Nam đóng bảo hiểm bao lâu được hưởng thai sản

BẢO HIỂM LIÊN KẾT ĐẦU TƯ

VITA - Đầu Tư Như Ý

Kết hợp bảo vệ và đầu tư vào các công ty Quỹ hàng đầu VinaCapital & VFM

TÌM HIỂU THÊM

BẢO HIỂM BỆNH HIỂM NGHÈO

VITA - Sống Lạc Quan

Bảo vệ toàn diện trước 111 bệnh hiểm nghèo. Đầu tư hiệu qua cho tương lai vững vàng.

TÌM HIỂU THÊM

BẢO HIỂM LIÊN KẾT CHUNG

VITA - Sống Tự Tin

Mang đến cho bạn sự tự tin tối đa trước bất cứ thay đổi nào trong cuộc sống.

TÌM HIỂU THÊM

Lao động nữ đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản

Bà Chi mang thai khi hết hợp đồng, doanh nghiệp có quyền không ký hợp đồng lại với bà không?

Về vấn đề này, BHXH TP. Đà Nẵng trả lời như sau:

Tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 31 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định: Lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo nội dung trình bày, trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con vào tháng 3/2020, bà đóng BHXH được 8 tháng nên đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 155 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Như vậy, người sử dụng lao động sẽ không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do đang mang thai.

Tuy nhiên, Điều 36 Bộ luật Lao động cũng quy định: Hết hạn hợp đồng lao động là một căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động. Khi hết hạn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận về việc ký tiếp hợp đồng lao động hoặc không ký tiếp hợp đồng lao động. Nếu hai bên không thỏa thuận được việc ký tiếp hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động cũ sẽ đương nhiên chấm dứt.

Chinhphu.vn


Chế độ thai sản là một trong những chế độ có ý nghĩa rất lớn đối với lao động nữ, chính vì thế xoay quanh vấn đề này có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và cần lời giải đáp bằng những căn cứ quy định của pháp luật hiện hành.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề: Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Có thai rồi mới đóng bảo hiểm thai sản có được không?

Căn cứ quy định tại Điều 2 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, lao động nữ mang thai cũng sẽ được tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên.

Để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sinh con phải đảm bảo điều kiện tại Điều 31 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

“ 1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

[…] b] Lao động nữ sinh con;

[…] 2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Vì thế, thông thường, lao động nữ mang bầu chỉ cần tham gia Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh, thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Do đó, có thai rồi bạn vẫn có thể tham gia bảo hiểm nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu trên bạn hoàn toàn có được hưởng chế độ thai sản.

Đóng bảo hiểm 6 tháng có được hưởng thai sản không?

Chế độ thai sản là chế độ mà người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi sinh con, nhận con nuôi, mang thai hộ… sẽ được hưởng, đây là một trong những quy định thể hiện tính nhân văn của pháp luật.

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

– Là lao động nữ mang thai.

– Là lao động nữ sinh con.

– Là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

– Là người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

– Là lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

– Là lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Bên cạnh đó, điều kiện được hưởng chế độ thai sản bao gồm:

– Phải là người đã tham gia Bảo hiểm xã hội.

– Phải đóng bảo hiểm xã hội đủ số thời gian theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

+ Đối với trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì điều kiện được hưởng là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

+ Đối với trường hợp sinh con mà đã đóng đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì điều kiện được hưởng chế độ thai sản là phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

+ Khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc kể cả trường hợp thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Thời gian đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?

Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 – Điều 31 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con, cụ thể:

– Phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội là tiền lưng theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề nghiệp [nếu có].

Do đó, Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Thì câu trả lời là: đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Về thời hạn giải quyết quy định tại Điều 102 – Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khảo 2 – Điều 14 – Thông tư số 59/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cụ thể:

– Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trường hợp cơ quan bảo hiểm không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng làm rõ một số câu hỏi liên quan đến chế độ thai sản hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề