Đẹp người đẹp nết nghĩa là gì

Phải đặt ra câu hỏi đó vì trong thời buổi rộn ràng các cuộc thi hoa hậu, cái đẹp thể hình đang lên ngôi với những vòng đo cụ thể được trình diễn công khai trên sân khấu cho mọi người “thực mục sở thị”.

Một bức ảnh về Hoa hậu Việt Nam 2008 được lưu hành rộng rãi trên thế giới mạng: mặc áo “làm tình” đi thi!

Tờ “Văn nghệ Trẻ” [29/9/2002] từng kêu lên về một trong những cuộc thi hoa hậu rằng “sắc đẹp ở đây đã bị “thịt da hóa” quá nhiều”. Ấy thế mà người đẹp hôm nay còn chụp ảnh “nuy” để làm từ thiện thì liệu có “bảo thủ” không khi ông cha ta luôn răn dạy con cái là “cái nết đánh chết cái đẹp”?

Nhưng sao lại phải gây sự đòi “đánh chết” nhau khi cả hai đều là những báu vật của con người. Một đằng là báu vật thuần túy của trời cho, một đằng là sản phẩm của giáo dục và rèn luyện. Nhưng nếu sự đời đơn giản đến vậy thì đã không thành chuyện.

Vậy thì “vẻ đẹp thuần Việt” được thể hiện ở “vẻ đẹp tâm hồn” hay “nhan sắc”? Vụ “xì căng đan” của Hoa hậu vừa đăng quang đang khiến công luận bức xúc, buộc người ta phải suy ngẫm lại những điều mà có người cho là “bảo thủ”, lỗi thời khi tiến trình hội nhập đi vào chiều sâu, đòi hỏi một sự cởi mở và thông thoáng trong tư duy.

Tạo ra một không gian rộng mở và thoáng đạt trong hoạt động tư tưởng, hoạt động văn hóa nghệ thuật thì đúng đang là nhu cầu nóng bỏng của cuộc sống, có ý nghĩa lớn đến hội nhập và phát triển.Thế nhưng, sẽ rất không đúng khi nhân danh sự thông thoáng và cởi mở mà nghĩ rằng cái nết chào thua cái đẹp.

Đúng là phải trở lại khái niệm đẹp trong lý tưởng thẩm mỹ hàm chứa thuần phong mỹ tục của dân tộc mang sắc thái triết lý phương Đông. Lý tưởng ấy liệu có phải là cái đang dẫn dắt thị hiếu của một bộ phận lớp trẻ háo hức dõi theo những hiện tượng văn hóa đang có chiều hướng bùng phát mà có người gọi là “hội chứng thi hoa hậu” không?

Các “hiện tượng văn hóa” ấy đang tác động đến đời sống xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ảnh hưởng tốt được phát huy và ảnh hưởng xấu cũng lan tỏa. Mà thói thường, cái xấu lan tỏa nhanh hơn cái tốt. Theo tư liệu thống kê gần đây nhất, tỷ lệ thanh, thiếu niên xem phim “sex” gia tăng tỷ lệ thuận với tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội hiếp dâm.

Chính vì thế, trao đổi lại vấn đề cái nết và cái đẹp trong truyền thống thẩm mỹ dân tộc chắc không là tiếng kèn lạc điệu mà có khi lại là một tiếng chuông cảnh báo.

Thật ra, cả ở phương Đông và phương Tây, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người, thuộc tính người.

Được diễn đạt dưới nhiều cách khác nhau, nhưng phẩm chất của con người chính là sự gắn bó, đan kết của chân, thiện, mỹ. Cái đẹp [mỹ] có mối tương tác hài hòa với cái đúng [chân] và cái tốt [thiện]. Con người luôn là nơi xuất phát và cũng là điểm đến cuối cùng của mọi luận bàn về khái niệm đẹp, luôn chiếm giữ vị trí trung tâm trong nội hàm của khái niệm ấy. Và trong truyền thống văn hóa của dân tộc, phẩm chất của con người là mối quan tâm hàng đầu của các bậc thức giả.

Ngẫm cho kỹ, khi ông cha ta nói quá đi mối tương quan giữa cái nết và cái đẹp là cũng chỉ để đề cao con người, đề cao cái đẹp của con người, chứ không nhằm đối lập giữa cái đẹp và cái nết đều là những giá trị quý báu của con người.

