẩm

Food borne disease

2

1.5

0.5

Vi sinh vật ĐC

x

10 tín chỉ thay thế
khóa luận tốt nghiệp

63

CP03067

Quản lý bếp ăn công nghiệp

Industrial catering management

2

1.5

0.5

Hệ thống QL và đảm bảo CL

x

64

CP03068

Kỹ thuật sinh học phân tử và miễn dịch trong phân tích thực phẩm

Molecular Biological Methods in Food Analysis

2

2

0

Công nghệ sinh học TP

x

65

CP03070

Truyền thông GDATVSTP

Food Safety and Hygiene: Communication and education

2

1.5

0.5

Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng

x

66

CP03071

Kiểm soát ngộ độc thực phẩm

Foodborne Illness Outbreak Management

2

1.5

0.5

An toàn thực phẩm

x

129

107

22/+10

8. Kế hoạch giảng dạy[ Mẫu tiến trình]

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần

CP02001. Vật lý học thực phẩm [Food physics]. [2TC : 2 – 0 – 4]. Giới thiệu các khái niệm cơ bản trong vật lý thực phẩm; Cân bằng vật chất, cân bằng năng lượng; Truyền khối trong công nghiệp thực phẩm; Lưu biến thực phẩm; Truyền nhiệt ứng dụng. Môn học trước

CP02004. Hóa học thực phẩm [Food chemistry][3TC : 2 – 1 – 6]. Nước và các chất khoáng trong thực phẩm; Protein thực phẩm; Glucid thực phẩm; Lipid thực phẩm; Các chất có nguồn gốc thứ cấp và chất độc có trong nông sản thực phẩm; Chất màu và chất thơm. Học phần học trước: Hóa học đại cương.

CP02006. Dinh dưỡng học [Nutrition]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng; Tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng; Dinh dưỡng bệnh tật và sức khoẻ cộng đồng; Chế độ dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng khác nhau; Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng; Thực phẩm chức năng; An ninh lương thực thực phẩm. Học phần học trước: Hóa học thực phẩm.

CP02007. An toàn thực phẩm [Food safety]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Ngộ độc thực phẩm do tác nhân sinh học; Ngộ độc thực phẩm do tác nhân hóa học; Hệ thống HACCP và các chương trình tiên quyết; Các quy định và tiêu chuẩn của Việt Nam về  chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Học phần học trước: Vi sinh vật đại cương.

CP02008. Vi sinh vật đại cương [General microbiology][2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Nhóm vi sinh vật nhân sơ; Nhóm vi sinh vật nhân chuẩn; Vi sinh vật phi bào-virus; Trao đổi chất của vi sinh vật; Sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật; Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới hoạt động sống của vi sinh vật. Học phần học trước: Sinh học đại cương.

CP02011. Dịch tễ học dinh dưỡng [Nutritional Epidemiology]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Các tỷ lệ thường dùng trong dịch tễ học dinh dưỡng;  Phương pháp lấy mẫu và các test thống kê thường dùng; Các phương án nghiên cứu dịch tễ học dinh dưỡng; Sàng lọc, liên quan và nhân quả; Xây dựng mô hình đánh giá tình hình dinh dưỡng ở cộng đồng và các phương  pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng; Đánh giá các dự án dinh dưỡng; Thực hành đề tài dịch tễ học dinh dưỡng. Học phần học trước: Xác suất thống kê.

CP02012. Phân tích rủi ro [Risk analysis]. [2TC:2 – 0 – 4]. Giới thiệu chung; Đánh giá rủi ro; Quản lý rủi ro; Truyền thông về rủi ro. Học phần học trước: An toàn thực phẩm.

CP02014. Hóa sinh thực phẩm [Food biochemistry]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Enzym – chất xúc tác sinh học; Trao đổi chất carbohydrate; Trao đổi chất lipid; Trao đổi chất aminoacid và protein; Trao đổi chất nucleic acid trong cơ thể người. Học phần học trước: Hoá học thực phẩm.

