Vô tự nghĩa là gì

1-Hỏi: Kinh vô tự là gì? Có Kinh vô tự trong Phật Giáo Nguyên Thuỷ không?

Đáp: Những gì Đức Phật tuyên thuyết được gọi là Kinh, Luật và Luận [Vi Diệu Pháp]. Sau này có những bộ luận được gọi là “Kinh” như Kinh Mi Tiên Vấn Đáp vì rất trí tuệ và lợi ích cho chúng sinh. Trong lần tập kết Tam Tạng kinh điển lần thứ 4 tại Srilanka, toàn bộ Tam Tạng được viết lên lá bối. Như vậy, toàn bộ những gì Đức Phật tuyên thuyết [văn nói] đã được chép lại bằng chữ viết [văn viết] sau này được hiểu là Kinh có văn tự và là pháp Học hay tấm bản đồ chỉ đường cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ. Đức Phật không có kinh nào theo nghĩa “vô tự” như lời Ngài đã tuyên bố:
 

“Này các Tỷ-kheo, ba pháp này chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Vành tròn của mặt trăng, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Vành tròn của mặt trời, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Pháp và Luật được Thế Tôn tuyên thuyết, này các Tỷ-kheo, chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu. Ba pháp này chói sáng, được hiển lộ, không có che giấu.” [Kinh Che Giấu, Kinh Tương Ưng]
 

Nguồn gốc khái niệm Kinh vô tự bắt nguồn từ câu tuyên ngôn về Thiền Tông của ngài Bồ Đề Đạt Ma:

“Bất lập văn tự.

Giáo ngoại biệt truyền

Trực chỉ chân tâm

Kiến tánh thành Phật”

Đây là cách hành trì riêng của Thiền Tông và Tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ cho phép truyền đến đời thứ sáu là Lục Tổ Huệ Năng thì chấm dứt. Người đời sau mà bắt chiếc tu tập thì coi như là ăn lại “đờm dãi” của cổ nhân. Đây cũng là cách nói gây sốc để trực chỉ chân tâm của Thiền Tông.

“Bất lập văn tự” là không dùng chữ viết [vô tự]. “Giáo ngoại biệt truyền” là truyền ngoài giáo lý, không có trong kinh điển của Đức Phật. Các pháp tu của Thiền Tông phải có 2 điều này thì mới được gọi là Thiền Tông. Hai việc này mới đảm bảo cho việc “Trực chỉ chân tâm”. Khi quan sát được tâm thông qua trực chỉ rồi thì hành giả mới có khă năng ngộ đạo là “Kiến tánh thành Phật”. Đây là một cách quán Tâm bằng cách thu hút tâm vào đối tượng mà không cần giải nghĩa nhưng có tính chủ quan bằng cách tạo ra đối tượng như la hét, đánh mắng, thoại đầu….

Từ đó Thiền Tông ra đời các công án như la hét, đánh mắng, thoại đầu để không dùng văn tự và cũng không dùng giáo lý kinh điển [truyền ngoài giáo lý]. Về sau có sự thái quá trong việc la hét, chặt rắn, chém mèo,… trong việc “trực chỉ chân tâm”, nên người ta không thể phân biệt được đâu là kẻ “cuồng thiền” và một người “kiến tánh”. Cho nên các Tổ Thiền Tông dừng truyền thừa như lời thọ ký của Bồ Đề Đạt Ma.

Có quan điểm cho rằng Kinh vô tự là tâm của mỗi người vì chức năng thấy biết cảnh của tâm. Tuy nhiên chúng ta cần biết tâm của phàm phu thì ô nhiễm đầy phiền não nên không thể chói sáng như lời Kinh của Đức Phật. Sự ô nhiễm có thể gây hại cho chúng sinh như trộm cắp, lừa đảo cho dù kẻ trộm vẫn biết tâm hay ý muốn ăn trộm của mình. Còn tâm bậc Thánh thì chói sáng nhưng các ngài không bao giờ nói rằng tâm mình là Kinh. Đây là sự thận trọng trong từ ngữ [Chánh Ngữ] của bậc Thánh vì chỉ lời dạy của Đức Phật mới gọi là Kinh. Nếu không có lời dạy của Đức Phật thì không có Thánh nhân ra đời. Sau 5000 năm giáo pháp biến mất thì thế gian rơi vào bóng đêm của sự tăm tối vô minh. Vì thế trọng trách của các Phật tử nói chung và chư Tăng nói riêng là phải duy trì giáo pháp tức là lời dạy của Đức Phật trong thế gian. Người biết làm điều này được Đức Phật nói là người biết ơn và nhớ ơn, và là kho báu khó tìm ở đời:

“Này các Licchavì, sự hiện hữu của năm châu báu khó tìm được ở đời. Và thế nào là năm?
Sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khó tìm được ở đời. Hạng người có thể thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người hiểu được lời thuyết giảng về Pháp là Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. Người đem thực hành các pháp và tùy pháp được hiểu từ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố khó tìm được ở đời. NGƯỜI BIẾT ƠN, VÀ NHỚ ƠN KHÓ TÌM ĐƯỢC Ở ĐỜI.” [Kinh Tại Ðền Sàrandada, Kinh Tăng Chi]

 

Ngài Ajahn Chah đã từng nói: Cuốn sách đáng đọc nhất là tâm của mình. Ngài thận trọng không nói tâm là Kinh vô tự, ngài nói cần thấy biết tâm như đọc cuốn sách. Nhờ đó ngài nói trung đạo tức là không rơi vào cực đoan phủ định việc đọc Kinh khi khuyến khích quán tâm.

2-Hỏi: Tôi đã đọc được bài kệ khuyên đọc Kinh vô tự của một bậc trưởng lão Phật Giáo Nguyên Thuỷ:

Đọc Kinh vô tự khỏi lo âu

Chữ nghĩa, văn hoa chỉ khổ sầu

Nếu biết tùy duyên, tâm rỗng lặng

Nào ngờ thuận pháp, tánh thâm sâu

Đáp: Bài kệ này là do ngài trưởng lão làm cho người hữu duyên với ngài. Nếu bạn vô duyên với ngài thì không cần đọc. Bạn nên đọc kinh điển do Đức Phật để lại vì Đức Phật có duyên với tất cả chúng sinh, với chư Thiên và loài người. Một khi bạn đã học hỏi trong kinh điển của Đức Phật thì chắc chắn bạn sẽ không lạc lối trong các bài kệ như vậy nữa.
*Các đoạn Kinh trích dẫn trong bài viết được sử dụng từ bản dịch của HT Thích Minh Châu.

[Thấy Biết, tuniemxu.org]

Visits: 10058

  • Sự hình thành Đại thừa
  • 30/09/2013
  • In "CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO"

Related Posts

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
vo˧˧˧˧jo˧˥˧˥jo˧˧˧˧
vo˧˥˧˥vo˧˥˧˧˥˧

Tính từSửa đổi

vô tư

  1. Không hoặc ít lo nghĩ. Sống hồn nhiên và vô tư.
  2. Không nghĩ đến lợi ích riêng tư. Sự giúp đỡ hào hiệp, vô tư.
  3. Không thiên vị ai cả. Một trọng tài vô tư. Nhận xét một cách vô tư, khách quan.

DịchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí [chi tiết]

Video liên quan

Chủ Đề