Chỉ có điều, vì “cái nết” thể hiện tập trung nhất thuộc tính người, chỉ có ở con người, nên đưa “nết” lên trước là có cái lý của nó, cái lý của sự “chuyên chú ở con người”. Nó chỉ răn dạy người đẹp đừng mất nết để làm phôi pha, gây phản cảm với cái đẹp, thậm chí triệt tiêu cái đẹp. Cái nết bổ sung và hoàn thiện cái đẹp nhằm tôn vinh những ai vừa “đẹp người” vừa “đẹp nết”.

Cái vẻ đẹp “thuần Việt”, hãy cứ tạm dùng cái khái niệm khó giải trình được chính xác này, nếu có, phải thể hiện cho được những điều vừa gợi lên ở trên. Với quan điểm đặt nặng cái đẹp ngoại hình, không chú ý đến cái đẹp nội tâm mà học vấn là một điểm tựa rất cơ bản thì e là không thể gọi là “thuần Việt” được. Từ xưa ca dao đã có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”, nếu thế thì phải xóa sổ các cuộc thi hoa hậu mất!

Nhưng liệu có cần phải nghĩ kỹ, phân tích kỹ chiều sâu của logic triết lý trong sự đúc kết nói trên không? Cái đẹp hình thể là của trời cho, vì vậy mà phải biết giữ gìn ân huệ của tạo hóa, trân trọng cái vốn tự có ấy bằng sự nuôi dưỡng cái đẹp tâm hồn nhằm hoàn thiện cái đẹp hình thể. Cái đẹp tâm hồn ấy ẩn chứa trong điều mà ông cha ta gọi là “cái nết”.

Và trong thời đại của nền văn minh trí tuệ mà chúng ta đang sống thì nền tảng cơ bản của vẻ đẹp tâm hồn ấy phải là học vấn. Với dân tộc ta, điều này càng có ý nghĩa vì “Nước ta là một nước văn hiến. Điều đó có nghĩa là trọng học vấn và trọng người có học... vì đó là những của quý không gì thay thế được của một nước, một dân tộc. Có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” [Phạm Văn Đồng].

Một câu hỏi bật lên từ “hội chứng thi hoa hậu”: Liệu có cần dồn sức lực và thời gian, nhất là thế hệ trẻ để phấn đấu cho cái “có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá”, thay vì thúc đẩy những nhu cầu cảm thụ một số sản phẩm văn hóa ngoại nhập mà một bộ phận lớp trẻ đang ngấu nghiến chưa kịp tiêu hóa, nhân danh hội nhập văn hóa hay không?

Đừng quên rằng, chân trời càng rộng mở, vận hội càng vẫy gọi, tiến trình hội nhập đi vào chiều sâu thì thử thách càng gay gắt. Mà, gay gắt còn vì nước ta vẫn đang là một nước kém phát triển. Ấy vậy mà với số tiền bỏ ra cho các cuộc thi hoa hậu có thể xây dựng một trường đại học chất lượng cao như có người đã tính toán.

Đương nhiên, mỗi việc đều có ý nghĩa đặc thù, không thể nhất bên trọng, nhất bên khinh, vấn đề là điểm dừng cần thiết dưới một tầm nhìn nghiêm cẩn và có trách nhiệm.

Vả lại, nước ta vẫn đang bị xếp vào loại nước nghèo nên nhịp độ khá dồn dập của các cuộc thi hoa hậu tỉnh, thành phố; hoa hậu vùng, hoa hậu ngành; hoa hậu toàn quốc; hoa hậu hoàn vũ... thu hút không ít nguồn vốn xã hội liệu có thỏa đáng không, có gây phản cảm cho những người đang vất vả, thậm chí kiệt sức trong cuộc vật lộn với đói nghèo, lạc hậu để mưu sinh không?

Đúng là văn hóa không thể khép kín, sự hội nhập và tiếp nhận văn hóa bên ngoài là nhu cầu để phát triển văn hóa dân tộc. Chỉ có điều, quá trình tiếp biến văn hóa là quá trình thanh lọc, tuyển chọn và tiếp thu để làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Biện chứng của vận động và phát triển cho thấy tương tác văn hóa là một trong những điều kiện của phát triển trong thời đại hiện nay.

Bản lĩnh dân tộc đang đối diện với những thử thách chưa có tiền lệ. Thanh lọc, tuyển chọn và tiếp thu văn hóa bên ngoài cũng là một trong những thử thách ấy.

Đã đến lúc cần có một hồi chuông cảnh báo những bước quá đà. Cần có một cách nhìn nghiêm túc về hoa hậu và các cuộc thi hoa hậu, những hiện tượng văn hóa đang diễn ra với nhận thức “văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội”.