CP02015. Kỹ thuật thực phẩm 1 [Food Engineering 1]. [3TC: 3 – 0– 6]. Mở đầu; Quá trình nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt; Quá trình và thiết bị làm giảm kích thước; Quá trình và thiết bị phân tách hỗn hợp lỏng- rắn; Quá trình và thiết bị phân tách hỗn hợp rắn; Quá trình và thiết bị đặc biệt khác. Học phần học trước: Vật lý thực phẩm.

CP02016. Kỹ thuật thực phẩm 2 [Food engineering 2]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Mở đầu; Quá trình và thiết bị chưng cất; Quá trình và thiết bị trích ly rắn – lỏng; Quá trình và thiết bị hấp phụ và trao đổi ion; Quá trình và thiết bị cô đặc; Quá trình và thiết bị sấy; Quá trình và thiết bị kết tinhHọc phần học trước: Vật lý thực phẩm.

CP02017. Kỹ thuật thực phẩm 3 [Food engineering 3]. [1TC : 1 – 0– 2]. Phần mở đầu; Quá trình và thiết bị lên men; Quá trình và thiết bị công nghệ enzyme. Học phần học trước: Vi sinh vật  thực phẩm.

CP02018. Công nghệ chế biến thực phẩm [Food Processing Technology]. [3TC : 3 – 0 – 6]. Đặc tính của thực phẩm và lí thuyết trong chế biến thực phẩm; Chuẩn bị nguyên liệu thô; Làm nhỏ kích thước; Quá trình phối trộn và tạo hình; Tách và cô các thành phần của thực phẩm; Lên men và công nghệ enzyme; Chần; Thanh trùng; Tiệt trùng bằng nhiệt; Bay hơi và chưng cất; Ép đùn; Sấy; Nướng và rang; Chiên; Chế biến nhiệt trực tiếp và gián tiếp; Lạnh đông; Sấy thăng hoa và làm khô bằng cách cho đóng băng;  Phủ ngoài; Bao gói; Quản lí nguyên liệu, bảo quản sản phẩm và phân phối. Học phần  học trước: Kỹ thuật thực phẩm 3.

CP02020. Thực tập kĩ thuật thực phẩm [Food Engineering Practice]. [1TC : 0 – 1 – 2]Mở đầu; Các quy định trong xưởng thực tập; Nguyên lí cơ bản và hướng dẫn vận hành các thiết bị trong xưởng; Các bài thực hành công nghệ trong xưởng thực tập; Hướng dẫn viết báo cáo thực hành. Học phần học trước: Kĩ thuật thực phẩm 1.

CP03001. Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng [Management System and Quality Assurance]. [2TC: 2 – 0  – 4].Chất lượng thực phẩm; Hoạt động quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm; Kỹ thuật lấy mẫu kiểm tra trong sản xuất; Kỹ thuật kiểm tra thống kê trong sản xuất; Hệ thống quản lý chất lương theo Iso 9000; Hệ thống quản lý chất lượng theo Iso 22000; Hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP; Giới thiệu một số hệ tiêu chuẩn quản lý chất lượng trên thế giới. Học phần học trước: Vi sinh vật thực phẩm.

CP03003. Công nghệ sau thu hoạch [Postharvest handling of agricultural products]. [3TC : 2 – 1– 6]. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản sau thu hoạch; Thu hoạch và quản lý sản phẩm trên đồng ruộng; Sơ chế nông sản sau thu hoạch; Nguyên lý và phương pháp bảo quản nông sản; Vận chuyển phân phối – tiêu thụ nông sản; Chất lượng và quản lý chất lượng nông sản sau thu hoạch.

CP03004. Công nghệ sinh học thực phẩm [Food biotechnology]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4].   Cơ sở của CNSH; Ứng dụng của thực vật chuyển gen; Các công nghệ sử dụng nấm men và sản phẩm; Các công nghệ sử dụng vi khuẩn và sản phẩm; Enzyme có nguồn gốc vi sinh vật; Công nghệ sinh học trong đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Học phần học trước:  Vi sinh vật đại cương.

