Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai trò của nước trong tế bào

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong Hồi Sức cấp cứu.

Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, cần thiết cho sức khỏe và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Vai trò của nước trong cơ thể người bao gồm loại bỏ chất thải, điều hòa thân nhiệt và giúp bộ não hoạt động.

Tỷ lệ nước trong cơ thể người đóng vai trò rất quan trọng để duy trì thân nhiệt. Cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi khi hoạt động thể chất và trong môi trường nóng.

Mồ hôi giúp làm mát cơ thể nhưng thân nhiệt sẽ tăng lên nếu bạn không bổ sung đủ lượng nước đã mất. Khi bị mất nước, cơ thể cũng sẽ mất chất điện giải và huyết tương. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, hãy đảm bảo uống nhiều nước để bù đủ chất lỏng.

Cơ thể sử dụng nước để đổ mồ hôi, đi tiểu và đại tiện, cụ thể:

  • Mồ hôi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi bạn tập thể dục hoặc ở nhiệt độ nóng;
  • Bạn cần đủ nước trong cơ thể người để hình thành phân và tránh táo bón;
  • Thận đóng vai trò chính trong việc lọc chất thải thông qua tiểu tiện. Uống đủ nước sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa sỏi thận.

Thiếu nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh về bài tiết chất thải như táo bón

Uống nhiều nước trong khi hoạt động thể chất là điều cần thiết. Trung bình một vận động viên sẽ mất tới 6 -10% trọng lượng cơ thể thông qua mồ hôi trong khi vận động. Người tham gia tập luyện sức bền hoặc các môn thể thao cường độ cao, như bóng rổ, dễ bị mất nước hơn.

Bù đủ nước sẽ tác động đến sức mạnh và khả năng chịu đựng của bạn. Nếu tập thể dục dưới trời nóng mà không uống đủ nước sẽ dẫn đến các tình trạng y tế nghiêm trọng, như tụt huyết áp và tăng thân nhiệt. Mất quá nhiều nước còn có thể gây co giật và thậm chí là tử vong.

Kích hoạt quá trình trao đổi chất cũng là một tác dụng của nước trong cơ thể, ảnh hưởng tích cực đến mức năng lượng. Một nghiên cứu ở cả nam và nữ cho thấy uống 500ml nước giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%, kéo dài trong hơn một giờ.

Một vai trò của nước trong cơ thể nữa là giúp bôi trơn và nâng đỡ các khớp, tủy sống và mô cơ thể. Điều này giúp bạn thoải mái hoạt động thể chất và giảm bớt sự khó chịu do viêm khớp gây ra.

Nước giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Nước trong cơ thể người mang chất dinh dưỡng và oxy đến cho toàn bộ cơ quan. Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày sẽ cải thiện lưu thông tuần hoàn và có tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể.

Ngoài một lượng nhỏ chất điện giải, chất nhầy và enzyme, thì nước trong cơ thể người là thành phần chính của nước bọt. Nước bọt rất cần thiết để phá vỡ thức ăn rắn và giữ cho khoang miệng khỏe mạnh.

Thông thường, cơ thể sẽ sản xuất nước bọt nhờ bổ sung chất lỏng thường xuyên. Tuy nhiên, khả năng sản xuất nước bọt có thể giảm do tuổi tác hoặc một số loại thuốc, phương pháp điều trị.

Nếu bạn thấy khô miệng hơn bình thường, dù tăng lượng nước uống cũng không có hiệu quả, hãy đến khám bác sĩ.

Trái với một số quan niệm cũ, các chuyên gia xác nhận rằng uống nước trước, trong và sau bữa ăn sẽ giúp cơ thể phá vỡ thức ăn dễ dàng hơn. Điều này sẽ tăng cường khả tăng tiêu hóa và giúp cơ thể tận dụng tối đa dưỡng chất từ bữa ăn. Nghiên cứu cho thấy dạ dày sẽ thích nghi được với nhiều thành phần thức ăn, dù là rắn hay lỏng.