TƯƠNG LAI

Bài làm

Người xưa có câu: “Trông mặt mà bắt hình dong”, quan niệm coi trọng về hình thức, lấy hình thức làm thước đo có lẽ đã in sâu trong tư tưởng của chúng ta, tuy nhiên cha ông ta cũng khuyên con cháu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn/Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Vế đầu của câu tục ngữ là nói đến cách đáng giá về gỗ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Gỗ là nguyên liệu dùng để làm nên đồ dùng trong nhà, xưa kia còn là dùng để làm nhà, làm cột,… là nguyên liệu vô cùng quan trọng mà biểu hiện cho sự vững chãi vì vậy, gỗ càng tốt, đồ dùng sẽ càng bền, dùng càng lâu. Phẩm chất của gỗ là gái trị bên trong, nội tại của gỗ mà ta không thể nhìn bằng mắt thường còn nước sơn là lớp chất phủ bên ngoài gỗ để làm tăng thêm vẻ đẹp cho tấm gỗ ấy. Nước sơn càng tốt thì trông tấm gỗ càng đẹp. Thế nhưng khi dùng đồ vật, người dùng khôn ngoan là người biết ưu tiên cho tính chất bền của đồ vật ấy, còn nước bên ngoài chỉ là phụ. Nếu một tấm gỗ tốt mà được sơn bằng lớp sơn không tốt thì đồ vật mà gỗ làm nên vẫn tốt cho sử dụng nhưng tấm gỗ không tốt dù có được sơn bằng lớp sơn tốt đến mấy cũng sẽ nhanh hỏng, không bền. Vậy thì nên ưu tiên tấm gỗ có phẩm chất tốt hơn bởi hình thức không quá quan trọng, dù đẹp đến đâu mà người sử dụng không thể sử dụng được thì cũng chỉ là một đồ bỏ đi, còn dù tấm gỗ xấu mà giúp ích cho người sử dụng thì đáng được trân trọng. Điều này cũng đúng với cách nhìn nhận con người. Phẩm chất nội tại của gỗ chính là cái nết của con người, phẩm chất bên trong con người còn lớp sơn chỉ là hình thức, vẻ bề ngoài. Một người mà có vẻ bề ngoài đẹp mà tấm lòng không tốt thì không đáng được yêu quý, ngược lại, tuy bề ngoài không may mắn được đẹp mà có tấm lòng đẹp thì đáng được trân trọng. Hình thức là thứ rồi sẽ qua đi theo thời gian và chỉ là cái nhất thời, chỉ có bản chất của một con người mới theo người đó mãi mãi và là thứ tiên quyết để quyết định giá trị của con người đó. Hình thức đôi khi chỉ là yếu tố may mắn mà có còn tính nết là cả một quá trình rèn luyện và tính nết của con người quy định đó là kẻ xấu hay người tốt, là người đáng được trân trọng hay không.

Xem thêm:  Ý nghĩa câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”

Chúng ta có thể thấy trong chuyện “Chí Phèo” của Nam Cao, Bà Ba Bá Kiến xinh đẹp, quyến rũ lại là nguyên nhân khiến cho Chí Phèo từ một người lương thiện phải vào tù, trở thành một “con quỷ” còn Thị Nở tuy xấu xí nhưng lại biết chăm sóc cho Chí Phèo khi bệnh nặng, không kì thị Chí như những người làng, tấm lfong của Thị đã cảm hóa được Chí, khiến cho Chí có khát khao quay về con đường lương thiện. Đúng là “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”.

Tuy vậy, chúng ta cũng cần hiểu là trong thời buổi như hiện nay, hình thức cũng vô cùng quan trọng vì vậy hãy biết chăm sóc bản thân cả về nhân hình lẫn nhân cách để trở thành một người vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, sẽ được nhiều người yêu quý cũng như gặt hái được nhiều thành công hơn. Bởi một tấm gỗ tốt mà được sơn bằng nước sơn đẹp thì sẽ trở nên càng có giá trị hơn. Nhưng cũng cần phê phán những kẻ chỉ biết coi trọng hình thức, ý lại có một hình thức đẹp mà không tu dưỡng đạo đức, đồng thời cũng lên án những kẻ coi thường, lấy hình thức không đẹp của người khác ra làm trò cười.

Hình thức không phải là tất cả, con người ta coi trọng nhau là ở tính nết, cách sống, cách đối nhân xử thế. Hình thức chỉ là nhất thời chỉ có tấm lòng mới giúp cho người gần người hơn.

Xem thêm:  Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến của nước ta

  • tốt gỗ hơn tốt nước sơn xấu người xấu nết còn hơn

Video liên quan

Chủ Đề