CP03006. Đánh giá cảm quan thực phẩm [Food Sensory Evaluation]. [2TC : 1 – 1 – 4]. Chất lượng cảm quan và phân tích cảm quan thực phẩm; Cơ chế hoạt động của cơ quan cảm giác; Phép thử cảm quan; Tổ chức buổi thử cảm quan. Học phần học trước: Xác suất thống kê.

CP03007. Vi sinh vật ứng dụng trong thực phẩm [Food Microbiology]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Hệ vi sinh vật thực phẩm; Các quá trình lên men; Quá trình phân giải các hợp chất chứa Nito; Quá trình sinh tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học cao nhờ vi sinh vật; Phương pháp phân tích vi sinh vật trong thực phẩm. Học phần học trước: Vi sinh vật đại cương.

CP03015. Vệ sinh nhà máy thực phẩm [Food plant sanitation]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4].   Tổng quát về vệ sinh khử trùng nhà máy thực phẩm; Vi sinh vật và Thực phẩm; Các nguy cơ gây nhiễm độc và giảm chất lượng thực phẩm; Vệ sinh cá nhân và Quy trình xử lý thực phẩm vệ sinh; Các hợp chất tẩy rửa và Phương pháp vệ sinh khử trùng; Hệ thống tẩy rửavà vệ sinh khử trùng; Phế thải thực phẩm; Kiểm soát dịch hại; Vệ sinh khử trùng nhà máy sản xuất các sản phẩm rau quả; Quản lý và chất lượng của hệ thống vệ sinh khử trùng nhà máy thực phẩm. Học phần học trước: Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng.

CP03019. Công nghệ Dầu thực vật [Technology of vegetable oil]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Hoá học dầu thực vật; Những nguyên liệu chứa dầu thực vật; Công nghệ khai thác dầu thực vật; Kỹ thuật tinh chế dầu thực vật; Kiểm tra chất lượng dầu thực vật; Chế biến dầu thực vật. Học phần học trước: Kỹ thuật thực phẩm 3.

CP03020. Công nghệ chế biến chè [Tea processing technology]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4].   Giới thiệu chung; Nguyên liệu trong chế biến chè; Công nghệ chế biến chè đen; Công nghệ chế biến chè xanh; Công nghệ chế biến các loại chè bán lên menHọc phần học trước: Hóa học thực phẩm.

CP03022. Phụ gia thực phẩm [Food additives]. [2TC : 1.5 – 0.5 – 4]. Phụ gia dùng trong bảo quản thực phẩm; Phụ gia làm thay đổi cấu trúc sản phẩm; Phụ gia làm thay đổi  tính chất cảm quan của sản phẩm; Phụ gia hỗ trợ kĩ thuật chế biến. Học phần học trước: Hóa học đại cương.

CP03023. Luật thực phẩm [Food Legistration]. [2TC : 1 – 1 – 4]. Khái niệm chung về luật thực phẩm; Tiêu chuẩn hóa và Luật thực phẩm; Luật An toàn thực phẩm; Quy chế ghi nhãn mác hàng hóa; Trình tự xuất nhập khẩu thực phẩm; Luật sở hữu trí tuệ; Luật thực phẩm trên thế giới. Học phần học trước: Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng.

CP03025. Đồ án Quản lý chất lượng [Project on Quality Management]. [1TC: 0 – 1 – 2]. Mở đầu; Thuyết minh quy trình công nghệ; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001-2008; Lập kế hoạch HACCP. Học phần học trước: Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng.

CP03028. Công nghệ sản xuất đồ uống có cồn [Alcoholic beverage processing technology]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4].Công nghệ sản xuất cồn; Công nghệ sản xuất vang; Công nghệ sản xuất bia. Học phần học trước: Kỹ thuật thực phẩm 3.