Nước có vai trò hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa

Ăn nhiều chất xơ không phải là cách duy nhất để ngăn ngừa táo bón. Duy trì lượng nước trong cơ thể người cũng rất quan trọng để thúc đẩy nhu động ruột. Nếu không tiêu thụ đủ nước, magiê và chất xơ, bạn sẽ dễ bị táo bón hơn. Nếu đã bị táo bón, bổ sung các loại uống nước có ga và nước lọc bình thường có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.

Ngoài tác dụng phân hủy thực phẩm, tác dụng của nước trong cơ thể còn hòa tan vitamin và khoáng chất, cùng các chất dinh dưỡng khác từ thực phẩm. Sau đó, nước vận chuyển các dưỡng chất khắp nơi để cơ thể sử dụng.

Nước có tác dụng hòa tan các vitamin

Tác dụng của nước trong cơ thể còn giúp ngăn ngừa một số tình trạng y tế, bao gồm:

Nước cũng giúp hấp thụ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng từ thực phẩm, nhờ đó sẽ tăng chất lượng sống khỏe mạnh.

Vì chức năng và vai trò của nước trong cơ thể là rất quan trọng, nên mất nước - hậu quả của việc cơ thể không uống đủ nước, có thể rất nguy hiểm. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, như:

  • Sưng não;
  • Suy thận;
  • Co giật.

Do đó, bạn hãy đảm bảo uống đủ nước để bù cho lượng mất đi qua mồ hôi và đi tiêu tiểu.

Uống đủ nước là chìa khóa để não hoạt động tốt. Nghiên cứu chỉ ra rằng không có đủ nước trong cơ thể người có thể tác động tiêu cực đến khả năng tập trung, sự tỉnh táo và trí nhớ ngắn hạn.

Không uống đủ nước cũng làm ảnh hưởng đến tâm trạng, dẫn đến mệt mỏi, nhầm lẫn và lo lắng.

Nước có vai trò quan trọng đối với não bộ

Uống đủ nước sẽ giữ cho làn da của bạn ẩm mượt và có thể thúc đẩy sản xuất collagen. Tuy nhiên, chỉ cần uống nước là không đủ để giảm tác động của lão hóa. Quá trình lão hóa còn liên quan đến gen và thói quen chống nắng mỗi ngày.

Các nghiên cứu ở phụ nữ thừa cân đã cho thấy mối liên hệ giữa chất béo và nước trong cơ thể người. Uống nhiều nước hơn, kết hợp với ăn kiêng và tập thể dục, có thể giúp bạn dễ giảm cân.

Uống nhiều nước có tác dụng giảm cân

Quan tâm đến lượng nước uống mỗi ngày là rất quan trọng để có sức khỏe tối ưu. Hầu hết mọi người chỉ uống nước khi thấy khát, nhưng nhu cầu lượng nước thật sự [từ tất cả các loại đồ uống và thực phẩm] phải nạp vào là:

  • Khoảng 15,5 cốc nước [3,7 lít] mỗi ngày ở nam giới;
  • Khoảng 11,5 ly [2,7 lít] mỗi ngày ở phụ nữ.

Mọi người nhận được khoảng 20% lượng chất lỏng hàng ngày từ thực phẩm, phần còn lại là từ các loại đồ uống. Vì vậy, lý tưởng nhất là đàn ông cần tiêu thụ khoảng 100 ounce [3.0 lít] nước và phụ nữ khoảng 73 ounce [2,12 lít] nước từ đồ uống. Bạn sẽ phải tăng lượng nước uống nếu tập thể dục hoặc sống ở khu vực nóng để tránh mất nước.

Những cách khác để đánh giá tỷ lệ nước trong cơ thể người có đủ hay không bao gồm:

  • Cảm giác khát: Cho thấy cơ thể không được cung cấp đủ nước;
  • Nước tiểu sẫm màu: Biểu thị mất nước;
  • Nước tiểu nhạt hoặc không màu: Thường cho thấy tỷ lệ nước trong cơ thể người thích hợp.