CP03034. Độc tố học thực phẩm [Food Toxicology]. [2TC : 2 – 0 – 4]. Xâm nhập, chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể; Các chất độc tự nhiên; Độc tố trong công nghiệp thực phẩm; Độc tính hoá chế; Một số biện pháp phòng tránh và loại trừ. Học phần học trước: An toàn thực phẩm.

+                                 CP03036. Kiểm nghiệm thực phẩm [Food testing] [3TC:2,5 – 0,5 – 6]. Phương pháp lấy mẫu; Phân tích cảm quan; Phân tích lý hóa; Phân tích vi sinh; Phân tích độc chất trong thực phẩm; Đánh giá một số mặt hàng thực phẩm. Học phần học trước: Hóa sinh đại cương.

CP03039. Công nghệ bao gói thực phẩm [Food packaging technology]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Đặc điểm của TP; Các nguyên nhân gây hư hỏng TP;. Vai trò và chức năng của bao gói TP; Vật liệu bao gói; Đóng gói TP; Tái sử dụng và tái sản xuất bao bì; Bao gói và môi trường. Học phần  học trước: Hóa học thực phẩm.

CP03050. Quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm [Food supply chain management and traceability]. [2TC:1,5 – 0,5 – 4]. Giới thiệu về chuỗi cung ứng thực phẩm; Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và tính an toàn của thực phẩm trong chuỗi cung ứng; Những yếu tố tác động đến năng lực của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng thực phẩm; Nguyên tắc và hoạt động quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi cung ứng; Vai trò của các cơ quan chức năng trong việc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi cung ứng;  Lợi ích và sự cần thiết phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm; Nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của một hệ thống truy xuất nguồn gốc; Định dạng thông tin và phương thức trao đổi thông tin truy xuất nguồn gốc; Các quy định quốc tế và Việt nam về truy xuất nguồn gốc thực phẩm; Các phương pháp truy xuất nguồn gốc thông dụng và phương tiện, công cụ hỗ trợ phục vụ cho việc truy xuất. Học phần học trước: An toàn thực phẩm.

CP03051. Kỹ thuật thanh tra an toàn thực phẩm [Inspection Techniques in Food safety]. [2TC: 1 – 1 – 4]. Một số khái niệm chung; Tài liệu căn cứ pháp lý thực hiện thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm; Nguyên tắc tổ chức thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm; Giám sát, điều tra, xử lý các vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Học phần học trước: An toàn thực phẩm.

CP03052. Phát triển sản phẩm thực phẩm [Food Product Development][2TC:1,5 –    0,5 – 4]. Giới thiệu chung; Kiến thức cơ bản trong phát triển sản phẩm thực phẩm; Người tiêu dùng trong phát triển sản phẩm; Quy trình phát triển sản phẩm. Học phần học trước: Hóa học thực phẩm.

CP03054. Công nghệ sản xuất bánh kẹo [Confectionery processing technology]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Phân loại bánh kẹo; Nguyên liệu trong sản xuất bánh kẹo; Công nghệ sản xuất bánh bích quy; Giới thiệu về bánh gia vị và các loại bánh khác; Công nghệ sản xuất kẹo. Học phần  học trước: Kỹ thuật thực phẩm 3.

CP03055. Sinh viên trực tiếp tham gia thực hành sản xuất tại các cơ sở chế biến. Học phần học trước : Từ học kỳ thứ 5 đối với Ngành CNSTH, từ học kỳ thứ 6 đối với Ngành CNTP.

CP03056 :Công nghệ chế biến ngũ cốc [Cereal Processing Technology]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Cơ sở khoa học về ngũ cốc; Sản xuất tinh bột; Sản xuất gạo và một số sản phẩm từ gạo ;Sản xuất các sản phẩm từ bột mì . Học phần trước :Kỹ thuật thực phẩm 3.