Vai trò của nước trong cơ thể là rất quan trọng đối với hầu hết chức năng của các cơ quan, bộ phận. Uống đủ lượng nước khuyến cáo hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì hoạt động bình thường, thậm chí còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Nên mang theo một chai nước khi đi bất cứ nơi đâu. Đặt mục tiêu uống nước mỗi ngày, đạt được một nửa lượng nước cần thiết vào giữa trưa và luôn hoàn thành mục tiêu uống nước vào khoảng một giờ trước khi ngủ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo:mayoclinic.org, healthline.com

XEM THÊM:

Thứ sáu, 19/03/2021 - 08:15

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sống nào trên trái đất. Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước vừa là môi trường, nhưng nó cũng chính là nguồn sống. Nước vừa mang theo vô vàn lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng cũng chính là đầu vào, là nguyên liệu trong các hoạt động sản suất, nông nghiệp. Nói một cách dễ hiểu, nếu không có nước sẽ có sự sống.

Cuộc sống trên trái đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên trái đất đều liên quan và phụ thuộc vào nước cũng như vòng tuần hoàn của nước. Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp. Các nguồn nước trong tự nhiên không ngừng vận động và thay đổi những trạng thái tồn tại khác nhau như rắn, lỏng, khí tạo nên vòng tuần hoàn nước trong sinh quyển. Nước bốc hơi, ngưng tụ và mưa,… Theo đó, chúng vận chuyển, hoà tan và mang theo nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và một số chất cần thiết cho đời sống của sinh vật trên trái đất. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu.

 Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển. Chúng điều hoà các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn giúp đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hằng ngày. Như tưới tiêu cho nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất công nghiệp, khai thác và sản xuất điện năng, tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, kì vĩ giúp khai thác dịch vụ du lịch của mọi miền đất nước.

Đối với cơ thể con người nước chiếm 70% ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60% khi trưởng thành,85% khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. Trong cơ thể nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra. Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể. Điều hòa thân nhiệt bằng tuyến mồ hôi…Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại được nếu thiếu nước khoảng 3-4 ngày. Nếu cơ thể mất đi 2% lượng nước thì khả năng làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước thì cơ thể sẽ tự đầu độc và nếu mất 21% lượng nước sẽ dẫn đến tử vong. Do đó cơ thể luôn cần phải được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để đảm bảo sự hoạt động ổn định của mình. Nhưng việc uống nhiều nước quá cũng không phải là tốt vì khi đó thận sẽ phải làm việc quá tải và nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Đối với đa số nước tồn tại trên hành tinh là một điều hiển nhiên bởi vì nó cần thiết cho hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Nhưng ngoài ra nước trên hành tinh còn có một nhiệm vụ khác rất quan trọng đó là điều hòa nhiệt độ của trái đất. Bởi nước là một chất lỏng có nhiệt dung riêng rất lớn vào khoảng 4200j/kg.K. Tức là để đun nóng 1 kg nước lên 1 độ thì phải cần phải cung cấp 4200J. Do đó năng lượng mặt trời chiếu đến hành tinh của chúng ta là rất lớn nhưng nhiệt độ của trái đất luôn được duy trì để đảm bảo sự sống.

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất nên không phải lo lắng về việc thiếu nước. Nhưng  3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Chỉ còn 0.3% trong tổng số lượng nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt của mình.

Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh.

Theo như dự đoán của những nhà phân tích thì trong tương lai nước sạch sẽ là một nguồn tài nguyên quý hiếm không khác gì dầu mỏ ở những thập kỷ trước và thậm trí nước còn có tầm quan trọng hơn rất nhiều. Dầu mỏ có thể được thay thế bằng khí đốt và những nguồn nhiên liệu khác. Nhưng nước thì không. Sẽ không khó tưởng tượng ra viễn cảnh xung đột giữa những quốc gia xung quanh việc chiếm hữu nguồn nước sinh hoạt.

Trong khi dân số ngày càng tăng, nguồn nước lại ngày càng giảm thì việc tìm đến một giải phải tái xử lý, sử dụng nguồn nước ô nhiễm là một phương pháp cần thiết. Ngày nay chúng ta cũng đang dần từng bước trong việc phát triển những hệ thống xử lý và tái tạo nguồn nước ô nhiễm để phục vụ cho việc sinh hoạt. Trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ có những thiết bị tái chế nước với hiệu quả cao và giá thành rẻ, nhưng trước mắt việc mà mỗi người chúng ta có thể làm được đó là hãy sử dụng nước một cách phù hợp tránh lãng phí và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

Ngọc Kiên

Video liên quan

Chủ Đề