CP03057. Công nghệ chế biến rau quả [Fruit and Vegetable Processing]. [2TC: 1,5 – 0,5 – 4]. Nguyên liệu rau quả; Đóng hộp rau quả; Lên men rau quả; Sấy  rau quả; Lạnh đông rau quả. Học phần học trước: Kỹ thuật thực phẩm 3.

CP03058. Công nghệ chế biến sữa [Milk Processing Technology]. [2TC : 1,5 – 0,5 – 4]. Sữa nguyên liệu; Một số quá trình cơ bản trong quá trình sản xuất các sản phẩm sữa; Một số sản phẩm sữa. Học phần học trước: Kỹ thuật thực phẩm 3

CP03065. Quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt [Good Agricultural Practices]. [2TC: 1,5 – 0,5 – 4]. Tầm quan trọng của thực hành nông nghiệp tốt trong chuỗi cung ứng nông sản; Giới thiệu các tiêu chuẩn thực hành  nông nghiệp tốt; Các vấn đề chung về thực hành nông nghiệp tốt [GAP]; Thực hành nông nghiệp tốt [GAP] trong sản xuất cây trồng; Thực hành nông nghiệp tốt [GAP] trong chăn nuôi; Tổ chức tập huấn về thực hành nông nghiệp tốt GAP; Thuận lợi và khó khăn trong việc thực hành nông nghiệp tốt [GAP] ở Việt Nam. Học phần học trước: Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng.

CP03066. Bệnh học thực phẩm [Food borne disease]. [2TC: 2 – 0 – 4]. Mối liên hệ giữa thực phẩm và bệnh tật; Chi phí cho ô nhiễm thực phẩm và lợi ích của công tác phòng chống; Các bệnh truyền qua thực phẩm; Chiến lược phòng ngừa và kiểm soát bệnh thực vật và động vật có ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm; Các phương pháp xác định một số bệnh truyền qua thực phẩm. Học phần học trước: Vi sinh vật đại cương.

CP03067. Quản lý bếp ăn công nghiệp [Industrial catering management]. [2TC:1,5 – 0,5 – 4]. Thiết kế bếp ăn công nghiệp;  Các thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ bếp ăn công nghiệp; Nhân viên bếp ăn công nghiệp; Phương pháp lên thực đơn; Vận hành bếp ăn công nghiệp; An toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn công nghiệp. Học phần học trước: Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng.

CP03068. Kỹ thuật sinh học phân tử và miễn dịch trong phân tích thực phẩm [Molecular Biological Methods in Food Analysis]. [2TC:2 – 0 – 4]. Các mục tiêu trong phân tích thực phẩm; Phương pháp chuẩn bị mẫu và tách chiết phân tử mục tiêu trong thực phẩm; Phương pháp PCR và các loại  PCR trong phân tích thực phẩm; Phương pháp lai phân tử; Phương pháp immunochemical assay và Biosensor trong phân tích thực phẩm. Học phần học trước: Công nghệ sinh học thực phẩm.

CP03069. Marketing thực phẩm [Food marketing]. [2TC:1,5 – 0,5 – 4]. Giới thiệu chung; Khái quát về marketing; Thị trường và người tiêu dùng thực phẩm; Marketing trong doanh nghiệp thực phẩm. Học phần học trước:

CP03070. Truyền thông giáo dục An toàn vệ sinh thực phẩm [Food Safety and Hygiene: Communication and education]. [2TC:1,5 – 0,5 – 4]. Một số vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm; Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm; Ngộ độc thực phẩm; Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm; Các phương pháp và kỹ năng truyền thông; Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm; Hướng dẫn thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm. Học phần học trước: An toàn thực phẩm.

CP03071. Kiểm soát ngộ độc thực phẩm [Foodborne Illness Outbreak Management]. [2TC:1,5 – 0,5 – 2]. Một số khái niệm chung; Đặc điểm dịnh tễ học ngộ độc thực phẩm; Nguyên tắc kiểm soát ngộ độc thực phẩm; Giám sát, điều tra, xử lý và thống kê ngộ độc thực phẩm. Học phần học trước: An toàn thực phẩm.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề